Đài Nga lý giải vì sao ông Tần Cương bị thay
Trong khi truyền thông phương Tây nói ông Tần Cương bị thanh trừng, Đài RT của Nga cho rằng đây chỉ là sự thay đổi về đường lối đối ngoại của Bắc Kinh.
Ông Tần Cương bị miễn nhiệm vị trí bộ trưởng Ngoại giao mới đây – Ảnh: REUTERS
Gần đây, các phương tiện truyền thông phương Tây liên tục đồn đoán về tình hình liên quan đến Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương.
Đồn đoán về ông Tần Cương
Sau một tháng không xuất hiện công khai, ông Tần Cương bị miễn nhiệm, thay thế ông là người tiền nhiệm Vương Nghị. Thông tin về ông Tần đều bị xóa khỏi trang web của Bộ Ngoại giao Trung Quốc.
Nhiều ý kiến cho rằng đây là một cuộc “thanh trừng” và báo chí phương Tây đưa ra nhiều giải thích khác nhau về số phận của ông Tần.
“Trong khi ở phương Tây, các nhân vật của công chúng và các chính trị gia vướng vào các vụ bê bối có thể chọn cách giữ kín và tránh truyền thông, thì với những trường hợp như vậy ở Trung Quốc, mọi diễn biến đều được truyền thông phương Tây diễn giải là một cuộc thanh trừng”, đài Nga nhận định, nhắc lại những trường hợp tương tự trước đây như tỉ phú Jack Ma, vận động viên quần vợt Bành Soái.
Video đang HOT
Theo Đài RT, tại Trung Quốc và các nước châu Á, vấn đề “hình ảnh trước công chúng” được coi trọng hơn nhiều so với phương Tây. “Trên hết, người Trung Quốc nhạy cảm và cân nhắc hơn nhiều trong những gì họ tuyên bố công khai so với phương Tây”, đài này cho biết.
Một giả thuyết được RT đưa ra là sự đấu tranh phe phái trong Bộ Ngoại giao Trung Quốc, giữa những “chiến lang” theo đường lối cứng rắn và “bồ câu” theo hướng ngoại giao mềm mỏng. Ông Tần theo phong cách “chiến lang” khi đảm nhận vị trí đại sứ tại Mỹ.
“Tuy nhiên, chức vụ ‘bộ trưởng ngoại giao’ của Trung Quốc không thực sự giống như cách hiểu ở phương Tây, mà đúng hơn là vai trò đại diện không thực sự nắm giữ quyền hoạch định chính sách; điều đó thuộc về Bộ Chính trị”, đài này giải thích.
Xoa dịu căng thẳng với Mỹ
Trong khi đó, ông Vương là một thành viên của Bộ Chính trị Trung Quốc. Trong Bộ Chính trị, ông còn giữ chức vụ trưởng Ban đối ngoại. Điều này có nghĩa ông Vương mới là người nắm quyền lực thực sự trong việc ra quyết định ngoại giao của Trung Quốc.
Ông Vương được đánh giá là một người cực kỳ ôn hòa, kiềm chế và ăn nói nhẹ nhàng, yếu tố giúp ông thành công trong vai trò bộ trưởng Ngoại giao trước đây. Điều này trái ngược với phong cách “chiến lang”.
Đài RT cho biết việc ông Vương quay trở lại vị trí này trong lúc quan hệ Mỹ – Trung xuống cấp sau sự cố “khinh khí cầu do thám” hồi đầu năm nay.
“Bắc Kinh hiện đang cố gắng can dự tích cực hơn với Washington cũng như với các đồng minh của họ. Chiến lược của họ là sử dụng ngoại giao để cố gắng hạ nhiệt căng thẳng chính trị, ngăn Mỹ xây dựng các liên minh đa phương chống lại Trung Quốc và đẩy mạnh môi trường chiến lược tương tự như Chiến tranh lạnh dựa trên các sự kiện ở Ukraine và lợi dụng Đài Loan”, đài này giải thích.
