Đãi thị trường, tìm cổ phiếu trong năm 2019
Với những phiên lao dốc cuối năm 2018, thị trường chứng khoán như “người mới ốm dậy” cần có thời gian để hồi phục. Cánh cửa thị trường năm 2019 sắp mở ra với nhiều thử thách đan xen cơ hội mới.
Thách thức và cơ hội đan xen
Nếu xét về chỉ số, VN-Index hiện đang ở mức 891 điểm, giảm 10% so với đầu năm, giảm gần 35% so với đỉnh. Nhưng đi sâu vào từng mã cổ phiếu, có thể thấy sự mất mát lớn hơn thế rất nhiều. Theo thống kê của nhà đầu tư Hữu Bình (Hà Nội), số cổ phiếu giảm lớn hơn 50% từ đỉnh chiếm tỷ lệ lớn, trong khi chiếm 3/4 số cổ phiếu giảm giá so với đầu năm.
“Chỉ số VN-Index tiếp tục không phản ánh đúng cục diện của thị trường do tác động của nhóm cổ phiếu lớn, trong đó có nhóm VIC – VHM – VNM”, anh Hữu Bình nhận xét và chốt lại rằng, trong năm 2018, có lẽ nhà đầu tư từ nhỏ lẻ cho đến chuyên nghiệp đều khó thắng được thị trường. Tuy nhiên, theo anh Bình, nếu nhìn nhận lại mọi thứ thật chậm sẽ thấy rằng, dường như giới đầu tư đang hoảng loạn quá mức.
Mặc cho nền kinh tế Việt Nam đang có mức tăng trưởng cao, tình hình kinh tế vĩ mô ổn định và phát triển hấp dẫn nhất khu vực, song tâm lý nhà đầu tư vẫn bi quan và thị trường chứng khoán là nơi phản ánh rõ nhất điều này.
Nhiều nhà đầu tư phải “thở dài” khi cho rằng, năm 2018 thực sự là một năm khốc liệt nhất với thị trường chứng khoán trong gần một thập kỷ trở lại đây. Biến động không chỉ tại riêng thị trường Việt Nam, mà trên toàn thế giới trước những diễn biến khó lường từ cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất toàn cầu. Nhiều vấn đề đồng loạt nảy sinh sau khi Mỹ liên tiếp tấn công Trung Quốc về thương mại khiến cho giới tài chính thêm lo ngại.
Nền kinh tế thế giới cũng như thị trường chứng khoán còn tiềm ẩn nhiều khó khăn và thử thách, nhưng với Việt Nam thì vẫn có nhiều điểm sáng. Trong khi cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung sẽ tiếp tục khiến tình hình thế giới đảo lộn, thì với Việt Nam lại đang xuất hiện nhiều cơ hội lớn. Làn sóng dịch chuyển vốn FDI ra khỏi thị trường Trung Quốc đã bắt đầu và Việt Nam là cơ hội sáng nhất thu hút dòng vốn này.
Năm 2018, tăng trưởng thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) của các doanh nghiệp trên sàn đạt khoảng 22% và dự kiến đạt khoảng 15% trong năm 2019. Trong bối cảnh giá cổ phiếu đều giảm mạnh thì mức tăng trưởng EPS 15% này sẽ tăng sức hấp dẫn của các cổ phiếu với nhà đầu tư dài hạn.
Nhà đầu tư Đức Anh (TP.HCM) thì cho rằng, diễn biến thị trường trong năm 2018 cho thấy các yếu tố ngoại biên mới có tác động chi phối thị trường trong bối cảnh biến động kinh tế toàn cầu ngày càng phức tạp và xu hướng trên sẽ còn tiếp diễn trong năm 2019.
Video đang HOT
Thị trường chứng khoán toàn cầu nói chung và thị trường chứng khoán Việt Nam nói riêng đã bước vào giai đoạn biến động mạnh kể từ đầu năm 2018 (trái ngược với giai đoạn tăng trưởng ổn định 2016 – 2017).
Trong đó, các yếu tố tạo nên biến động có thể kể đến là diễn biến các nền kinh tế lớn cùng chính sách tiền tệ các ngân hàng trung ương (Mỹ, Trung Quốc, EU, Anh, Nhật…), chiến tranh thương mại, biến động giá dầu và các xung đột địa chính trị…
Nhà đầu tư Đức Anh dự báo, biên độ dao động của thị trường trong năm 2019 sẽ khá lớn, P/E bình quân của thị trường giai đoạn cuối năm 2019 có thể sẽ giảm xuống 15 lần (so với mức 16 lần thời điểm cuối năm 2018), nhưng vẫn cao hơn mức bình quân giai đoạn 2015 – 2016 (13,7 lần). Trong kịch bản cơ sở, chỉ số VN-Index cuối năm 2019 được dự báo quanh mức 940 điểm.
