‘Dải lụa xanh’ dưới chân đèo Mã Pì Lèng
Nhìn từ trên cao, lòng hồ Thủy điện Nho Quế 1 ( Mèo Vạc) như một dải lụa xanh dưới chân đèo Mã Pì Lèng.
Với phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ, hoang sơ, thơ mộng, điểm du lịch này đã trở thành điểm đến hấp dẫn không thể bỏ qua đối với du khách khi đặt chân tới Cao nguyên đá.
Để khám phá lòng hồ Thủy điện Nho Quế 1, du khách di chuyển theo hướng từ Quốc lộ 4C, đoạn qua xã Pả Vi đi xã Xín Cái. Đi khoảng 5 km, du khách sẽ đến cầu Tràng Hương, đây cũng là khu vực bãi đỗ xe của đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch trên lòng hồ Thủy điện Nho Quế 1. Tại đây du khách sẽ nghe tư vấn dịch vụ và mua vé để đi thuyền khám phá lòng hồ. Sau khi mua vé, du khách sẽ đến bến thuyền và nhận vị trí ghế ngồi trên thuyền. Trước khi khởi hành, du khách được phổ biến, hướng dẫn một số nội quy nhằm đảm bảo an toàn về người và tài sản cũng như được giới thiệu một số vị trí thuận lợi để lưu lại những bức ảnh đẹp nhất.
Du khách nước ngoài trải nghiệm trên lòng hồ Thủy điện Nho Quế 1.
Video đang HOT
Khi thuyền di chuyển cũng là thời điểm những cung bậc cảm xúc tràn về đối với mỗi du khách. Ngồi trên những con thuyền du lịch, du khách có cơ hội hòa mình vào khung cảnh thơ mộng với những bản làng ẩn hiện sau triền núi xanh thẳm, tạo cảm giác yên bình đến lạ kỳ. Mỗi buổi sáng, sương mù mỏng manh lơ lửng trên mặt nước, tạo nên khung cảnh mờ ảo như lạc vào chốn tiên cảnh. Khi mặt trời lên, ánh nắng vàng rực rỡ xuyên qua những rặng núi chiếu xuống mặt hồ lấp lánh, biến dòng Nho Quế thành một tấm gương khổng lồ phản chiếu cả đất trời.
Thuyền đi khoảng 20 phút, du khách sẽ đến hẻm Tu Sản – hẻm vực sâu nhất Đông Nam Á. Hai bên hẻm là hai vách đá dựng đứng, đây là một kiệt tác của tự nhiên, cho thấy sự kỳ diệu của địa chất qua hàng triệu năm. Với những ai đam mê nhiếp ảnh, Hẻm Tu Sản là một không gian hoàn hảo để ghi lại những khoảnh khắc đẹp mê hồn. Sắc xanh của nước, màu xám trầm của đá và ánh nắng vàng rực rỡ tạo nên sự hòa quyện tuyệt diệu, khiến bất kỳ ai cũng muốn check-in để lưu lại khoảnh khắc choáng ngợp này.
Chị Hoàng Minh Phượng, du khách đến từ Hà Nội chia sẻ: “Lần đầu tiên trong đời tôi thấy một cảnh tượng hùng vĩ như thế. Khi thuyền đi vào giữa Hẻm Tu Sản, tôi cảm nhận rõ sự nhỏ bé của con người trước thiên nhiên. Không gian tĩnh lặng, chỉ có tiếng sóng vỗ mạn thuyền và tiếng gió; khung cảnh nơi đây khác xa với sự ồn ào và bận rộn của thành phố. Tôi cảm giác như mọi lo âu đều tan biến, chỉ còn lại sự thấu hiểu giữa con người và thiên nhiên”.
Lòng hồ Thủy điện Nho Quế 1 như dải lụa xanh mềm mại.
Nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan ngày càng tăng của du khách, Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ du lịch Tu Sản đã đầu tư 51 thuyền du lịch đạt chuẩn vận tải hành khách. Mỗi thuyền đều được thiết kế an toàn, phù hợp để du khách vừa ngắm cảnh, vừa tận hưởng không gian thoáng đãng của lòng hồ. Mỗi chuyến thuyền kéo dài khoảng từ 60 – 80 phút, đưa khách du lịch xuyên qua Hẻm Tu Sản kỳ vĩ, thơ mộng và dừng chân tại những điểm check-in lý tưởng. Trên hành trình, các hướng dẫn viên luôn sẵn sàng kể những câu chuyện thú vị về dòng Nho Quế, về cuộc sống của người dân vùng cao, mang đến trải nghiệm vừa thư giãn vừa bổ ích.
Ông Nguyễn Nam Phương, Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ du lịch Tu Sản cho biết: “Chúng tôi luôn đặt sự an toàn của du khách lên hàng đầu. Ngoài việc đảm bảo an toàn còn cung cấp các dịch vụ như hướng dẫn viên, cho thuê trang phục truyền thống các dân tộc Hà Giang, dịch vụ ăn uống tốt nhất phục vụ nhu cầu của du khách. Qua đó không chỉ giúp du khách hiểu hơn về văn hóa truyền thống của người dân địa phương mà còn lan tỏa hình ảnh du lịch Hà Giang bản sắc, thân thiện, chuyên nghiệp, mến khách. Với việc triển khai đồng bộ các giải giáp, lượng khách du lịch đến tham quan tại lòng hồ ngày càng tăng, bình quân mỗi tháng đơn vị đón gần 30.000 lượt khách, doanh thu gần 2 tỷ đồng/tháng”.
