Đại sứ Mỹ tại Indonesia khẳng định thỏa thuận AUKUS không nhằm vào quốc gia nào
Đại sứ Mỹ tại Indonesia Sung Kim ngày 29/9 khẳng định thỏa thuận an ninh 3 bên Mỹ-Anh-Australia ( AUKUS) không nhằm vào một quốc gia cụ thể nào và không đặt các nước trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương “vào tình thế khó xử”.
Ông Sung Kim phát biểu tại Cuộc tham vấn chiến lược cấp cao Hàn – Mỹ ở Seoul ngày 22/6. Ảnh tư liệu: TTXVN phát
Phát biểu tại một diễn đàn trực tuyến về quan hệ Mỹ-Indonesia, ông Sung Kim cho biết các nước không nên lo ngại rằng thỏa thuận trên đặt ra vấn đề về phổ biến vũ khí. Ông cũng nhấn mạnh ba bên tham gia thỏa thuận đều tôn trọng vai trò trung tâm của Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Trong một diễn biến khác, cùng ngày, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov cho biết Moskva đã đề nghị Washington cung cấp thông tin trực tiếp về thỏa thuận AUKUS, đồng thời sẽ gửi đề nghị tương tự tới Canberra và London.
Video đang HOT
Trước đó, ngày 16/9, Mỹ, Anh và Australia đã công bố thiết lập mối quan hệ đối tác an ninh AUKUS ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, theo đó Washington và London sẽ cung cấp cho Canberra công nghệ và năng lực triển khai các tàu ngầm hạt nhân. Như vậy, Australia sẽ là nước thứ hai được tiếp cận công nghệ của Mỹ để đóng tàu ngầm hạt nhân, sau khi Anh được tiếp cận công nghệ này năm 1958. Thỏa thuận này cũng đánh dấu lần đầu tiên một thành viên của Hiệp ước Không Phổ biến Vũ khí Hạt nhân (NPT) sở hữu tàu ngầm hạt nhân, ngoại trừ 5 quốc gia được phép sở hữu vũ khí hạt nhân gồm Mỹ, Nga, Trung Quốc, Pháp và Anh. Liên quan đến việc này, ngày 28/9, Giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) Rafael Grossi cho rằng thỏa thuận AUKUS là một vấn đề “rất phức tạp” về mặt thanh tra. Đây là lần đầu tiên một quốc gia không sở hữu vũ khí hạt nhân có tàu ngầm hạt nhân. Ông xác nhận một nước ký kết NPT có thể loại bỏ các nguyên liệu hạt nhân ra khỏi sự giám sát của IAEA, trong khi nguyên liệu này có thể sử dụng cho tàu ngầm. Rất hiếm có ngoại lệ IAEA giám sát liên tục tất cả các vật liệu hạt nhân nhằm đảm bảo hạt nhân không được sử dụng để chế tạo bom nguyên tử.
IAEA: Thỏa thuận tàu ngầm AUKUS 'làm khó' các thanh sát viên hạt nhân
Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) Rafael Grossi cho biết thỏa thuận AUKUS trong đó Australia sẽ được chuyển giao công nghệ tàu ngầm hạt nhân từ Mỹ là một vấn đề "rất khó" về mặt thanh tra nhưng có thể quản lý được.
Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) Rafael Grossi phát biểu khai mạc Đại hội đồng IAEA tại trụ sở của cơ quan này ở Vienna, Áo, ngày 20/9/2021. Ảnh: Reuters
Theo Reuters, người đứng đầu Cơ quan giám sát nguyên tử của Liên hợp quốc cho biết thỏa thuận AUKUS trong đó Australia sẽ được chuyển giao công nghệ tàu ngầm hạt nhân từ Mỹ là một vấn đề "rất khó" về mặt thanh tra nhưng có thể quản lý được.