Và với sự thay đổi đó, những nhân vật “diều hâu” như ông Tần Cương sẽ bị loại khỏi sự chú ý, tương tự như khi người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên bị chuyển sang vị trí mới vào đầu năm.
“Câu chuyện ông Tần Cương gây bối rối cho người ngoài và dễ bị lợi dụng để phỉ báng Trung Quốc, nhưng khi quan sát nhiều hơn về những gì Trung Quốc đang muốn đạt được trong quan hệ với các nước khác, có thể giải thích được chuyện này theo một cách nào đó”, Đài RT bình luận.
Bang Texas bị kiện vì xây "bức tường biên giới nổi"
Bộ Tư pháp Mỹ đã đệ đơn kiện tiểu bang Texas, kêu gọi bang này dỡ bỏ hàng rào biên giới nổi trên sông, vốn gây ra những phản ứng trái chiều.
Bức tường biên giới nổi được xây trên sông Rio Grande. Ảnh AP.
Đơn kiện được đưa ra ngày 24/7 sau khi Thống đốc Texas Greg Abbott từ chối kháng cáo vào tuần trước về việc tự nguyện dỡ bỏ hàng rào nổi, trải dài 305m trên sông Rio Grande.
Phó Tổng chưởng lý Mỹ Vanita Gupta cho biết: "Chúng tôi cáo buộc rằng Texas đã coi thường luật liên bang với hành động lắp đặt một hàng rào trên sông Rio Grande mà không có sự cho phép của liên bang".
Ngoài những lo ngại về an toàn mà hàng rào có thể gây ra, "bức tường nổi" này "có nguy cơ gây tổn hại cho chính sách đối ngoại của Mỹ" và cản trở giao thông đường thủy, Phó Tổng chưởng lý nói thêm.
Mexico cũng đã đệ đơn khiếu nại lên chính phủ Mỹ vào đầu tháng này, cáo buộc cấu trúc này vi phạm các hiệp ước biên giới được ký năm 1944 và 1970.
Những chiếc phao khổng lồ được dùng để xây dựng rào chắn. Ảnh Reuters.
Rào chắn nổi này là một chuỗi phao khổng lồ màu cam neo trên sông Rio Grande, bên ngoài Eagle Pass, Texas, được coi là một trong những nỗ lực mới nhất của Thống đốc Texas nhằm củng cố biên giới Mỹ-Mexico, đáp lại điều mà ông cho là chính sách nhập cư lỏng lẻo ở cấp liên bang.
Ông Abbott đã gửi một lá thư trong ngày 24/7 trong đó nhấn mạnh: "Texas sẽ gặp ngài tại tòa, thưa ngài Tổng thống (Joe Biden)".
Thống đốc này biện minh cho bức tường biên giới nổi là biện pháp ngăn chặn cần thiết đối với việc di cư bất hợp pháp.
"Nếu Tổng thống Biden thực sự quan tâm đến cuộc sống người dân, ông ấy sẽ thực thi luật nhập cư liên bang. Trong khi chờ đợi, Texas sẽ sử dụng đầy đủ thẩm quyền chủ quyền của mình để đối phó với cuộc khủng hoảng biên giới", ông Abbott nhấn mạnh.
Số lượng người vượt biên bất thường từ Mexico vào Mỹ đã giảm kể từ khi Quy định trục xuất số 42 hết hiệu lực vào tháng 5, một chính sách gây tranh cãi trong thời kỳ COVID-19, cho phép các quan chức biên giới từ chối những người xin tị nạn mà không xử lý yêu cầu của họ.
Nhà Trắng đã chỉ trích động thái của bang Texas là "bất hợp pháp"
Thủ tướng Đức họp báo về chính sách đối nội và đối ngoại Ngày 14/7, tại Berlin, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã tham gia cuộc họp báo truyền thống trước kỳ nghỉ Hè để làm rõ các vấn đề chính sách đối nội và đối ngoại của chính phủ hiện tại. Thủ tướng Đức Olaf Scholz. Ảnh: AFP/TTXVN Theo phóng viên TTXVN tại Đức, trong cuộc họp báo, Thủ tướng Scholz đã đề cập đến...