Đại phim trường điêu đứng và cơn khát tiền ở showbiz Trung Quốc
Ảnh hưởng của dịch bệnh khiến hoạt động nghệ thuật ở Trung Quốc ngưng trệ nhiều tháng qua. Các công ty giải trí hàng đầu đang chật vật cân bằng nguồn tài chính.
Theo Sohu, ngành công nghiệp giải trí Trung Quốc chao đảo vì sự tái bùng phát của dịch Covid-19. Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, ba tháng qua, tất cả hoạt động nghệ thuật đều bị tạm hoãn để nhường chỗ cho công tác đưa số ca nhiễm trong cộng đồng về 0.
Sohu cho biết Hoành Điếm – phim trường lớn nhất xứ tỷ dân – đang chìm sâu hơn vào suy thoái. Liên tục rơi vào trạng thái trì trệ sau 3 năm dịch khiến Hoành Điếm đối mặt với khó khăn chồng chất.
Sự tổn thất kinh tế nặng nề đeo bám “Hollywood của phương Đông”. Trang tin đánh giá sự ảm đạm của Hoành Điếm không chỉ là bức tranh riêng, mà còn phơi bày tình cảnh khó khăn chung của ngành giải trí Trung Quốc.
“Vết thương gây ra bởi dịch Covid-19 đang lan rộng và ăn mòn nền công nghiệp giải trí Trung Quốc. Đến cả đại phim trường Hoành Điếm cũng sắp không trụ vững”, theo Sohu.
Hoành Điếm thất thu
Theo China Daily, Hoành Điếm từng là nơi sản xuất của hơn 1.800 phim truyền hình và điện ảnh mỗi năm. Trong một ngày, có khoảng 20 đoàn làm phim với hàng trăm, hàng nghìn diễn viên quay phim tại đây. Thế nhưng, sau 3 năm dịch, số lượng dự án khởi quay ở Hoành Điếm giảm mạnh, khoảng 80%-90%.
Nửa đầu năm 2022, có 17 ê-kíp đăng ký làm việc tại phim trường lớn nhất thế giới. Con số này ít hơn so với cùng kỳ năm 2021 là 15 đoàn phim. Từ đó dẫn đến tình trạng thiếu việc làm nghiêm trọng tại Hoành Điếm. Hiện, số lượng diễn viên quần chúng có công việc ổn định chỉ còn khoảng 2.000 người.
Diễn viên quần chúng tại Hoành Điếm thiếu công ăn việc làm nghiêm trọng. Ảnh: Sina.
Theo Sohu, phim trường lớn nhất Trung Quốc đã không còn cảnh nam thanh nữ tú đứng thành hàng dài chờ casting. Cơ hội nghề nghiệp khan hiếm khiến nhiều người quyết định bỏ nghề diễn. Trang Sina cho biết có hơn 100 diễn viên khăn gói rời Hoành Điếm hàng tháng. Người ở lại chấp nhận cảnh sống bấp bênh và mức lương bèo bọt, chưa đầy 300 USD/tháng.
Theo Vicious Tongues for Film and Television, ban quản lý phim trường đối mặt với nguy cơ thất thu khoảng một triệu NDT (148.000 USD) mỗi ngày. 6 tháng qua, Hoành Điếm mất nguồn thu từ hoạt động du lịch, nghỉ dưỡng vì không có khách du lịch. 80% khách sạn ở phim trường đã chuyển đổi loại hình kinh doanh thành nhà trọ, căn hộ cho thuê theo tháng.
Sina nhận xét những con số trên cho thấy Hoành Điếm không còn là “đại bản doanh” kiếm tiền tốt nhất xứ tỷ dân. Từ năm 2020, họ đã bị liệt vào danh sách nợ xấu của tòa án tỉnh Cam Túc. Theo trang tin trong 3 năm dịch, tổng lợi nhuận hàng năm của Hoành Điếm giảm hơn 70%, đạt chưa đến 15 triệu USD.
Các đợt phong tỏa liên tiếp làm suy yếu triển vọng phục hồi của Hoành Điếm. Theo giới chuyên môn, sự kìm kẹp từ dịch bệnh khiến phim trường lớn nhất Trung Quốc chịu gánh nặng nợ phình to vì cảnh thất thu dài hạn.