Thỏa thuận tàu ngầm này là một phần của Hiệp ước an ninh ba bên được Washington, London và Canberra công bố hồi tháng trước, khiến Pháp nổi giận vì Australia sẽ hủy đơn đặt hàng hiện có đối với tàu ngầm chạy bằng động cơ diesel của Pháp, để theo đuổi tàu ngầm chạy năng lượng hạt nhân của Mỹ, Anh.
Đây cũng sẽ là lần đầu tiên một bên của Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) có được tàu ngầm hạt nhân, ngoài 5 quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân được NPT công nhận - gồm Mỹ, Nga, Trung Quốc, Pháp và Anh. Ấn Độ, quốc gia không ký NPT, cũng có tàu ngầm hạt nhân.
"Đây là một vấn đề rất phức tạp về mặt kỹ thuật và đây sẽ là lần đầu tiên một quốc gia không có vũ khí hạt nhân nhưng sở hữu tàu ngầm hạt nhân", Giám đốc IAEA Rafael Grossi nói với chương trình HardTalk của BBC ngày 28/9.
Ông Grossi xác nhận rằng một bên ký kết NPT có thể loại trừ vật liệu hạt nhân khỏi sự giám sát của IAEA, trong khi vật liệu đó đang tiếp nhiên liệu cho tàu ngầm. Đó là một ngoại lệ hiếm hoi khi IAEA liên tục giám sát tất cả các vật liệu hạt nhân để đảm bảo nó không được sử dụng để chế tạo bom nguyên tử.
Tổng giám đốc IAEA cho biết: "Nói cách khác, một quốc gia đang sử dụng vật liệu hạt nhân mà không có các thanh sát viên, và chúng ta đang nói về urani được làm giàu rất cao".
"Điều này có nghĩa là chúng tôi, cùng với Australia, Mỹ và Anh, phải tham gia vào một cuộc đàm phán kỹ thuật, rất phức tạp để chứng kiến kết quả của việc này là không có sự suy yếu của cơ chế không phổ biến hạt nhân".
Trước đó, ngày 15/9, Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Anh Boris Johnson và Thủ tướng Australia Scott Morrison đã tuyên bố thành lập liên minh AUKUS ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Đây là một liên minh phòng thủ chiến lược ba bên mới giữa Australia, Anh và Mỹ, tập trung vào khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Trong dự án đầu tiên thuộc AUKUS, Washington và London sẽ cung cấp cho Canberra công nghệ và năng lực triển khai các tàu ngầm hạt nhân.
Việc tham gia AUKUS đồng nghĩa Australia sẽ chấm dứt hợp đồng ký với Pháp vào năm 2016 để đóng 12 tàu ngầm chạy bằng điện diesel nhằm thay thế hạm đội tàu ngầm Collins hiện có của nước này.
Hiện chưa có thời gian cụ thể cho sự ra đời của các tàu ngầm hạt nhân. Tuy nhiên, 3 nước cho biết quá trình này sẽ kéo dài 18 tháng. Có khả năng Mỹ sẽ tạm thời vận hành các tàu ngầm tấn công tại HMAS Stirling, một căn cứ hải quân của Australia ở gần thành phố Perth. Mỹ sẽ dẫn đầu trong các dự án hợp tác và hiện vẫn chưa rõ chính xác công nghệ tàu hạt nhân mà Mỹ sẽ chia sẻ cũng như vai trò của Anh trong việc sản xuất tàu ngầm hạt nhân cho Australia.
Anh tính loại công ty Trung Quốc khỏi dự án điện hạt nhân 27 tỷ USD Chính phủ Anh được cho sẽ sớm thông qua kế hoạch có thể loại một công ty Trung Quốc khỏi một dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân trị giá 27 tỷ USD. Mô hình dự án Nhà máy điện hạt nhân Sizewell C (Ảnh: EDF). Guardian dẫn nguồn tin cho hay, các bộ trưởng Anh dường như đang tiến tới...