Theo Chủ tịch UBND huyện Mèo Vạc Nguyễn Huy Sắc: Điểm du lịch lòng hồ Thủy điện Nho Quế 1 đang là một trong những điểm đến hấp dẫn, hoạt động hiệu quả, thu hút đông đảo khách du lịch đến tham quan, trải nghiệm. Để tiếp tục phát huy tiềm năng, thế mạnh của điểm du lịch này, hiện nay, huyện tập trung cải tạo, nâng cấp tuyến đường từ Quốc lộ 4C xuống lòng hồ. Cùng đó, chỉ đạo ngành chuyên môn tăng cường công tác kiểm tra đảm bảo điều kiện hoạt động của các thuyền chở khách, các quy định về đảm bảo an toàn giao thông đường thủy nội địa. Đồng thời khuyến khích, hướng dẫn đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách.
Pả Vi Hạ - bông hoa rực rỡ dưới chân đèo Mã Pì Lèng
Nằm trên trục Quốc lộ 4C, Làng Văn hóa du lịch cộng đồng thôn Pả Vi Hạ, xã Pả Vi, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang là nơi tập trung nhiều nét văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc Mông và là "điểm nhấn" thu hút khách du lịch.
Cách trung tâm thành phố Hà Giang khoảng 160km, du khách di chuyển mất khoảng 5-6 giờ bằng ô tô qua nhiều cung đường đèo quanh co là đến huyện Mèo Vạc - nơi có Làng Văn hóa du lịch cộng đồng thôn Pả Vi Hạ. Đây là làng văn hóa cộng đồng được xây dựng theo mô hình hợp tác công - tư với diện tích hơn 46.000m2, là nơi huyện Mèo Vạc đầu tư cơ sở hạ tầng và cho các hộ gia đình tự xây dựng homestay để làm du lịch.
Đến đây du khách sẽ ấn tượng ngay với cổng chào của Làng Văn hóa du lịch cộng đồng thôn Pả Vi Hạ, với hình dáng chiếc khèn Mông khổng lồ. Đặc biệt, nơi đây còn thu hút du khách bởi những homestay được xây dựng đúng phong cách của đồng bào dân tộc Mông. Nhà làm bằng tường đất, cột kèo bằng gỗ, mái lợp ngói âm dương hai tầng. Mỗi homestay được bố trí xây dựng trên diện tích khoảng 300m2, có hàng rào bằng đá xếp xung quanh. Ngoài ra, khuôn viên các nhà đều được trồng nhiều hoa nên cảnh quan rất đẹp khiến nhiều du khách ngỡ ngàng.
Làng văn hóa du lịch thôn Pả Vi Hạ, xã Pả Vi, huyện Mèo Vạc. Nguồn: Khánh Toàn/Báo Nhân Dân
Ngoài ra, tại làng văn hóa du khách còn được trải nghiệm dệt lanh, may vá thổ cẩm, nấu rượu và đan lát... Lưu trú tại làng văn hoá chắc chắn du khách sẽ hài lòng bởi đây là một mô hình mới, có sự chỉn chu, chuyên nghiệp trong dịch vụ theo phong cách đồng bào Mông mà vẫn đầy đủ tiện nghi. Với mức chi phí khoảng 200.000/người/đêm, du khách được trải nghiệm không gian sống của người Mông cùng các dịch vụ chuyên nghiệp và môi trường trong lành.
Trong làng còn có nhà văn hóa thôn, nhà trưng bày theo mẫu truyền thống của người Mông, có khu sân chơi được dùng làm nơi biểu diễn văn hóa, văn nghệ truyền thống. Địa điểm này không chỉ giúp địa phương bảo tồn, quảng bá văn hóa dân tộc Mông phục vụ du khách, mà còn là nơi để bà con người Mông sinh hoạt và tìm hiểu rõ hơn về văn hóa truyền thống dân tộc mình.
Chị Đào Thị Sinh - Đội trưởng Đội Tuyên truyền lưu động Trung tâm Văn hóa huyện Mèo Vạc cho biết cứ thứ 7, Chủ nhật hàng tuần, đội tuyên truyền lưu động sẽ chuẩn bị chương trình giao lưu văn nghệ mang đậm bản sắc của đồng bào dân tộc Mông, cũng như đồng bào dân tộc Hà Giang ở xã Tả Vi.
Làng Văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc Mông, thôn Pả Vi Hạ được ví như bông hoa rực rỡ dưới chân đèo Mã Pì Lèng hùng vĩ, nằm nép mình bên dòng sông Nho Quế xanh ngắt, uốn lượn, thơ mộng nơi vùng đất địa đầu Tổ quốc. Đây là điểm đến không thể bỏ qua khi du khách đặt chân đến Hà Giang.
Đi Mã Pí Lèng, thử một lần 'lạc trôi' trên dòng Nho Quế D òng sông Nho Quế xanh như ngọc thạch dịu dàng uốn lượn qua các hẻm vực dưới chân đèo nên vừa kỳ vĩ nên thơ, vừa hiểm trở cheo leo, càng mê hoặc biết bao con tim hướng về nó. Du ngoạn bằng thuyền trên dòng sông Nho Quế Đèo Mã Pí Lèng dài khoảng 20km có độ cao khoảng 1.400m nối...