Đài Loan muốn hồi hương hơn 1.000 người Việt hết hạn visa
Đài Loan đang tìm cách hồi hương hơn 1.000 người Việt quá hạn visa mắc kẹt ở hòn đảo do Covid-19.
Các trung tâm tạm giữ ở Đài Loan đang bị quá tải sau khi tiếp nhận số lao động nhập cư người Việt quá hạn visa và việc trục xuất họ không thể diễn ra do các chuyến bay quốc tế đến Việt Nam đã bị đình chỉ từ ngày 22/3 nhằm ngăn chặn Covid-19 lây lan.
Sở Di trú Đài Loan hồi tháng 3 giới thiệu một chương trình khuyến khích những người quá hạn visa tự nguyện trình diện để được giảm hình phạt. Khoảng 800 công dân Việt Nam sau đó đã trình báo với cơ quan chức năng Đài Loan và được đưa đến trung tâm tạm giữ.
Các công dân Việt Nam làm thủ tục tại sân bay quốc tế Đào Viên Đài Loan hôm 29/5 trước khi lên chuyến bay về nước hôm 29/5. Ảnh: CNA
Mỗi trung tâm tạm giữ người nhập cư ở Đài Bắc, Cao Hùng, Nghi Lan và Nam Đầu có sức chức 300-400 người. Trong những tháng qua, tất cả các cơ sở này đều đã hoạt động 80% công suất, với hầu hết người bị giam là lao động Việt Nam.
Theo Luật Di trú Đài Loan, thời gian tạm giữ tại các trung tâm không quá 100 ngày, do đó giới chức hòn đảo đang nỗ lực để đưa những lao động mắc kẹt về nước trên các chuyến bay đặc biệt.
Theo Bộ Ngoại giao Việt Nam, trong hơn hai tháng nay, Việt Nam đã tổ chức nhiều chuyến bay thương mại để đưa hơn 5.000 người Việt từ khắp nơi trên thế giới về nước. Các cơ quan chức năng sẽ tiếp tục tổ chức các chuyến bay đưa công dân về nước căn cứ vào diễn biến dịch bệnh trong nước và quốc tế, nguyện vọng về nước của công dân và năng lực cách ly tại các địa phương.
Video đang HOT
Hôm 29/5, 343 công dân Việt Nam, trong đó có 243 phụ nữ có thai, đã rời Đài Loan trên chuyến bay hồi hương đầu tiên do hai bên phối hợp tổ chức.
Tổng số ca nhiễm nCoV tại Việt Nam hiện là 332, trong đó 317 người khỏi bệnh và không có ca tử vong. Đài Loan ghi nhận 443 ca nhiễm nCoV, 7 ca tử vong.
Hôm 1/6, ông Chuang Jen-hsiang, phát ngôn viên Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Đài Loan, cho biết chính quyền hòn đảo đang lên kế hoạch rút ngắn thời gian cách ly với du khách đến từ một số nước có nguy cơ lây nhiễm Covid-19 thấp, trong đó có Việt Nam.
Theo đó, những người đến từ Việt Nam sẽ chỉ cần cách ly trong 5 ngày, thay vì 14 ngày theo quy định được áp dụng từ hôm 19/3 với người nước ngoài nhập cảnh Đài Loan.
Đài Loan viện trợ khẩu trang cho thế giới khiến Trung Quốc tức giận
Đài Loan đã tăng cường các nỗ lực nâng cao hình ảnh toàn cầu của mình bằng cách quyên góp thiết bị y tế giúp các nước bị ảnh hưởng nặng trên thế giới, một động thái đã khiến Bắc Kinh lên tiếng phản đối gay gắt.
Lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn tại cuộc họp báo sau khi tuyên bố các gói hỗ trợ chống lại ảnh hưởng của COVID-19 - Ảnh: Reuters
Các nhà quan sát cho biết những nỗ lực của Đài Loan trong việc kiểm soát COVID-19 đã làm nổi bật những điểm mạnh của hệ thống y tế của hòn đảo và nâng cao hình ảnh trên trường quốc tế.
Chủ tịch Ủy ban Châu Âu (EC) Ursula von der Leyen mới đây đã dành những lời ca ngợi Đài Loan do hòn đảo này đã quyên góp hàng triệu khẩu trang giúp châu Âu chống lại đại dịch COVID-19.
"Liên minh châu Âu cảm ơn Đài Loan vì đã hỗ trợ 5,6 triệu chiếc khẩu trang để giúp chống lại coronavirus. Sự bùng nổ virus trên toàn cầu đã đòi hỏi sự đoàn kết và hợp tác quốc tế. Chúng tôi thực sự đánh giá cao cử chỉ này của Đài Loan", bà Ursula von der Leyen cho biết trên mạng xã hội Twitter.
