Dải màu màn hình có đồng nghĩa với chất lượng hiển thị?
Khi độ phân giải màn hình đã đạt đến mức độ thừa thãi, các fan công nghệ bắt đầu để mắt tới dải màu (số lượng gam màu mà thiết bị có thể hiển thị) để đánh giá chất lượng màn hình. Tuy vậy, dải màu lớn không đồng nghĩa với độ chính xác của màu sắc.
“Nhiều người cho rằng dải màu lớn đem lại chất lượng hiển thị tốt hơn, song việc tạo ra dải màu quá lớn sẽ tạo ra các màu sắc cực kì giả tạo”, Anandtech tuyên bố. “Sự thật là dải màu quá lớn hoặc quá nhỏ sẽ tái tạo màu sắc không chính xác. Do đó, đây là một vấn đề phức tạp, bởi nhiều người sẽ băn khoăn tại sao dải màu lớn lại là một điều tồi tệ”.
Lý do là phần lớn các nội dung số đều được tạo ra cho dải màu sRGB. Do hệ điều hành không thể nhận biết màn hình đang sử dụng dải màu nào, với mỗi màu R, G, B, hệ điều hành đều chỉ gửi các con số từ 0 tới 255. Các dải màu lớn hơn sRGB như AdobeRGB và Rec. 2020, theo Anandtech, sẽ khiến tất cả các màu sắc bị bão hòa quá mức và do đó tạo ra màu không chính xác. Ngược lại, trên dải sRGB thông thường, việc “nén” màu ở mức bão hòa cũng sẽ tạo ra màu sắc rực rỡ và giả tạo hơn thực tế. Dải màu “chuẩn”, theo Anandtech, là một con số “nắm ở giữa”, không quá lớn và cũng không quá nhỏ.
Không chỉ có vậy, việc màn hình có thể hiển thị quá nhiều màu sắc sẽ khiến mắt bạn bị rối, nếu như đoạn video bạn đang xem hoặc màn hình của bạn có nhiều màu như trên iOS 7.
Video đang HOT
Việc cố tình tạo ra các dải màu “rực rỡ” sẽ khiến màu sắc không chính xác
Thực tế, nhiều người sẵn sàng sử dụng các màn hình có màu sắc không chính xác, miễn là hình ảnh sáng và sắc nét hơn các màu sắc trong thế giới thực. Tuy vậy, với phần đông người dùng, khả năng tái tạo màu sắc một cách trung thực vẫn là một tiêu chí mà bất cứ ai có thể đánh giá khách quan.
Nói tóm lại, cũng giống như cuộc chiến độ phân giải, dải màu cũng là một thông số không phản ánh trải nghiệm thực. Dải màu sRGB thông thường đã là quá đủ để tái tạo màu sắc “chính xác một cách tương đối”, do đó để có trải nghiệm màn hình như mong muốn, hãy thử nghiệm một sản ph ẩm thực để so sánh, hoặc tham khảo và so sánh dải màu tương quan giữa các thiết bị, thay vì chỉ tham khảo các bảng thông số mang tính tiếp thị của màn hình các smartphone đầy rẫy trên mạng.
Theo BGR
Smartphone có thực sự cần màn hình 4K?
Kể từ khi màn hình điện thoại thông minh được nâng lên độ phân giải HD rồi FullHD 1080p, đã có nhiều người đặt ra câu hỏi liệu rằng có cần tiếp tục nâng độ phân giải màn hình cho smartphone, khi mà một màn hình FullHD đã là quá đủ đối với mắt người bình thường?
Để rồi đến thời điểm này, khi màn hình 2K cho smartphone đang trở thành xu hướng của năm nay, câu hỏi đó càng trở nên nóng hổi hơn bao giờ hết.
Trong bốn năm qua, chúng ta đã được chứng kiến bước tiến mạnh mẽ của công nghệ hiển thị trên thiết bị di động, từ mức 800 x 480pixels lên tới 960 x 540pixels rồi 720p và 1080p. Màn hình trên điện thoại thông minh dần trở nên to ra và sắc nét hơn bao giờ hết, để đến năm nay, năm 2014, xu hướng mà nhiều nhà sản xuất đang hướng tới đó là màn hình có độ phân giải 2.560 x 1.440 Quad HD (QHD), tiêu biểu như trên chiếc Galaxy S5 mà Samsung sắp ra mắt.
Điều đó cũng đồng nghĩa với việc người ta đang cố gắng tạo ra những chiếc điện thoại với màn hình có hơn 500 điểm ảnh trên mỗi inch (tùy thuộc vào kích thước màn hình), một con số vô cùng ấn tượng và các nhà sản xuất không có ý định dừng lại ở đó. Tuy nhiên, có cần thiết phải tốn thêm chi phí để sản xuất ra những màn hình có độ phân giải "khủng" như vậy, khi mà mắt người bình thường còn thậm chí không thể nhìn thấy sự khác biệt nữa?
Chiếc điện thoại thông minh đầu tiên với màn hình Quad HD, Vivo Xplay 3S có màn hình 6 inch, đã được công bố cách đây vài tháng. Những cái tên khác như Galaxy S5 của Samsung và Oppo Find 7 cũng được đồn đại sẽ sở hữu độ phân giải tương tự và dự kiến được tung ra tại MWC vào tuần tới. Trên thực tế, hầu hết màn hình có kích thước từ 27 inch trở lên hiện nay với độ phân giải 4K, thì đạt mật độ điểm ảnh khoảng 110 ppi, trong khi đó trên điện thoại Vivo XPlay 3S con số này lên tới 490 ppi, như vậy là cao hơn gấp bốn lần so với một màn hình lớn. Trong khi đó, theo Apple thì hầu hết mọi người thường giữ điện thoại ở khoảng cách khoảng 25cm tính từ mắt đến màn hình, khoảng cách đó tăng lên hơn hai lần (khoảng 61 cm) khi ngồi và sử dụng điện thoại bằng một tay.