Thực tế, các yếu tố trong nước vẫn thiên về chiều hướng tích cực, với dự báo tăng trưởng GDP vẫn đạt mức cao (mặc dù giảm nhẹ so với 2018), lợi nhuận các doanh nghiệp tăng trưởng vẫn ở mức khả quan (13 – 14%).
Lạm phát và tỷ giá là những yếu tố rủi ro tiềm ẩn, nhưng được dự báo sẽ không xuất hiện cú sốc lớn và Ngân hàng Nhà nước vẫn có điều kiện để duy trì chính sách tiền tệ mang tính hỗ trợ (mặc dù thận trọng hơn so với vài năm trở lại đây). Luật Chứng khoán sửa đổi kỳ vọng sẽ cởi mở hơn trong việc thu hút nguồn vốn nhà đầu tư nước ngoài, cùng với đó giúp thị trường chứng khoán Việt Nam tiến gần hơn với việc được nâng hạng.
Sàng lọc cổ phiếu tốt 2019
Có nhiều quan điểm khác nhau khi dự báo về xu hướng thị trường chứng khoán trong năm 2019 từ giới chuyên gia cũng như nhà đầu tư. Nhưng với nhà đầu tư, biến động của các chỉ số không quan trọng bằng việc tìm được cổ phiếu tốt. Không phân biệt bluechip, penny hay đầu cơ, cổ phiếu nào có cơ hội tăng giá chính là cổ phiếu tốt.
Theo góc nhìn của anh Bình, nhóm cổ phiếu thủy sản đang trở nên hấp dẫn nhờ mức tăng trưởng mạnh trong năm 2018 và có cơ hội phát triển trong năm 2019. Trong đó, đáng chú ý là doanh nghiệp chuyên xuất khẩu tôm và cá tra.
Dù ngành tôm Việt Nam nói chung đang gặp nhiều khó khăn, nhưng cả 2 doanh nghiệp chuyên xuất khẩu tôm đang giao dịch trên sàn chứng khoán là Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (MPC) và CTCP Thực phẩm Sao Ta (FMC) đều có một năm 2018 rất thành công.
Tuy vậy, cá tra mới chính là ngành phát triển mạnh và bất ngờ nhất. Tăng trưởng của cá tra thực tế mới chỉ xuất hiện từ quý II/2018, sau khi Mỹ áp thuế cao với cá rô phi của Trung Quốc. Với diễn biến của cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung, dư địa mở rộng thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp cá tra còn rất lớn, minh chứng vì sao ngành này đặt mục tiêu tăng trưởng 10% trong năm 2019, với giá trị xuất khẩu 2,4 tỷ USD.
Trong khi đó, những ngành khác như đường, nhiệt điện hấp dẫn nhờ dự báo El Nino có thể xảy ra. Hay ngành bất động sản khu công nghiệp, logistics, cảng biển cũng được dự báo diễn ra một cuộc dịch chuyển lớn. Hay ngành dệt may với Hiệp định CPTPP chính thức có hiệu lực.
Ngành ngân hàng dù có dự báo khá tệ trong năm 2019, nhưng giá cổ phiếu dường như đã chiết khấu quá lớn so với những gì sẽ diễn ra. Ngành này vẫn dự kiến có tốc độ tăng trưởng dù không lớn như 2017 – 2018, nhưng như thế cũng là đủ thấy giá cổ phiếu ngân hàng đã có sự hấp dẫn.
Xu hướng bứt phá của nhóm doanh nghiệp vốn hóa lớn trong tăng trưởng lợi nhuận 2 năm trở lại đây (2017 – 2018) đi kèm với mức tăng vượt trội của mặt bằng giá cổ phiếu ở nhóm này, nhiều khả năng sẽ không kéo dài sang năm 2019.
Điều này mở ra cơ hội đầu tư ở nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa với hoạt động sản xuất – kinh doanh ổn định, hiện đang bị định giá thấp và không thu hút được sự chú ý của thị trường trong thời gian qua.
Theo anh Bình, tăng trưởng lợi nhuận nhóm doanh nghiệp vốn hóa lớn và vốn hóa vừa là gần tương đương cho năm 2019, nhưng nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa đang được định giá thấp hơn hẳn (P/E hiện ở mức 9,7 lần) so với nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn (P/E hiện ở mức 16 lần).