Bộ Ngoại giao Mỹ sau đó cũng gọi Đài Loan là một người bạn thực sự vì những đóng góp của hòn đảo để đối phó với đại dịch COVID-19 hiện đã làm hơn 1,2 triệu người nhiễm và hơn 64.000 người chết.
Phản ứng trước các động thái trên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh lưu ý rằng Đài Loan đã cấm xuất khẩu khẩu trang khi dịch bệnh đạt đỉnh ở Trung Quốc đại lục, và rằng hòn đảo không nên chơi bất kỳ "thủ đoạn chính trị" nào để gia nhập Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Bà Hoa cũng nhắc nhở rằng các công ty và cá nhân Trung Quốc đại lục cũng đã viện trợ vật tư y tế cho Mỹ nhưng lại không nhận được bất kỳ sự ghi nhận chính thức nào từ chính quyền Washington cho những nỗ lực đó.
"Hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau là điều thiết thực cần làm trong đại dịch này. Nhưng Mỹ và Đài Loan cần được lưu ý rằng nếu có ai cố gắng sử dụng đại dịch này để chơi các thủ đoạn chính trị và làm tổn thương lợi ích cốt lõi của Trung Quốc, họ nên cẩn thận", bà Hoa nhấn mạnh.
Trung Quốc vốn từ lâu luôn xem Đài Loan là một phần lãnh thổ cần thống nhất và không ngừng gây áp lực đối với hòn đảo này, kể cả bằng vũ lực. Bắc Kinh đã nhiều lần gia tăng sức ép nhằm khiến hòn đảo tự trị này mất đi nhiều đồng minh ngoại giao. Trung Quốc cũng cảnh báo các quốc gia không nên thông đồng với các nỗ lực của hòn đảo trong việc tham gia các tổ chức toàn cầu như WHO.
Về phần mình, lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn giải thích rằng lệnh cấm xuất khẩu khẩu trang đã được dỡ bỏ vì Đài Loan không thể đứng yên trong khi các quốc gia khác đang rất cần sự giúp đỡ.
"Tôi muốn nói với cộng đồng quốc tế rằng Đài Loan sẽ tích cực tăng cường hợp tác với tất cả quốc gia để ngăn chặn sự lây lan của đại dịch", bà Thái nói và khẳng định thêm rằng nếu COVID-19 không được kiểm soát thì đại dịch sẽ không bao giờ chấm dứt và hòn đảo sẽ vẫn luôn gặp nguy hiểm.
Nhà nữ lãnh đạo cho biết: "Ở giai đoạn này, chúng tôi sẽ quyên góp 10 triệu khẩu trang, khoảng 1 ngày sản xuất, để hỗ trợ nhân viên y tế ở các quốc gia nơi dịch COVID-19 đặc biệt nghiêm trọng. Sau đó, chúng tôi sẽ cung cấp nhiều hỗ trợ hơn nữa cho cộng đồng quốc tế dựa trên năng lực sản xuất của chúng tôi".
Bà Thái cũng đề nghị chia sẻ hệ thống kiểm dịch điện tử mà hòn đảo sử dụng để phân tích dữ liệu lớn.
Do sự gần gũi về mặt địa lý với Trung Quốc đại lục cùng sự trao đổi thường xuyên của người dân hai bờ eo biển, Đài Loan đã được dự đoán là một trong những nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch COVID-19.
Nhưng nhờ có phản ứng nhanh trong việc xử lý virus cùng sự minh bạch trong việc thông báo cho công chúng về tình hình, truy dấu hiệu quả tiếp xúc của người nhiễm và khuyến cáo công chúng sử dụng khẩu trang ở những nơi công cộng, Đài Loan được coi là đã kiểm soát được đại dịch.
Thành công ban đầu của Đài Loan đã giành được sự công nhận từ ít nhất 35 quốc gia, những nước này cũng đã xin lời khuyên và muốn hợp tác với hòn đảo, Cơ quan ngoại giao Đài Loan cho biết.
Ngoài ra, Đài Loan hứa sẽ tặng 7 triệu khẩu trang cho các nước châu Âu bị ảnh hưởng nặng nhất, bao gồm cả Ý và Tây Ban Nha. Hòn đảo cũng đề nghị cung cấp 1 triệu khẩu trang, và thiết bị y tế cho 15 nước vẫn duy trì quan hệ ngoại giao chính thức với hòn đảo.
Hoàng Vũ
Tại sao Đài Loan chống dịch tốt hàng đầu thế giới dù không thuộc WHO? Nhờ phản ứng nhanh, dứt khoát và minh bạch trong dịch COVID-19, Đài Loan đến nay tránh được tình huống phải phong tỏa mọi hoạt động kinh tế, xã hội trên diện rộng giống Trung Quốc và nhiều nước khác. Trên đường phố Đài Bắc ngày 2-4 - Ảnh: CNA Ngày 25-1, giữa lúc thế giới còn mơ màng về hiểm họa virus...