Đái tháo đường thai kỳ
Hiện nay, đái tháo đường thai kỳ xuất hiện ngày càng nhiều. Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ, mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Phóng viên Trung tâm Truyền thông tỉnh đã trao đổi cùng bác sĩ Hà Diễm Hằng, Trưởng Khoa Sản bệnh, Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh, để giúp bạn đọc hiểu rõ về bệnh này.
Siêu âm thai tại Bệnh viện Sản nhi tỉnh (chụp tháng 8/2019). Ảnh: Quang Thiêm (BV Sản nhi tỉnh).
- Xin bác sĩ cho biết, bệnh đai tháo đường thai kỳ là gì, có nguy hiểm không?
Đái tháo đường thai kỳ là tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở bất kỳ mức độ nào, khởi phát hoặc được phát hiện lần đầu tiên trong lúc mang thai. Bệnh ảnh hưởng đến khả năng sử dụng đường (glucose) của các tế bào trong cơ thể và là nguyên nhân gây ra lượng đường cao trong máu. Đái tháo đường thai kỳ để lại hậu quả nặng nề cho cả mẹ và trẻ sơ sinh.
Cụ thể: Làm tăng nguy cơ các biến chứng cho mẹ như: Rối loạn chuyển hóa, tổn thương thận, mắt, mạch vành. Gây các biến chứng sản khoa như rối loạn tăng huyết áp khi có thai, tiền sản giật, đẻ khó, sang chấn trong đẻ, ra máu sau đẻ, tăng tỷ lệ mổ lấy thai do thai to, tăng tỷ lệ nhiễm khuẩn. Bệnh còn gây nguy cơ lâu dài như: Trở thành đái tháo đường type 2, béo phì, tăng nguy cơ đái tháo đường thai kỳ cho những lần có thai sau…
Đối với thai nhi, nếu ở giai đoạn 3 tháng đầu, đái tháo đường thai kỳ tác động lên quá trình phát triển của phôi, thai gây sảy thai tự nhiên, thai lưu, và dị tật bẩm sinh (dị tật thường gặp là tổn thương hệ thần kinh, tim, các mạch máu lớn, hệ xương, thận, tiết niệu). Nếu ở giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ, bệnh làm tăng tỷ lệ tử vong chu sinh, đặc biệt sau đẻ hoặc thai chết lưu trong vòng 3-6 tuần cuối của thai kỳ (nguyên nhân do sự tăng glucose máu mạn tính của mẹ dẫn đến tăng sử dụng glucose của thai nhi, gây tình trạng thiếu oxy của thai nhi, tăng tình trạng toan máu của thai).
Bệnh còn làm tăng tỷ lệ suy hô hấp, bệnh màng trong, xẹp phổi do ngăn cản quá trình hoàn thiện của phổi thai nhi; đa ối cấp, mạn tính dẫn đến nguy cơ đẻ non; thai chậm phát triển trong tử cung; thiểu ối….
- Nguyên nhân nào gây đái tháo đường thai kỳ và triệu chứng bệnh ra sao, thưa bác sĩ?
Đến nay nguyên nhân gây đái tháo đường thai kỳ vẫn chưa thực sự rõ ràng, tuy nhiên, thường có 9 cơ chế sinh bệnh, đó là: Hiện tượng kháng Insulin tế bào; yếu tố béo phì và đái tháo đường; rối loạn cơ quan thụ cảm của Insulin; rối loạn vận chuyển glucose và hoạt động của Insulin; rối loạn chức năng đảo tụy; cơ chế tự miễn; cơ chế di truyền; yếu tố thai nhi; yếu tố viêm nhiễm.
Phụ nữ Việt Nam thuộc chủng tộc có nguy cơ cao nên vấn đề tầm soát đái tháo đường thai kỳ được đặt ra trong quá trình mang thai, Khuyến cáo thường tầm soát từ tuần thai thứ 24 đến 28 của thai kỳ, hoặc tầm soát ngay từ lần khám thai đầu tiên, hoặc không cần sàng lọc.
Phương pháp tầm soát: Thai phụ sẽ được nhịn ăn ít nhất 8h, không quá 14h, sau 3 ngày ăn uống bình thường, thai phụ sẽ được làm nghiệm pháp dung nạp đường huyết với 75g đường, được lấy máu lúc đói, sau uống đường 1h, 2h. Thai phụ được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ khi có một trong 3 chỉ số đường huyết cao hơn ngưỡng bình thường.
Bệnh tiểu đường thai kỳ thường không gây ra bất kỳ triệu chứng cụ thể nào. Bác sĩ thường phát hiện bệnh khi kiểm tra mức đường máu trong quá trình sàng lọc bệnh. Một số phụ nữ mắc bệnh có triệu chứng: Thường xuyên cảm thấy khát nước; đi tiểu nhiều hơn bình thường; khô miệng; cảm thấy mệt mỏi.
- Bệnh điều trị ra sao thưa bác sĩ?