Video đang HOT
Showbiz Trung Quốc thiếu tiền
Theo Sina, các công ty giải trí, sản xuất và phân phối phim ảnh Trung Quốc đang vật vã trong cơn khát tiền. Họ bị khủng hoảng tài chính. Nguyên nhân là doanh thu phòng vé không như mong đợi, khoản đầu tư vào các công ty trong nước và nước ngoài không đem lại kết quả thuận lợi, trong khi dịch bệnh kéo dài khiến hoạt động sản xuất mới ngưng trệ, kinh phí bị đội lên gấp 2-3 lần.
Thời báo Kinh tế Bắc Kinh cho biết hoạt động trong ngành sản xuất phim ảnh Trung Quốc đang lao dốc với tốc độ nhanh nhất kể từ sau khi Covid-19 bùng phát. Đầu năm 2022, cơn bão sa thải nhân sự quét qua ngành giải trí Trung Quốc. Theo iFeng, có hơn 45% nhân viên làm việc trong lĩnh vực giải trí bị cắt giảm.
Chi phí sản xuất và tiền lương trong ngành giải trí Trung Quốc hiện bị giảm 50%. Ảnh: Sohu.
Tình hình tài chính không khá khẩm của công ty giải trí, hãng phim ảnh hưởng đến tiền lương trong toàn ngành. Theo Sina, tiền cát-xê cao nhất hiện tại dành cho diễn viên hạng A là 3,7 triệu USD/phim, đạo diễn và biên kịch nhận thù lao 4.000 USD/tập. Các ê-kíp phải giới hạn chi phí sản xuất không quá 10 triệu USD, trong đó tiền quảng bá dự án chỉ rơi vào tầm 445.000 USD. “Từ tiền cho đến người, tất cả đều bị cắt giảm một nửa so với trước đây” , Sina cho biết.
Nhà sản xuất Cao Hiểu Hổ chỉ ra 3 thách thức mà showbiz Trung Quốc phải đối mặt hiện nay: Sự đi xuống của nền công nghiệp giải trí so với phần còn lại của châu Á; việc hủy bỏ các sự kiện trực tiếp và đóng cửa rạp chiếu phim; sự chậm trễ trong sản xuất, phát hành vì dịch. Trong số này, ông đánh giá điều cuối cùng là gây thiệt hại nhất.
Kể từ khi chính phủ ban bố tình trạng phòng dịch khẩn cấp vào đầu tháng 3, showbiz Trung Quốc càng đối mặt với tình trạng bất lợi. Theo Sohu, ngành giải trí xứ tỷ dân sẽ gánh khoản lỗ khổng lồ. Trong đó, lĩnh vực điện ảnh đang trải qua sự sụt giảm doanh thu nghiêm trọng, với hơn 30% một tháng. Vào tháng 4, rạp chiếu Trường Sa, Trung Quốc đón lượt khách xem phim nhiều nhất 10 người/ngày, thu về 1.500 USD phòng vé.
Tiết lộ vỡ nợ và các chiêu trò cố cứu sự nghiệp của nghệ sĩ Trung Quốc
Nhiều nghệ sĩ Trung Quốc như Trịnh Sảng, Phạm Băng Băng, Đặng Luân cố tách bản thân khỏi bê bối từng vướng phải để quay lại showbiz, nhưng không thành công.
Rạng sáng 4/5, Sina đưa tin Trương Triết Hạn đăng tải video lên Instagram với những lời tâm sự về chuỗi ngày sống trong đau khổ sau khi sự nghiệp tan tác. Nam nghệ sĩ khẳng định bị đồng nghiệp từng hợp tác chơi xấu, chi tiền xuyên tạc lập trường yêu nước của anh với mục đích hạ bệ. Thời gian qua, Trương Triết Hạn có hơn 5 lần lên tiếng thanh minh, vác đơn kêu oan về bê bối chính trị nhạy cảm của mình.
Theo Sina, đời tư thiếu chuẩn mực, đi ngược đạo đức và pháp luật khiến không ít nghệ sĩ hạng A Trung Quốc lao đao, thậm chí chịu tội trước pháp luật.
Sau thời gian im ắng, họ đều tìm cách trở với nghệ thuật trong khi vẫn nghe ngóng phản ứng từ khán giả. Và tâm thư trở thành công cụ đắc lực được họ gửi gắm hy vọng vực dậy danh tiếng bằng cách đánh vào lòng trắc ẩn của khán giả. Theo Sina, việc nghệ sĩ cố tách bản thân khỏi quá khứ tội lỗi dù từng hứng chịu làn sóng tẩy chay từ dư luận không phải câu chuyện mới tại showbiz xứ tỷ dân.
