Đại sứ Iran tại Damascus nói về lý do chính quyền Syria sụp đổ
Theo tờ Thời báo Tehran (Iran), Hossein Akbari, Đại sứ Iran tại Syria, đã giải thích trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình về lý do đằng sau sự sụp đổ của chính phủ Syria vào ngày 8/12.
Các lực lượng đối lập tại khu vực thành phố Homs, Syria. Ảnh: AA/TTXVN
Ông Akbari tuyên bố rằng Chính phủ Syria đã quyết định chuyển giao quyền lực một cách hòa bình để ngăn chặn đổ máu và phá hủy cơ sở hạ tầng thêm nữa. “Do quân đội và người dân không có khả năng chống cự, Chính phủ Syria đã quyết định chuyển giao quyền lực một cách hòa bình để ngăn chặn đổ máu và tàn phá thêm nữa. Đặc biệt là sau khi Homs thất thủ, quân đội Syria đã không kháng cự ở bất cứ đâu, người dân cũng vậy, kết luận rằng họ phải trao trả quyền lực một cách hòa bình”, Đại sứ Akbari nêu rõ.
Ông Akbari cho biết thêm rằng nội các Syria đã họp và quyết định không kháng cự tại thủ đô Damascus mà sẽ chính thức bàn giao toàn bộ chính phủ và các lĩnh vực khác nhau. “Thủ tướng Syria sẽ ở lại đất nước để nhấn mạnh rằng tài sản nhà nước thuộc về quốc gia”, ông Akbari nói.
Bình luận về biến động quyền lực hiện tại ở Syria, Đại sứ Akbari giải thích rằng nhiều phe phái, bao gồm các nhóm cực đoan, đang tranh giành quyền kiểm soát. Những nhóm này, mặc dù khác với IS (Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng), có thể gây ra mối đe dọa đáng kể cho các nước láng giềng một khi đã thành lập. “Không có phe phái nào là lực lượng thống trị ngay bây giờ”, ông Akbari nói.
Video đang HOT
Ông Akbari cũng nhận xét về phản ứng của Israel, cho rằng Tel Aviv lo ngại mối đe dọa tiềm tàng từ các thế lực mới ở Syria: “Chính quyền Israel hiện đang vui mừng vì một trong những đối thủ của mình sụp đổ. Tuy nhiên, họ cũng lo ngại rằng việc thành lập lực lượng mới ở Syria có thể gây ra thêm mối đe dọa cho họ”.
Đại sứ Akbari cũng bày tỏ lo ngại về sự ổn định trong tương lai của Syria, chỉ ra sự thiếu đảm bảo về một chính phủ mạnh mẽ và thống nhất, sự tồn tại dai dẳng của vấn đề chia rẽ sắc tộc và ý thức hệ, và nguy cơ Syria trở thành chiến trường ủy nhiệm cho các cường quốc trong khu vực.
Đại sứ Iran nhấn mạnh đến sự cần thiết của một chính quyền trung ương mạnh mẽ và người dân Syria phải đóng vai trò lớn hơn trong việc quyết định tương lai của họ để tránh các âm mưu của nước ngoài và đảm bảo tương lai ổn định cho Syria.
Trước đó, một cuộc tấn công lớn của các nhóm nổi dậy đã được phát động hôm 27/11, nhắm vào Aleppo và vùng ngoại ô Idlib ở Syria. Cuộc tấn công bất ngờ phối hợp này đã dẫn đến việc chiếm giữ nhanh chóng các thành phố quan trọng, bao gồm Hama, Homs, Dara’a và Suwayda, tạo cơ hội cho các lực lượng nổi dậy tiến về Damascus. Chính phủ Syria đã sụp đổ vào sáng 8/12 sau khi quân nổi dậy tiến vào thủ đô.
Liên bang Nga đối mặt nguy cơ mất căn cứ quân sự tại Syria
Các căn cứ quân sự chiến lược của Liên bang Nga tại Syria, bao gồm Tartus và Hmeimim, đang đứng trước nguy cơ bị tấn công nghiêm trọng sau những bước tiến nhanh chóng của phe nổi dậy.
Ngoại trưởng Liên bang Nga Sergey Lavrov tại New York, Mỹ. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Trong khi đó, Moskva phải chia sẻ nguồn lực quân sự để đối phó với xung đột ở Ukraine, đặt ra những thách thức lớn về chiến lược và tầm ảnh hưởng địa chính trị.
Cuộc tấn công bất ngờ của Hayat Tahrir al-Sham (HTS) - nhánh của Jabhat al-Nusra, cùng các đồng minh - đã khiến quân đội Syria chịu tổn thất nặng nề. Nhóm này đã nhanh chóng chiếm giữ các khu vực chiến lược, đẩy quân đội chính phủ khỏi Aleppo, Hama và Homs trước khi tiến sát ngoại ô Damascus. Đây là lần đầu tiên kể từ năm 2015, các lực lượng thánh chiến tiếp cận gần thủ đô, gây áp lực lớn lên chính quyền và cuối cùng buộc Tổng thống Bashar al-Assad phải rời bỏ thủ đô Damascus.