Việc điều trị đái tháo đường thai kỳ với mục tiêu kiểm soát đường máu trước và sau ăn về ngưỡng bình thường, giảm thiểu các biến chứng cho mẹ và sơ sinh. Có sự phối kết hợp về phương pháp điều trị: Điều chỉnh bằng chế độ ăn hợp lý, điều trị bằng Insulin, kết hợp chế độ tập luyện; trong đó dinh dưỡng là chế độ nền tảng, đóng góp rất lớn cho sự thành công của điều trị.
Video đang HOT
Phụ nữ mang thai nên lấy mãu xét nghiệm để tầm soát đái tháo đường thai kỳ (Ảnh: Xét nghiệm máu tại Bệnh viện Sản nhi tỉnh).
Chế độ ăn uống lành mạnh bằng cách chọn thực phẩm giàu chất xơ và ít chất béo, calo. Ăn các loại hoa quả, rau xanh và ngũ cốc. Năng lượng cung cấp cho thai phụ khoảng 30-35 kcalo/ngày với người có cân nặng bình thường, 25-30 kcalo/ngày cho người thừa cân, 35-40 kcalo/kg cân nặng cho người có cân nặng thấp.
Luôn vận động bằng cách: Đi bộ, đạp xe, bơi lội 30 phút mỗi ngày. Cần hỏi ý kiến bác sĩ nếu muốn tập các môn thể thao có cường độ cao hơn. Có thể thực hiện giảm cân trước khi mang thai giúp cho quá trình thai kỳ khỏe mạnh.
Với trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể chỉ định tiêm insulin để điều trị tiểu đường thai kỳ.
- Xin cám ơn bác sĩ!
Những kiểu người dễ bị mắc bệnh loãng xương và cách phòng ngừa
Loãng xương là tình trạng rối loạn chuyển hóa của xương ảnh hưởng đến chức năng của xương đối với cơ thể nhưng không co triêu chưng ro rang va chi đươc phat hiên cho đên khi xương bi gay.
Loãng xương là gì?
Bệnh loãng xương, hay còn gọi là bệnh giòn xương hoặc xốp xương, là hiện tượng xương liên tục mỏng dần và mật độ chất trong xương ngày càng thưa dần, điều này khiến xương giòn hơn, dễ tổn thương và dễ bị gãy dù chỉ bị chấn thương nhẹ.
Gãy xương do loãng xương có thể gặp ở bất cứ xương nào, tuy nhiên hay gặp ở xương cột sống, xương đùi, xương cổ tay. Một số xương bị gãy có thể không lành lại được, trong đó xương cột sống và xương đùi là những xương lành lại rất khó khăn, trong hầu hết trường hợp phải phẫu thuật với chi phí tốn kém.
Anh minh hoa
Bệnh loãng xương tiến triển thầm lặng. Thường người bệnh chỉ cảm thấy đau mỏi người không rõ ràng, giảm dần chiều cao, gù vẹo cột sống. Đây là những biểu hiện chỉ được phát hiện sau một thời gian dài. Nhiều trường hợp chỉ phát hiện khi có những biểu hiện gãy xương.
Tình trạng loãng xương sẽ càng trở nặng hơn khi về già. Do độ tuổi này, mật độ xương không đảm bảo đủ mức cho phép để bảo đảm xương cứng chắc như lúc ở tuổi trưởng thành.
Nguyên nhân gây ra bệnh loãng xương
Xương bình thường cần các khoáng chất canxi và phosphate để tạo thành. Nếu cơ thể không nhận đủ canxi từ chế độ ăn uống, việc hình thành các mô xương và xương có thể bị ảnh hưởng.
Anh minh hoa
Các nguyên nhân chính của bệnh loãng xương bao gồm lão hóa dẫn đến sự sụt giảm estrogen ở phụ nữ mãn kinh và suy giảm testosterone (hormone nam) ở nam giới.
Bên canh đo, viêc thường xuyên mang vác các vật nặng, lao động vất vả hoăc có chế độ dinh dưỡng thiếu canxi cung la nguyên nhân gây ra viêc loang xương.
Xương là một cơ quan luôn trong trạng thái liên tục đổi mới, xương mới sẽ liên tục được tạo ra và xương cũ bị phá vỡ. Khi bạn còn trẻ, cơ thể của bạn tạo ra xương mới nhanh hơn, do đó khối lượng xương của bạn sẽ tăng lên. Hầu hết mọi người đạt được khối lượng xương cao nhất vào khoảng 20 tuổi.
Khi lớn tuổi, khối lượng xương bị mất đi nhanh hơn nó được tạo ra, từ đó gây nên bệnh loãng xương. Do đó, khả năng bị loãng xương của bạn phụ thuộc vào khối lượng xương cao nhất mà bạn đã đạt được khi còn trẻ. Nếu khối lượng xương cao nhất của bạn nhiều tức là bạn đã "dự trữ" được nhiều xương hơn và càng ít khả năng bạn sẽ bị loãng xương khi bạn về già.