Níu kéo hào quang bằng tiết lộ gây sốc
Trịnh Sảng hiện bị showbiz Trung Quốc xa lánh sau khi bê bối nhờ người mang thai hộ, bỏ rơi 2 con nhỏ và trốn thuế của cô vỡ lở vào đầu năm 2021. Scandal dẫn đến việc nữ diễn viên bị đuổi khỏi ngành giải trí bằng lệnh cấm sóng vĩnh viễn.
Bị cả giới giải trí cô lập, dư luận tẩy chay nhưng Trịnh Sảng được cho là chưa từng từ bỏ ý định bắt đầu lại sự nghiệp minh tinh sau loạt lùm xùm gây chấn động.
Trên mạng xã hội, người đẹp Cùng ngắm mưa sao băng liên tục xin lỗi, van xin mọi người cho cô "một con đường sống" để con cái nữ diễn viên có tương lai tốt đẹp. Cô chia sẻ về cuộc sống khó khăn không việc làm, không tiền, nợ nần chồng chất và phải sống dựa vào sự giúp đỡ của bạn bè ở Mỹ.
Trịnh Sảng, Trương Triết Hạn gây ồn ào dư luận với tiết lộ bản thân bị hãm hại đến mất sự nghiệp. Ảnh: Sina.
Khi các bức tâm thư than nghèo kể khổ không phát huy được tác dụng, ngôi sao sinh năm 1991 chuyển sang "đăng đàn" tố cáo bạn trai cũ Trương Hằng cắt ghép file ghi âm, xâm phạm quyền riêng tư khi lén ghi hình, công khai giấy tờ thỏa thuận và dàn cảnh anh là người bị hại để hủy hoại cuộc đời cô. Ở lần lên tiếng vào ngày 30/4, Trịnh Sảng cho rằng bản thân bị dư luận và truyền thông bạo lực ngôn từ, làm ngơ trước lời cầu cứu và mong mỏi làm sáng tỏ sự thật vụ bê bối của nữ diễn viên.
Giống Trịnh Sảng, Trương Triết Hạn cũng lựa chọn con đường đăng tâm thư để lật ngược tình thế, lấy lại danh tiếng đã mất. Tuy nhiên, anh không thể hiện sự hối lỗi như người đồng nghiệp, thay vào đó là bài viết phủ nhận có tư tưởng chính trị lệch lạc. Trong hai bài đăng gần nhất, ngôi sao sinh năm 1991 tố cáo bạn diễn Cung Tuấn đứng sau giật dây scandal khiến anh mất sự nghiệp.
"Tôi đã hợp tác với nhiều người, nhưng đây là lần đầu tiên gặp phải đối thủ cạnh tranh không lành mạnh. Tôi chưa từng lợi dụng tên tuổi đồng nghiệp, không mang yếu tố gán ghép cặp đôi của khán giả vào công việc, nhưng họ ngược lại. Không chỉ vậy, người đó còn giở trò bẩn, hãm hại tôi", Trương Triết Hạn tố cáo.
Theo tài tử Sơn hà lệnh, phía Cung Tuấn đã chi tiền sửa từ khóa trên Baidu, liên kết với các blogger, lợi dụng lượng lớn tài khoản tiếp thị để tung tin thất thiệt về lập trường chính trị của người trẻ yêu nước như anh với mục đích hạ bệ đối thủ cạnh tranh trực tiếp để chiếm vị trí trong ngành.
Trong đoạn video, Trương Triết Hạn cho biết bản thân đang ở đáy chảo, nhưng khi muốn trèo lên, luôn có người đổ dầu vào, khiến nam diễn viên cảm thấy bất lực. Vụ bê bối khiến anh không dám ra khỏi nhà, từ bỏ nhiều thú vui ở nơi công cộng.
"Bây giờ ngay cả đi hát karaoke cùng bạn bè, tôi cũng không thể. Tôi giam mình trong nhà để tránh ánh mắt dị nghị của người đời", Trương Triết Hạn nói. Anh cho biết hiện học tâm lý, sáng tác nhạc và đọc bài thơ cổ để cân bằng tâm lý, chữa lành tổn thương cho bản thân.
Theo Sina, cuộc chiến đơn độc của Trương Triết Hạn hiện nhận được sự chú ý từ dư luận.
Lời hối lỗi không còn tác dụng
Thời gian qua, tại Trung Quốc, trước truyền thông, nhiều tài tử và minh tinh thừa nhận bản thân hối hận khi gây ra hành vi sai lầm về đạo đức và pháp luật. Nhưng thái độ của công chúng vẫn là ghét nhiều hơn yêu.