Tuy nhiên, cơ hội chỉ thực sự nổi bật ở các nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa với câu chuyện tăng trưởng rõ nét. Trong đó, có thể kể đến các cổ phiếu thuộc các ngành như logistic, bất động sản khu công nghiệp, dệt may… nhờ hưởng lợi từ yếu tố chiến tranh thương mại; hay các cổ phiếu thuộc các ngành công nghệ, dược, tiện ích cộng đồng… với hoạt động ổn định, mang tính phòng thủ cao và phù hợp với khẩu vị thị trường ở các giai đoạn rủi ro gia tăng.
Khẳng định năm 2019 chắc chắn không phải là một năm thuận lợi và lạc quan khi cả thị trường đều thấy những rủi ro lớn từ bên ngoài, nên anh Phạm Hoàng, nhà đầu tư tại Công ty Chứng khoán Agribank (Agriseco) cho rằng, có lẽ không nên kỳ vọng một chu kỳ tăng trưởng mới sẽ bắt đầu, với bối cảnh như hiện tại, việc dòng tiền lớn đứng ngoài có lẽ sẽ tiếp tục cho đến khi câu chuyện thị trường có tín hiệu rõ ràng hơn.
“Tôi chưa thấy có điều gì mới dẫn dắt thị trường sau khi tạo đỉnh hưng phấn trong năm qua. Mức độ lo ngại tăng và lạc quan thì sụt giảm nghiêm trọng sau một năm khó khăn chắc chắn sẽ cần một khoảng thời gian để ổn định trở lại. Nhưng nếu chọn để đầu tư trong năm 2019, tôi quan tâm tới một số cổ phiếu đơn lẻ trong nhóm ngân hàng và tránh các ngành có tính chu kỳ cao như thép, chứng khoán, bất động sản…, ưu tiên nhóm tiện tích, nhóm ngành xuất khẩu, logistics và dịch vụ”, anh Hoàng cho biết.
Anh Hoàng cũng cho rằng, có những ngành tốt, nhưng chưa chắc mọi doanh nghiệp đều tốt. Ngược lại, có những ngành khó khăn, nhưng vẫn có những doanh nghiệp đột phá vươn lên. Những nhà đầu tư dài hạn nên tận dụng giai đoạn thị trường đi xuống để tìm kiếm những doanh nghiệp dạng này.
Hoàng Anh
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Phí cấp mới biển số ô tô năm 2019 là bao nhiêu?
Phí cấp mới biển số ô tô năm 2019 cao nhất là 20 triệu đồng tại Hà Nội, thấp nhất là 200 nghìn đồng tại các huyện, xã thuộc KV3.
Để trở thành chủ nhân của một chiếc ô tô năm 2019, ngoài tiền mua xe ban đầu, chủ xe còn phải trả thêm các loại thuế, phí bắt buộc như lệ phí trước bạ, phí cấp mới biển số...
Phí cấp mới biển số ô tô là khoản phi bắt buộc khi đăng ký xe
Phí cấp mới biển số ô tô là khoản tiền mà chủ xe phải nộp theo quy định để được cấp giấy đăng ký và biển số xe. Căn cứ vào Khoản 1, Điều 5, Thông tư số 229/2016/TT-BTC (ban hành năm 2016) thì phí cấp mới biển số ô tô năm 2019 được xác định như sau:
Bảng phí cấp mới biển số ô tô năm 2019
Căn cứ vào tình hình thực tế áp dụng Thông tư số 229/2016/TT-BTC tại các địa phương, thì phí cấp mới biển số ô tô năm 2019 tại các khu vực trên toàn quốc cụ thể như sau:
Bảng phí cấp mới biển số ô tô năm 2019
Theo đó Hà Nội có mức phí cấp mới biển số ô tô năm 2019 cao nhất cả nước là 20 triệu đồng, trong khi tại khu vực 3 có mức phí thấp nhất là 200 nghìn đồng. TP.HCM có mức phí cấp mới biển số ô tô là 11 triệu và khu vực 2 có mức phí tương ứng 1 triệu đồng.
Theo autobikes
5 con giáp có hy vọng tình cảm tăng cao trong năm Kỷ Hợi tới Với 5 con giáp này, chỉ cần chân thành tìm kiếm và đối xử với tình yêu, họ sẽ có một năm tràn ngập hạnh phúc. Top 5: Tuổi Tý Sang năm Kỷ Hợi 2019, tuổi Tý sẽ không được cát tinh chủ đào hoa là Mộc Dục hay Hàm Trì chiếu và cuộc sống tình cảm khá là bằng phẳng. Tuy nhiên,...