Đài Loan muốn mua UAV vũ trang Mỹ
Đài Loan dường như đang đàm phán mua 4 trinh sát cơ không người lái Sea Guardian của Mỹ với giá trị khoảng 600 triệu USD.
Thông tin được 6 quan chức Mỹ giấu tên tiết lộ hôm 6/8, có khả năng đẩy cao căng thẳng Mỹ – Trung xoay quanh vấn đề Đài Loan. “Thỏa thuận bán máy bay không người lái ( UAV) đã được Bộ Ngoại giao Mỹ ngầm thông qua, nhưng hiện chưa rõ Washington có đồng ý bán phi cơ kèm vũ khí cho Đài Bắc hay không”, một nguồn tin cho hay.
Đài Loan chuyển đề xuất mua UAV vũ trang cho Mỹ hồi đầu năm nay. Washington tuần trước gửi thông tin về chi phí và khả năng thực hiện hợp đồng cho Đài Bắc, bước quan trọng cho thấy chính quyền Mỹ sẵn sàng bán khí tài này cho Đài Loan. Tuy nhiên, nó không mang tính ràng buộc và có thể thay đổi.
Nguyên mẫu Sea Guardian bay thử hồi năm 2018. Ảnh: Lầu Năm Góc.
Chi phí ước tính cho 4 UAV Sea Guardian, kèm theo trạm điều khiển mặt đất, linh kiện phụ tùng, huấn luyện và hỗ trợ kỹ thuật có thể lến đến 600 triệu USD. Ngoài ra hợp đồng có thể kèm theo điều khoản mở đường để Mỹ bán thêm khí tài tương tự cho Đài Loan trong tương lai.
Thương vụ này cần được quốc hội Mỹ và Tổng thống Donald Trump phê duyệt trước khi được tiến hành. Bộ Ngoại giao Mỹ có thể gửi thông báo cho quốc hội sớm nhất vào tháng 9, cơ quan này sẽ có 30 ngày để chặn hợp đồng.
Video đang HOT
Đây có thể là hợp đồng bán UAV đầu tiên của Mỹ kể từ khi chính quyền Tổng thống Donald Trump thực hiện kế hoạch tăng cường xuất khẩu UAV bằng cách diễn giải lại các điều khoản trong Hiệp ước Kiểm soát Công nghệ Tên lửa (MTCR), cho phép Washington bán nhiều loại trinh sát cơ với tầm bay và tính năng hiện đại hơn trước.
Tuy nhiên, các thượng nghị sĩ Mỹ hôm 6/8 đề xuất dự luật cấm xuất khẩu, chuyển giao hoặc bán UAV hiện đại cho những nước không phải đồng minh thân cận của Washington. Các quốc gia có thể mua UAV tối tân của Mỹ gồm thành viên NATO, Australia, New Zealand, Hàn Quốc, Nhật Bản và Israel.
Bộ Ngoại giao Mỹ và Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc tại Mỹ đều từ chối bình luận về thông tin này.
Sea Guardian là máy bay tuần thám biển được Mỹ phát triển từ dòng MQ-9 Reaper. Nó được trang bị radar hàng hải đa chức năng SeaVue, có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ trinh sát và do thám tầm xa. Mỗi chiếc cũng có thể mang tên lửa dẫn đường Hellfire và bom thông minh với tổng khối lượng gần 1,5 tấn.
Phiên bản Sea Guardian có tầm hoạt động hàng nghìn km, vượt xa mức 250 km của phi đội UAV trong biên chế lực lượng phòng vệ Đài Loan hiện nay.
Trung Quốc coi Đài Loan là một phần lãnh thổ và sẵn sàng dùng vũ lực để thống nhất nếu cần thiết. Dù công nhận chính sách “Một Trung Quốc”, Mỹ vẫn duy trì quan hệ ngoại giao và bán vũ khí cho Đài Loan, nhưng thường không cung cấp những khí tài hiện đại nhất để tránh gây căng thẳng với Trung Quốc. Chính quyền Trump đã phê duyệt nhiều hợp đồng vũ khí với trị giá nhiều tỷ USD cho Đài Loan kể từ năm 2018 đến nay.
Đọ sức mạnh máy bay không người lái giữa Trung-Ấn
Giới quân sự nhận định, máy bay không người lái (UAV) đóng vai trò rất quan trọng trong khu vực tranh chấp biên giới Trung Quốc và Ấn Độ ở vùng núi Himalaya.
Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) dẫn nguồn truyền thông Ấn Độ cho biết, chính phủ nước này hôm 15/7 đã lên kế hoạch mua thêm UAV trinh sát tầm xa Heron từ Israel. Ngoài ra, UAV chiến đấu Predator B do Mỹ sản xuất cũng nằm trong danh sách mua sắm.
Trong khi đó, Trung Quốc đã sử dụng UAV nhiều lần kể từ khi nổ ra xung đột với Ấn Độ tại Đường Kiểm soát thực tế (LAC). Bắc Kinh hồi đầu tháng này đã công bố nhiều bức ảnh được chụp bằng máy bay không người lái về các hoạt động của binh sĩ Ấn Độ ở thung lũng Galwan.
"UAV có thể dễ dàng xâm nhập vào những nơi mà con người không thể tiếp cận, giám sát được những địa điểm khó tuần tra. Về UAV, Ấn Độ gặp bất lợi về cả số lượng lẫn chất lượng", SCMP dẫn lời nhà phân tích quân sự Chu Chấn Minh làm việc tại Bắc Kinh nói.
Theo SCMP, Israel hiện là nhà cung cấp máy bay không người lái chính cho quân đội Ấn Độ, với các mẫu Heron và Searchers dùng cho nhiệm vụ do thám. Còn các loại như Harpies và Harops được dùng trong các nhiệm vụ chống bức xạ.
Một số nguồn tin cho biết, hiện quân đội Ấn Độ trang bị khoảng 70 chiếc Heron. Năm 2018, một chiếc Heron đã bay qua LAC gần Doklam và rơi trên đất Trung Quốc. Ấn Độ cũng tự phát triển một số mẫu UAV tầm trung lưỡng dụng (MALE UAV) như Rustom và Rustom II.
Trong khi đó, Trung Quốc là một trong những quốc gia chế tạo và xuất khẩu UAV lớn nhất thế giới. Một trong những loại được quân đội Trung Quốc dùng nhiều là máy bay không người lái do thám/ chiến đấu GJ-2.
Hiện không rõ Không quân Trung Quốc đưa vào trang bị bao nhiêu chiếc GJ-2, nhưng nước này từng bán 48 phiên bản xuất khẩu của GJ-2 với cái tên Dực Long 2.
SCMP cho biết, Trung Quốc còn triển khai tới vùng biên giới với Ấn Độ một số lượng lớn máy bay không người lái CH-4, từng được thử nghiệm tại Tây Tạng hồi 2018, và BZK-005C từng xuất hiện tại sân bay Lhasa năm 2017.
Mẫu UAV BZK-005C do Trung Quốc sản xuất. Ảnh: SCMP
Cụ thể, BZK-005C đã tham gia một cuộc tập trận bắn đạn thật ở Tây Tạng hồi đầu năm nay, và bắn thử nghiệm các loại tên lửa và bom dẫn đường xuống nhiều mục tiêu dưới mặt đất.
Ngoài các UAV tấn công, Trung Quốc còn sử dụng một số loại máy bay không người lái cỡ nhỏ bốn cánh quạt (Quadcopter) dài chỉ 20cm trong một số cuộc diễn tập ban đêm ở địa hình đồi núi cao. Các lữ đoàn pháo binh thì dùng UAV hạng nhẹ để phát hiện mục tiêu xa hàng chục km.
"Đối với Ấn Độ, quy trình sản xuất chậm và số lượng UAV rất hạn chế. Trên thế giới, không có loại UAV nào rẻ ngoại trừ các mẫu do Trung Quốc sản xuất, cho nên tôi không thấy Ấn Độ có cơ hội nào để 'áp đảo' Trung Quốc về mảng UAV tại vùng biên giới", ông Chu nói thêm.
Mỹ triển khai UAV 180 triệu USD gần Đài Loan Trinh sát cơ không người lái MQ-4C của hải quân Mỹ hoạt động gần Đài Loan trong bối cảnh hòn đảo tập trận bắn đạn thật quy mô lớn. "Máy bay trinh sát không người lái MQ-4C Triton của hải quân Mỹ tuần tra khu vực đông nam Đài Loan hôm 15/7. Hiếm khi phát hiện được UAV Mỹ trên Biển Đông", tổ...