Theo Sina, lời xin lỗi từ nghệ sĩ sau khi vướng bê bối hiện nay không còn là công cụ giúp họ tẩy trắng danh tiếng, tiếp tục hoạt động nghệ thuật như xưa. Không phải hành vi phạm lỗi nào cũng được tha thứ. Chưa kể việc tâm thư bị lạm dụng quá đà trong thời gian gần đây còn khiến công chúng e dè, ác cảm hơn với những giãi bày hậu scandal của nghệ sĩ, thậm chí chỉ trích ngược lại tác giả.
Phạm Băng Băng, Đặng Luân bị công chúng xua đuổi khi cố tẩy trắng danh tiếng bằng những lời xin lỗi. Ảnh: Sohu.
Điển hình là Trịnh Sảng, vì tần suất đăng bài quá nhiều cùng những hành động đi ngược với lời hứa sửa chữa lỗi lầm trước đó, nữ nghệ sĩ bị đánh giá làm loạn không gian mạng. Cô bị cơ quan chức năng khóa tài khoản mạng xã hội ở Trung Quốc. Khán giả chỉ trích nữ diễn viên phản cảm, bất chấp tất cả để lấy lại danh vọng, thay vì ăn năn trước sai lầm đã gây ra.
Trong khi, Đặng Luân, Phạm Băng Băng hay Vi Á bị gạch tên khỏi ngành giải trí dù thành khẩn nhận sai, khắc phục hậu quả sau bê bối trốn thuế hàng chục triệu USD. Họ đều cho biết trải qua đau khổ, giày vò và nỗi xấu hổ chưa từng có trong đời khi buông lỏng bản thân vì lợi ích kinh tế. Dù vậy, cả ba vẫn nhận án cấm sóng, mất nhiều hợp đồng quảng cáo và dự án phim.
Theo Sina, hiện tại, văn hóa bài xích, tẩy chay sao vướng tai tiếng đời tư nghiêm trọng đang được giới chức, người hâm mộ xứ tỷ dân theo đuổi sau nhiều năm dễ dãi với người nổi tiếng. Họ không cho ngôi sao tai tiếng quyền được lách qua khe cửa hẹp để tái xuất ngành giải trí. Ở đó, sự chỉ trích, quay lưng của giới nghệ thuật và công chúng đang là vũ khí tối cao khiến các ngôi sao phạm lỗi lớn chùn chân.
"Đòn đánh của khán giả mạnh hơn đòn đánh của giới quản lý. Thái độ của dư luận quyết định tương lai nghệ sĩ. Nhà sản xuất trong showbiz ngại vi phạm luật một, nhưng ngại làm phật ý người xem gấp 10", iFeng bình luận.
Theo Sina, Mạnh Mỹ Kỳ bị ngó lơ sau bê bối dan díu với nhà sản xuất âm nhạc Trần Lệnh Thao dù biết anh này đã có bạn gái. Cô cố gắng quay lại với tác phẩm điện ảnh Trái tim tôi bay lên và MV Phán, nhưng không được ủng hộ. Thái độ ghẻ lạnh từ khán giả khiến danh tiếng Mạnh Mỹ Kỳ sa sút. Hiện, không nhà sản xuất nào gửi lời mời hợp tác đến sao trẻ.
Vì phản ứng tiêu cực từ dư luận, nam diễn viên Trần Tường bị nhà làm phim tẩy chay. Tài tử Thần điêu đại hiệp tự hủy hoại sự nghiệp vì ngoại tình với nữ diễn viên Giang Khải Đồng khi đang hẹn hò Mao Hiểu Đồng. Anh hiện bán hàng online kiếm sống. Tài tử Tưởng Kình Phu cũng không thể quay lại showbiz, phải làm shipper giao thức ăn mưu sinh qua ngày sau scandal bạo hành bạn gái.
Lưu Hạo Tồn bị loạt nhãn hàng tẩy chay Lưu Hạo Tồn là mỹ nhân mới được đạo diễn Trương Nghệ Mưu nâng đỡ. Danh tiếng nữ diễn viên bị ảnh hưởng khi vướng nhiều tai tiếng dù vào nghề mới được 2 năm. QQ đưa tin Lưu Hạo Tồn bị thương hiệu chăm sóc tóc nổi tiếng xóa bài quảng bá trên mạng xã hội sau khi hứng chịu sự công...