Khi giới thiệu về màn hình hiển thị Retina trên iPhone 4 nguyên bản, Apple đã từng giải thích rằng mắt người chỉ có thể xử lý khoảng 300 ppi từ khoảng cách 25 cm. Thực tế có vẻ đúng như vậy khi người ta có thể xem các trang tạp chí với màn hình mật độ 300 ppi, và không ai phàn nàn về độ nét của các trang tạp chí. Tuy nhiên, một số người có quan điểm đối nghịch lại nói rằng mắt người bình thường có thể phân biệt được mật độ điểm ảnh lên đến khoảng 480 ppi hoặc thậm chí nhiều hơn, nhưng đòi hỏi phải có khoảng cách phù hợp và thị lực chuẩn. Hầu hết chúng ta rơi vào trường hợp ở giữa hai thái cực này, tùy thuộc vào độ tuổi và độ khỏe của nhãn cầu mắt.
Nếu bạn là người ủng hộ cho quan điểm cần nâng chất lượng màn hình lên độ phân giải trên 480 ppi thì có thể lấy LG Nexus 5 làm một ví dụ, với độ phân giải 1.920 x 1.080 pixels nhưng kích thước màn hình chỉ vỏn vẹn có 4.95 inch, tương đối nhỏ nhắn của nó. Điều đó tương đương với mật độ của màn hình lên tới 445 ppi, vượt xa màn hình hiển thị Retina đầu tiên của Apple và chỉ thua một xíu so với màn hình của HTC One (469 ppi). Với mật độ này, nếu "giãn" các điểm ảnh ra trên một màn hình từ tám đến 10 inch thì vẫn cho chất lượng hiển thị phông chữ tốt đối với các trình soạn thảo văn bản.
Với khoảng 3,7 triệu điểm ảnh, một màn hình Quad HD có gần gấp đôi độ phân giải so với một màn hình FullHD 1080p (2,1 triệu điểm ảnh). Càng nhiều điểm ảnh phụ sẽ đồng nghĩa là vi xử lý đồ họa sẽ cần là việc "cực nhọc" hơn và cần phải được đảm bảo mạnh mẽ hơn nếu muốn các ứng dụng đồ họa chạy mượt mà. Với những chipset mới nhất như Snapdragon 805 hay Exynos 6 CPU thì vẫn đề này có thể xem như đã được giải quyết nhưng còn một vấn đề khác liên quan đến tuổi thọ pin thì vẫn còn đó. Liệu bạn có thể sẵn sàng hy sinh nhiều yếu tố khác nhau về mặt hiệu năng chỉ để đổi lấy một màn hình với mật độ điểm ảnh lớn hơn?
Hồi tháng 10 năm ngoái, Japan Display đã giới thiệu sản phẩm màn hình Quad HD với kích thước 5.4 và 6.2 inch; trước đó 2 tháng, LG cũng đã công bố một màn hình 5.5 inch đầu tiên trên thế giới có độ phân giải 2K, bên cạnh đó, Qualcomm cũng đã trình diễn một nguyên mẫu thiết bị với màn hình 5.1 inch 2.560 x 1.440 pixels. Với tất cả các yếu tố đã được hội đủ như vậy, chắc chắn trong năm nay sẽ có rất nhiều mẫu điện thoại thông minh được trang bị màn hình với độ phân giải Quad HD ra mắt.
Tuy nhiên có vẻ như vậy vẫn là chưa đủ đối với Samsung, khi hãng này cho biết rằng họ dự kiến sẽ cho ra mắt những màn hình có độ phân giải cực lớn lên đến 3840 x 2160 (4K) vào năm 2015 với mật độ điểm ảnh từ 700 đến 800 ppi, tùy thuộc vào kích thước màn hình. Độ phân giải này thậm chí còn vượt quá giới hạn có thể nhận biết bởi mắt người bình thường và có thể phù hợp với những màn hình có kích thước lên tới 110 inch dùng trong rạp hát tại gia.
Đương nhiên, vấn đề được đưa ra bàn luận ở đây không có nghĩa là chúng ta chối bỏ sự tiến bộ của công nghệ màn hình hiển thị, hay chuẩn màn hình 4K. Vấn đề ở đây là ngay cả khi Quad HD đã trở thành tiêu chuẩn vàng cho các sản phẩm phát hành vào cuối năm nay, các nhà sản xuất vẫn nên tập trung vào cải tiến những yếu tố quan trọng hơn như tuổi thọ pin, trải nghiệm người dùng và thiết kế. Không nên chạy theo những cuộc đua nâng số điểm ảnh, nâng kích thước màn hình để rồi bỏ qua các yếu tố cơ bản nhất trên một chiếc điện thoại thông minh.
Theo Engadget
Hãng Dell trình làng màn hình 4K rẻ nhất thế giới Hãng máy tính Dell của Mỹ vừa trình làng sản phẩm màn hình 28-inch mới có độ phân giải siêu cao (4K) nhưng có giá chỉ 699 USD. (Nguồn: pcworld) Mang tên gọi P2815Q, mẫu màn hình nói trên có độ phân giải 3.840 x 2.160 pixel, đạt tiêu chuẩn 4K. Nếu so sánh thì P2815Q rẻ hơn 100 USD so với những...