Đại thắng mùa Xuân 1975 – Sức mạnh Việt Nam
Ngày 6/1/1975, Phước Long là tỉnh đầu tiên ở miền Nam được giải phóng. Thắng lợi này chứng tỏ sự suy sụp trầm trọng của quân đội Sài Gòn… Bộ Chính trị hạ quyết tâm giải phóng miền Nam trong 2 năm (1975 – 1976) và dự kiến nếu thời cơ đến sớm sẽ giải phóng trong năm 1975.
Chào mừng kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2015), hướng tới kỷ niệm 125 Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2015), Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam tổ chức triển lãm chuyên đề: Đại thắng mùa Xuân 1975 – Sức mạnh Việt Nam.
Tháng 12/1974, Bộ Chính trị họp để xác định quyết tâm cuối cùng. Trong lúc Bộ Chính trị họp, chiến trường vẫn sôi động.
Ngày 6/1/1975, Phước Long là tỉnh đầu tiên ở miền Nam được giải phóng. Thắng lợi này chứng tỏ sự suy sụp trầm trọng của quân đội Sài Gòn, khả năng can thiệp trở lại của Mỹ khó xảy ra. Bộ Chính trị hạ quyết tâm giải phóng miền Nam trong 2 năm (1975 – 1976) và dự kiến nếu thời cơ đến sớm sẽ giải phóng trong năm 1975.
Tạo thế, tạo lực, tạo thời cơ:
Đại tướng Văn Tiến Dũng – Tổng Tham mưu trưởng công bố Quyết định thành lập Quân đoàn 1.
Tổng thống Việt Nam Cộng hòa tuyên bố “Tái chiếm lãnh thổ”.
Thanh niên hưởng ứng phong trào “ba sẵn sàng” tình nguyện lên đường đánh Mỹ.
Đại đội 1 Tiểu đoàn 1 Trung đoàn 36 Sư đoàn 308 hành quân vào chiến trường tháng 2/1974.
Bảng cây số và sơ đồ tuyến chiến lược 1974 – 1975 của Đồng chí Lê Đình Xuyến – cán bộ Cục Tham mưu Công binh sử dụng theo dõi chỉ huy bộ đội công binh Trường Sơn sửa chữa và mở các tuyến đường trọng yếu phục vụ chiến dịch Xuân 1975.
Lễ thành lập Sư đoàn 9 thuộc Đoàn 232 trong Chiến dịch Hồ Chí Minh.
Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975:
Thực hiện nghị quyết của Bộ Chính trị, mọi công tác chuẩn bị cho cuộc Tổng tấn công và nổi dậy Xuân 1975 được tiến hành khẩn trương. Đầu tháng 3/1975 cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 nổ ra với 3 đòn tiến công chiến lược, trong đó đòn tiến công chiến lược giải phóng Sài Gòn được thực hiện bằng Chiến dịch Hồ Chí Minh, từ 26 đến 30/4/1975. Cùng với Chiến dịch Hồ Chí Minh, ta giải phóng các đảo trên biển.
Video đang HOT
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và cán bộ Bộ Tổng Tham mưu kiểm tra mặt trận Trị Thiên.
Quân đoàn 1 từ hậu phương hành quân bằng tàu hỏa tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh.
Đại tướng Văn Tiến Dũng điện báo tin chiến thắng Tây Nguyên tháng 3/1975.
Quân đoàn 1 từ hậu phương hành quân bằng máy bay tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh, tháng 4/1975.
Đoàn 232 vượt sông Vàm Cỏ Đông tiến theo hướng Tây và Nam về Sài Gòn, 28/4/1975.
Sư đoàn 304 tiêu diệt chi khu Thượng Đức – Quảng Nam.
Quân giải phóng tiến vào Đại nội Huế.
Quân giải phóng tiến vào sân bay Tân Sơn Nhất, ngày 30/4/1975.
Các chiến sỹ đoàn xe thồ thuộc Đại đội 2 Tiểu đoàn 8 Miền Đông Nam bộ phát huy sáng kiến 1 xe đạp chở được 4 thương binh trong chiến dịch Xuân 1975.
Đoàn xe địch tháo chạy trên đường số 19, tháng 3/1975.
Sỹ quan, binh lính Quân đoàn 2 Quân đội Việt Nam Cộng hòa kéo cờ trắng xin hàng.
Tướng lĩnh và quan chức cấp cao chính quyền Sài Gòn tranh nhau trốn ra nước ngoài, ngày 30/4/1975.
Dẫn giải Dương Văn Minh – Tổng thống chính quyền Sài Gòn từ phủ Tổng thống sang Đài phát thanh đọc lời tuyên bố đầu hàng, ngày 30/4/1975.
Giải phóng đảo Thổ Chu ngày 27/5/1975.
