Đài Loan ứng dụng công nghệ 4.0 sản xuất máy công cụ
Tại Triển lãm lần thứ 17 về máy công cụ (MTA Việt Nam 2019) đã diễn ra Diễn đàn ‘Máy móc Đài Loan-Công nghệ đột phá thông minh’
Diễn đàn do Hiệp hội Xúc tiến Thương mại Đài Loan ( Taitra) tổ chức.
Tại sự kiện, các đề tài về công nghệ thông minh được trình bày như: “Tương lai Sáng Tạo Thông minh” của Công ty Chin Fong;”Giải pháp tốt nhất về phụ tùng sản xuất ô tô và xe máy” của công ty công nghệ Takisawa; “Ưu điểm của công nghệ gia công thông minh – Mở đường thành công trong nền công nghiệp 4.0″ của tập đoàn Goodway; “TM Robot – Đối tác tốt nhất trong nhà máy tự động” của Techman Robot.
Máy công cụ Đài Loan đáp ứng đa dạng hóa nhu cầu
Chia sẻ tại diễn đàn, Bà Karen Pai – Phó Giám đốc điều hành Phòng Tiếp thị Công nghiệp, Hội đồng Phát triển Ngoại thương Đài Loan nhấn mạnh: “Đài Loan hiện trở thành một nhà sản xuất máy móc công cụ lớn thứ 5 trên toàn thếgiới sau Đức, Nhật, Ý, Trung Quốc.
Năm 2018, ngành công cụ máy móc Đài Loan đã đạt được 4 tỷ USD, 80% công cụ máy móc xuất xưởng đã xuất khẩu đến 138 nước và lãnh thổ trên thế giới. Đài Loan có một cụm công nghiệp độc nhất trên toàn thế giới.
Ở khu vực Đài Trung hiện có 1.500 nhà sản xuất lớn trong đó bao gồm những tên tuổi lớn trên toàn thế giới và hơn 10.000 công ty vệ tinh khác. Mục tiêu phát triển công nghệ mới cũng như chia sẻ nguồn lực. Chuỗi sản xuất toàn diện và đầy đủ này giúp cho các nhà máy móc công cụ Đài Loan đáp ứng được đa dạng hóa nhu cầu.
Trong kỷ nguyên 4.0, Đài Loan không chỉ tạo ra những máy móc thông minh mà còn tạo ra hệ sinh thái hoàn chỉnh cho máy móc thông minh. Tạo vị trí vai trò trong nền kỹ thuật tiên tiến trên thế giới”.
Video đang HOT
Bà Karen Pai – Phó Giám đốc điều hành Phòng Tiếp thị Công nghiệp, Hội đồng Phát triển Ngoại thương Đài Loan phát biểu tại Diễn đàn “Máy móc Đài Loan-Công nghệ đột phá thông minh”
Ngành công nghiệp máy công cụ Đài Loan bao gồm một chuỗi liên kết từ nghiên cứu, thiết kế, lắp ráp, chế tạo linh kiện, lắp đặt tổng thể, kiểm tra, bán hàng và các dịch vụ hậu mãi,… chủ yếu là gia công máy trung tâm và máy phay CNC. Các nhà sản xuất Đài Loan tập trung tích hợp trong cấu hình kinh kiện máy công cụ, phù hợp với nhu cầu riêng biệt của từng khách hàng.
So sánh với sản phẩm do Nhật và Đức sản xuất, máy công cụ Đài Loan mang lại chất lượng ưu việt tương đương nhưng giá cả chỉ bằng 85%. Hơn thế nữa, Đài Loan còn có thế mạnh về cánh tay cơ khí đo đạc và kiểm soát chính xác cao, điều khiển từ xa, giao diện đồ họa, thu thập dữ liệu mạng IoT,… ứng dụng trong công nghiệp sản xuất ô tô- xe máy, hàng không vũ trụ, điện tử tiêu dùng, khuôn đúc,…
Đài Loan có thế mạnh về cánh tay cơ khí đo đạc và kiểm soát chính xác cao, điều khiển từ xa,
Công nghiệp máy công cụ Đài Loan bao gồm một chuỗi liên kết từ nghiên cứu, thiết kế, lắp ráp, chế tạo linh kiện, lắp đặt tổng thể, kiểm tra, bán hàng và các dịch vụ hậu mãi,… chủ yếu là gia công máy trung tâm và máy phay CNC. Các nhà sản xuất Đài Loan tập trung tích hợp trong cấu hình kinh kiện máy công cụ, phù hợp với nhu cầu riêng biệt của từng khách hàng.
Chiến lược ưu tiên thị trường Việt Nam
Việt Nam và Đài Loan có mối quan hệ rất mật thiết về kinh tế cũng như về công nghệ. Trong năm 2018, thương mại Việt Nam và Đài Loan đạt được 16,3 tỷ USD, Việt Nam trở thành đối tác thương mại lớn thứ 6 của Đài Loan.
Theo thống kê của hải quan Đài Loan, từ tháng 1 đến tháng 4 năm nay, xuất khẩu từ Đài Loan sang Việt Nam tăng 4,74%, đạt 3,5 tỷ USD, trong khi đó con số nhập khẩu của Đài Loan đạt 3,9 tỷ USD. Đài Loan hiện là nhà đầu tư trực tiếp lớn thứ 4 tại Việt Nam, đã đầu tư khoảng 31,4 tỷ USD từ năm 1988 đến 2018.