Trước tình hình này, Bộ trưởng Ngoại giao Liên bang Nga Sergey Lavrov bác bỏ tin đồn về việc rút tàu chiến khỏi căn cứ Tartus. Ông khẳng định, các hoạt động quân sự của Liên bang Nga tại Địa Trung Hải vẫn đang diễn ra bình thường, đồng thời cho rằng những hình ảnh từ vệ tinh là nguyên nhân gây hiểu nhầm là các cuộc tập trận. Tuy nhiên, các cảnh báo từ những blogger chiến tranh nổi tiếng của Liên bang Nga, nhiều người có mối quan hệ mật thiết với Bộ Quốc phòng, cho thấy mức độ nghiêm trọng của tình hình. Theo đó, các cơ sở quân sự của Liên bang Nga tại Tartus và Hmeimim đang đối mặt với nguy cơ bị đánh chiếm hoặc phong tỏa, đe dọa khả năng duy trì hiện diện của Moskva tại Trung Đông.
Căn cứ Tartus - cảng biển chiến lược của Liên bang Nga ở Địa Trung Hải không chỉ đóng vai trò là trung tâm tiếp tế, mà còn là bàn đạp cho các hoạt động của Moskva tại châu Phi. Nếu căn cứ này rơi vào tay phiến quân, Moskva sẽ mất đi một mắt xích quan trọng trong chuỗi vận hành quân sự toàn cầu. Tương tự, căn cứ Hmeimim - nơi hỗ trợ các cuộc không kích của Liên bang Nga, là trọng tâm cho chiến lược kiểm soát không phận Syria. Theo một blogger có ảnh hưởng, việc mất Hmeimim đồng nghĩa với việc Liên bang Nga sẽ không thể thực hiện 75% các chiến dịch không kích tại đây và đẩy quân đội Syria vào thế bất lợi nghiêm trọng.
Sự hạn chế về nguồn lực là một trong những nguyên nhân khiến Liên bang Nga gặp khó khăn trong việc hỗ trợ Syria. Hiện tại, phần lớn lực lượng và khí tài quân sự của Liên bang Nga đang tập trung cho chiến trường Ukraine, nơi Moskva đang nỗ lực kiểm soát tình hình trước khi chính quyền mới của Tổng thống đắc cử Donald Trump triển khai các chính sách. Điều này khiến sự hỗ trợ của Liên bang Nga đối với chính quyền al-Assad bị giảm sút đáng kể, hoàn toàn khác biệt so với thời điểm năm 2015 khi Moskva can thiệp quyết liệt vào cuộc xung đột tại Syria.
Ngoài áp lực từ chiến trường, thách thức về chính trị cũng đang bủa vây Moskva. Sự can thiệp vào Syria từng được Tổng thống Vladimir Putin coi là biểu tượng của sức mạnh địa chính trị và năng lực quân sự của Liên bang Nga. Tuy nhiên, thất bại trong việc bảo vệ các căn cứ quan trọng sẽ giáng một đòn mạnh vào uy tín của ông. Một blogger chiến tranh nhận định rằng, nếu quân đội Liên bang Nga không thể giữ được các tỉnh Latakia và Tartus, mọi nỗ lực trong gần một thập kỷ qua - từ sinh mạng binh sĩ đến các chi phí khổng lồ về khí tài quân sự - sẽ trở thành "một khoản lỗ không thể bù đắp".
Đối mặt với câu hỏi về tương lai của các căn cứ tại Syria, Ngoại trưởng Lavrov nhấn mạnh rằng Liên bang Nga sẽ làm tất cả để ngăn chặn "những kẻ khủng bố" giành chiến thắng. Trong khi đó, nhiều ý kiến cho rằng chỉ dựa vào quân đội Syria sẽ không đủ để bảo vệ các cơ sở quân sự trước sự tấn công dồn dập của các lực lượng thánh chiến.
Diễn biến tại Syria không chỉ đặt Liên bang Nga vào tình thế khó khăn mà còn làm gia tăng bất ổn trong khu vực. Các bước tiến của phiến quân được cho là có sự hỗ trợ từ tình báo Ukraine, mở ra một mặt trận mới trong cuộc cạnh tranh địa chính trị toàn cầu. Với Trung Đông là một khu vực quan trọng trong chiến lược của nhiều cường quốc, sự suy yếu của Liên bang Nga tại đây có thể tạo điều kiện cho các lực lượng khác gia tăng ảnh hưởng.
Syria: Tấn công gây thương vong gần thủ đô Damascus Bộ Quốc phòng Syria xác nhận chiều 29/1 (giờ địa phương), quân đội Israel đã tiến hành không kích nhằm vào một số điểm ở phía Nam thủ đô Damascus. Những toà nhà bị hư hại sau các vụ không kích của Israel xuống thủ đô Damascus, Syria ngày 19/2/2023. Ảnh (tư liệu): THX/TTXVN Vụ việc đã khiến một số cố vấn người...