Đảo Trường Sa thuộc quần đảo Trường Sa được giải phóng.
Lá cờ trên căn cứ Năm Căn, mảnh đất cuối cùng của Tổ quốc, ngày 1/5/1975.
Bà má miền Nam gặp lại con sau bao năm xa cách.
Lễ mừng chiến thắng, ngày 15/5/1975.
Hữu Nghị
Theo dantri
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và bức điện lịch sử "Thần tốc"
Cách đây 40 năm, lúc 11 giờ 30 phút ngày 30 - 4- 1975, lịch sử dân tộc đã ghi một mốc son chói lọi khi lá cờ cách mạng tung bay trên nóc dinh Độc Lập, kết thúc thắng lợi chiến dịch Hồ Chí Minh, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Trong thắng lợi vẻ vang ấy, không thể không nhắc đến sự lãnh đạo và điều hành trực tiếp của Bộ thống soái tối cao: Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng Tư lệnh. Trong những ngày tháng lịch sử đó, Bộ thống soái tối cao đã tập trung trí tuệ, tài năng ra những quyết định, kế hoạch chiến lược, chiến dịch, những mệnh lệnh, chỉ thị cho quân và dân cả nước biến các nghị quyết đúng đắn của Đảng thành sức mạnh chiến đấu và chiến thắng trên các chiến trường.
Mệnh lệnh lịch sử
Bức điện của Đại tướng Võ Nguyên Giáp ngày 7-4-1975. Ảnh tư liệu
Một trong những mệnh lệnh đó do Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp ký trong bức điện khẩn ngày 7-4-1975. Bức điện với nội dung "thần tốc, thần tốc hơn nữa. Táo bạo, táo bạo hơn nữa. Tranh thủ từng phút, từng giờ, xốc tới miền Nam. Quyết chiến và quyết thắng. Truyền đạt tức khắc đến đảng viên, chiến sĩ" được coi là kim chỉ nam để các cánh quân tiến thẳng vào sào huyệt của kẻ thù.
Mệnh lệnh lịch sử này đã góp phần quan trọng tạo nên tính lịch sử cho chiến dịch quân sự lớn nhất của Quân đội nhân dân việt Nam.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhớ lại: "Ngay sau Hội nghị Bộ Chính trị (ngày 31/3/1975 với quyết tâm của Bộ Chính trị thực hiện tổng công kích, tổng khởi nghĩa trong thời gian sớm nhất - NV), tôi suy nghĩ nhiều về trận chiến đấu sẽ diễn ra trên chiến trường trọng điểm Sài Gòn - Gia Định. Sau khi nghiên cứu, trao đổi với Tổng tham mưu phó Cao Văn Khánh và Cục trưởng tác chiến Lê hữu Đức, ngày 1 tháng 4, tôi gọi điện vào B2: Đúng như Bộ Chính trị nhận định, chiến tranh cách mạng ở miền Nam đang bước vào giai đoạn phát triển nhảy vọt. Hiện nay ta đã có đầy đủ lực lượng và khả năng để dành thắng lợi hoàn toàn trong một thời gian ngắn hơn dự kiến rất nhiều.
Vấn đề quyết định là phải kịp thời nắm lấy thời cơ, tranh thủ vào trung tuần tháng 4 thì bắt đầu cuộc tấn công quy mô lớn vào Sài Gòn. Làm được như vậy thì thuận lợi nhất, bảo đảm thắng lợi giòn giã nhất. Bất ngờ hiện nay không còn ở phương hướng nữa. Địch biết nhất định ta sẽ đánh vào Sài Gòn nhưng chúng cho rằng ta cần chuẩn bị một hai tháng. Vì vậy bất ngờ hiện nay chủ yếu là khâu thời gian. Một mặt cần cơ động lực lượng nhanh chóng, thần tốc, mặt khác sử dụng ngay lực lượng hiện có để kịp thời hành động...". (Trích Đại tướng Võ Nguyên Giáp với cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, NXB Quân đội nhân dân).
Quân ủy Trung ương đang theo dõi diễn biến Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975. Trong ảnh, từ trái sang phải: đại tá Lê Hữu Đức (Cục trưởng Cục tác chiến), thượng tướng Hoàng Văn Thái (Phó tổng tham mưu), thiếu tướng Vũ Xuân Chiêm (Phó chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần), thượng tướng Song Hào (Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị), đại tướng Võ Nguyên Giáp (Tổng tư lệnh, Bộ trưởng Quốc phòng, Bí thư Quận ủy Trung ương), trung tướng Lê Quang Đạo (Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị).
Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói rõ hơn: "Cuộc tiến công lịch sử của Quang Trung - Nguyễn Huệ lại hiện về trong ký ức. Ngày 4-4, tôi gửi điện cho cán bộ, chiến sĩ Quân đoàn 2 đang hành quân: Các đồng chí lên đường làm nhiệm vụ rất vẻ vang. Cần hành động thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng.... Ngày 7/4, tôi ra lệnh cho các đơn vị đang dổ vào chiến trường: "Mệnh lệnh: 1. Thần tốc, thần tốc hơn nữa. Táo bạo, táo bạo hơn nữa. Tranh thủ từng giờ, từng phút, xốc tới mặt trận, giải phóng miền Nam. Quyết chiến và toàn thắng. 2. Truyền đạt tức khắc đến đảng viên, chiến sĩ".
"Hịch tướng sĩ"
Bức điện khẩn "Thần tốc, thần tốc hơn nữa..." do tự tay Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Ủy viên bộ Chính trị, Bí thư Quân ủy trung ương, Bộ trưởng bộ Quốc phòng ký tên được Ban Cơ yếu lập tức truyền đi khắp các mặt trận trên toàn miền Nam như một lời hịch tướng sĩ. Mệnh lệnh đã truyền đạt quyết tâm cao nhất của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương tới các cấp lãnh đạo và chỉ huy chiến trường, tới mỗi đảng viên, chiến sĩ để chủ động sáng tạo, thừa thắng, xốc tới, hướng mọi hành động theo phương châm thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng. Và cả dân tộc đã ra quân với khí thế ấy. Tất cả đều thấm nhuần: lúc này, lỡ thời cơ là có tội.
Người dân Sài Gòn hân hoan chào đón quân giải phóng trưa 30/4/1975. (Ảnh tư liệu)
Trong bài viết đăng trên báo Quân đội nhân dân ngày 14/9/2010, Trung tướng Phan Hồng Cư chia sẻ: "Trong cuộc đời quân ngũ, tôi đã có những lần nhận lệnh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp mà khi đọc lên, mệnh lệnh đó âm vang trong tâm hồn như một lời hịch của non sông đất nước. Đặc biệt phải kể tới là ngày 7/4/1975, trên đường hành quân tiến về Sài gòn, tôi nhận được bức điện cũa Đại tướng Tổng tư lệnh. Mệnh lệnh nổi tiếng ấy như một lời hịch của Đại tướng Võ nguyên Giáp trong chỉ đạo Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử".
Còn Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh nhớ lại: "Trong những giờ phút mà khí thế chiến thắng của quân ta đang lên như nước vỡ bờ thì tôi nhận được mệnh lệnh của Đại tướng. Cùng với việc quân ta tiêu diệt nhanh các cứ điểm vững chắc bảo vệ vòng ngoài của địch tạo thuận lợi cho các mũi tấn công thọc sâu vào nội đo Sài gòn đánh chiếm những mục tiêu quan trọng một cách nhanh, gọn, mệnh lệnh này đã tiếp thêm sức mạnh khiến toàn bộ anh em chiến sĩ tham gia chiến dịch thêm quyết tâm chiến đấu để sớm giải phóng miền nam" (Báo SGGP ngày 27/4/2010).
Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu kể: Vào năm 1975, khi ông đang trên đường Trường Sơn vào tập kết ở Đồng Xoài, Đông nam bộ chuẩn bị cho chiến dịch giải phóng miền Nam thì nhận được bức điện của Đại tướng qua đài 15W. Sau khi nghe xong mệnh lệnh của Đại tướng, ông và các chiến sĩ khi đó như được tiếp thêm ý chí để hăng hái tiến ra tiền tuyến. Lúc đó là vào mua khô, thời tiết vô cùng khó chịu nhưng khí thế của người lính vẫn hừng hực cùng đoàn quân trùng trùng điệp điệp xông ra mặt trận" (theo Dân Trí, ngày 8/10/2013).
40 năm đã trôi qua kể từ Đại thắng mùa xuân 1975, đất nước Việt Nam độc lập, thống nhất đã tiến những bước dài trong công cuộc xây dựng đất nước, Ý nghĩa và những bài học lịch sử của Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 vẫn còn nguyên giá trị. Trong đó mệnh lệnh lịch sử "Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa ..." của Đại tướng Võ nguyên Giáp đã thể hiện rất sâu sắc và cũng rất tự hào quyết tâm sắt đá của cả một dân tộc.
Võ Thị Ánh Tuyết, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM
Theo Pháp luật TP.HCM
Những bức điện lịch sử trong cuộc Tổng tấn công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 Cách đây đúng 40 năm, cuộc Tổng tấn công và nổi dậy mùa xuân năm 1975, mà đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã kết thúc thắng lợi, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước... ...Trong suốt quá trình chiến đấu, khắp các mặt trận đều thường xuyên, liên tục nhận được những bức điện chỉ...