Lượng canxi cho quá trình tạo xương lúc trẻ không được bổ sung đầy đủ, dẫn đến việc khi về già, cùng với sự lão hóa, quá trình tạo xương giảm xuống và quá trình hủy xương diễn ra nhanh, mạnh khiến cho mật độ xương giảm sút, làm cho xương giòn và yếu, giảm sức chịu lực và dễ gãy hơn.
Triệu chứng bệnh loãng xương
Tình trạng mất xương (hay còn gọi là giảm mật độ xương) do bệnh loãng xương thường không biểu hiện triệu chứng rõ ràng. Người bệnh có thể không biết mình mắc bệnh cho đến khi xương trở nên yếu đi, dễ gãy khi gặp những sang chấn nhỏ ví dụ như trẹo chân, va đập hoặc té ngã.
Giảm mật độ xương khiến xương ở cột sống có thể bị xẹp (còn gọi là gãy lún). Biểu hiện của tình trạng này bao gồm có cơn đau lưng cấp, giảm chiều cao, dáng đi khom và gù lưng.
Đau nhức đầu xương: một trong những triệu chứng loãng xương dễ nhận thấy nhất là cảm giác đau nhức các đầu xương, người bệnh sẽ cảm thấy mỏi dọc các xương dài, thậm chí đau nhức như bị kim chích toàn thân
Đau ở vùng xương chịu gánh nặng của cơ thể thường xuyên như: cột sống, thắt lưng, xương chậu, xương hông, đầu gối, những cơn đau lặp lại nhiều lần sau chấn thương, cơn đau thường âm ỉ và kéo dài lâu. Những cơn đau sẽ tăng lên khi vận động, đi lại, đứng ngồi lâu và sẽ thuyên giảm khi nằm nghỉ.
Đau ở cột sống, thắt lưng hoặc hai bên liên sườn, gây ảnh hưởng đến các dây thần kinh liên sườn, dây thần kinh đùi và thần kinh tọa. Những cơn đau trở nặng khi vận động mạnh hoặc bất ngờ thay đổi tư thế. Vì vậy, người có dấu hiệu bị loãng xương thường rất khó thực hiện những tư thế như cúi gập người hoặc xoay hẳn người.
Đối với những người ở lứa tuổi trung niên, loãng xương thường đi kèm với các dấu hiệu của bệnh giãn tĩnh mạch, thoái hoá khớp, cao huyết áp,...
Anh minh hoa
Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương
Có rất nhiều yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến bệnh loãng xương. Một số yếu tố có thể thay đổi được trong khi số khác thì không thể.
Những yếu tố nguy cơ không thể thay đổi như:
- Giới tính: ở phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ mãn kinh thì nguy cơ loãng xương tăng cao hơn hẳn so với nam giới cùng độ tuổi do tổng khối lượng xương thấp hơn.
- Tuổi tác: độ tuổi càng cao, càng có nguy cơ loãng xương.
- Kích thước cơ thể: những phụ nữ gầy và nhỏ con có nguy cơ bị loãng xương cao hơn.
- Tiền sử gia đình có người từng bị loãng xương hoặc gãy xương hông
- Mãn kinh trước 45 tuổi
- Đã từng bị gãy xương
- Có các bệnh đi kèm như: bệnh nội tiết, viêm khớp dạng thấp, bệnh thận hoặc hội chứng Cushing
- Chủng người da trắng hoặc người châu Á
Những yếu tố nguy cơ có thể thay đổi bao gồm:
- Nội tiết tố giới tính: nồng độ estrogen thấp do kinh nguyệt không đều hoặc thời kỳ mãn kinh có thể gây ra bệnh loãng xương ở phụ nữ. Trong khi đó, nồng độ testosterone thấp có thể gây ra loãng xương ở nam giới.
- Chế độ ăn ít hoặc thiếu canxi và vitamin D
- Chán ăn tâm thần: chứng rối loạn ăn uống này có thể dẫn đến loãng xương.
- Dùng một số loại thuốc như corticosteroid hoặc heparin trong thời gian dài
- Mức độ hoạt động: thiếu tập thể dục hoặc nghỉ ngơi tại giường lâu dài có thể gây yếu xương.
- Hút thuốc: thuốc lá rất có hại cho xương, cũng như tim và phổi.
- Uống rượu: uống quá nhiều rượu có thể làm xương yếu đi và dễ gãy.
Ngã cầu thang đập đầu xuống nền cứng, bé 3 tuổi nguy kịch Trước khi nhập viện cấp cứu, bé 3 tuổi bị ngã cầu thang, đầu đập xuống nền cứng. Lúc này, bé tỉnh táo nhưng sau đó khoảng 45 phút, bé xuất hiện tình trạng đau đầu, nôn vọt. Các bác sĩ phẫu thuật cấp cứu cho bệnh nhi. Ảnh: GĐ&XH Ngày 21/8, Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh cho biết vừa tiếp nhận,...