Hiện có hơn 4,000 công ty Đài Loan đang hoạt động tại Việt Nam, tạo ra hơn 4 triệu việc làm trực tiếp và gián tiếp. Rất nhiều trong số họ đã mở rộng kinh doanh của mình trong các lĩnh vực như giày dép, may mặc, máy móc, xe cộ,…
Trong giai đoạn công nghiệp 4.0, Đài Loan hướng đến mục tiêu phát triển phù hợp các công nghệ cốt lõi và ứng dụng tích hợp với các xu hướng địa phương, quốc tế và tương lai. Trong đó, Việt Nam là top thị trường ưu tiên của các doanh nghiệp sản xuất công cụ thông minh Đài Loan.
Ông Ngô Trường Thọ, Giám đốc công ty Syntec Việt Nam
Doanh nghiệp Đài Loan luôn nắm bắt xu thế và đã có chuỗi cung ứng từ linh kiện chủ chốt, mô-đun tự động hóa, đến hệ thống tích hợp… bên cạnh đó, học có những lợi thế khác như tạo được niềm tin với khách hàng chất lượng sản phẩm khi có nhiều doanh nghiệp Đài Loan đặt trụ sở, văn phòng tại Việt Nam và họ nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng tốt nhu cầu lẫn thị hiếu của DN VN, hỗ trợ tối đa về kỹ thuật.
Giá thành và chất lượng sản phẩm máy móc đến từ Taiwan chính là tiêu chí lựa chọn ưu tiên của DNVN so với các các dòng máy đến từ Châu âu hay các nước thộc Đông Nam Á.
Ông Jin Hung – Đại diện công ty TBI Inside
Đến với triển lãm MTA 2019 lần này, ngoài việc mang đến thị trường Việt Nam các dòng máy cung cấp giải pháp thông minh, chúng tôi còn tư vấn không chỉ riêng doanh nghiệp Việt Nam mà còn có cả các doanh nghiệp trong khu vực Đông Nam Á về linh kiện, mô đun tự động hóa, rô bốt tích hợp với công nghê 4.0 vì đây là thế mạnh của doanh nghiệp Đài Loan. Tham gia triển lãm lần này với
sự bảo trợ của TAITRA, TBI Inside muốn giới thiệu những máy móc, công nghiệp sản xuất thông minh phục vụ cho ngành công nghiệp từ kim khí, điện tử, viễn thông, dệt may, năng lượng…
Theo Đất Việt
Nhà sáng lập Foxconn khuyên Apple chuyển hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc
Lời khuyên này được đưa ra trong bối cảnh phần lớn sản phẩm của Apple sắp chịu mức thuế quan mới do được sản xuất tại Trung Quốc.
Theo báo cáo từ Bloomberg, nhà sáng lập Foxconn, ông Terry Gou đang khuyên Apple nên chuyển việc sản xuất của họ ra khỏi Trung Quốc. " Tôi khuyên Apple nên chuyển tới Đài Loan." Ông Gou cho biết khi hỏi về việc liệu Apple có chuyển hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc hay không.
" Tôi nghĩ điều đó rất có thể." Foxconn hiện là một trong những đối tác sản xuất quan trọng của Apple, sản xuất phần nhiều iPhone của công ty tại Trịnh Châu, Trung Quốc.
Ngày càng nhiều những dự đoán cho rằng Apple sẽ chuyển một số hoạt động sản xuất của mình ra khỏi Trung Quốc, khi cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đang leo thang. Cuối tháng này, chính quyền ông Trump được cho sẽ áp mức thuế 25% lên điện thoại, laptop, tablet sản xuất tại Trung Quốc - đây cũng là các sản phẩm mang lại doanh thu lớn cho Apple.
Apple đã yêu cầu những sản phẩm của họ sẽ được loại trừ khỏi mức thuế quan này, khi cho rằng, nó sẽ làm " giảm mức đóng góp của Apple cho nền kinh tế Mỹ" và " trở thành gánh nặng cho khả năng cạnh tranh của họ trên toàn cầu."
Tuy vậy, Apple cũng được cho đang quan tâm đến việc chuyển bớt hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc, cho dù sẽ không đến Đài Loan. Đầu tuần này, các báo cáo cho thấy, họ đã yêu cầu các nhà cung cấp của mình, bao gồm cả Foxconn, đánh giá các khả năng để chuyển từ 15% đến 30% sản lượng của mình ra khỏi Trung Quốc. Tuy nhiên, điểm đến đang được ưu tiên là Ấn Độ và Việt Nam, tiếp sau đó là Mexico, Indonesia và Malaysia.
Trước đó, một lãnh đạo khác của Foxconn, ông Young Liu, cho biết, công ty sẵn sàng sản xuất ra những chiếc iPhone bên ngoài Trung Quốc để tránh cuộc chiến thuế quan giữa Mỹ-Trung cho Apple.
Theo GenK
Tại sao các hãng công nghệ đều không công bố giá sản phẩm mới ra mắt tại Computex năm nay? Trong khuôn khổ sự kiện Computex diễn ra vào tháng 5 vừa qua tại Đài Loan, chúng ta đã được chứng kiến những cải tiến công nghệ mới nhất đến từ các ông lớn Qualcomm, Dell, Asus, AMD và hàng trăm tập đoàn khác. Hầu như toàn bộ các công ty đều công bố ngày phát hành cho các sản phẩm mới của...