Đài Loan mất kiên nhẫn với Mỹ, chính thức khởi động tự đóng tàu ngầm
Đài Loan muốn xây dựng hạm đội tàu ngầm lượng giãn nước từ 1.200 – 3.000 tấn, đã chính thức khởi động kế hoạch tự chế tạo, đối phó với Trung Quốc.
Tàu ngầm Hải Long và Hải Hồ của Hải quân Đài Loan
Đài tiếng nói nước Đức ngày 29 tháng 12 đưa tin, Chính phủ Đài Loan cho biết, sẽ khởi động kế hoạch tự xây dựng hạm đội tàu ngầm. Trước đó, Đài Loan từng nhiều năm trông đợi có thể mua tàu ngầm của Mỹ, nhưng cuối cùng không có kết quả.
Cấp cao Đài Loan: Sẽ không xây dựng “lực lượng tàu ngầm mini”
Tham mưu trưởng Hải quân Đài Loan, trung tướng Tiêu Duy Dân cho biết, sẽ không tiếp nhận kiến nghị của một cơ quan nghiên cứu Mỹ về xây dựng hạm đội tàu ngầm mini. Trước đây từng có bài báo cho rằng, “Trung tâm đánh giá ngân sách chiến lược” – một cơ quan nghiên cứu Mỹ viết báo cáo, kiến nghị Đài Loan xây dựng một hạm đội với 42 tàu ngầm mini lớp 120 tấn, tiến hành “cuộc chiến du kích trên biển” với Hải quân Trung Quốc.
Trung tướng Tiêu Duy Dân cho biết, hiện nay, tàu ngầm mà Đài Loan có nhu cầu là lớp 1.200 – 3.000 tấn. “Tàu ngầm cỡ nhỏ 120 tấn bị hạn chế rất lớn về năng lực trinh sát, năng lực chạy liên tục và năng lực tác chiến”. Hơn nữa, môi trường vùng biển xung quanh Đài Loan phức tạp, dòng nước mạnh, vì vậy, loại tàu ngầm cỡ nhỏ này “không phù hợp với nhu cầu tác chiến của chúng tôi”.
Tên lửa chiến thuật Đông Phong-11 Trung Quốc
Video đang HOT
Uỷ viên Lập pháp Lâm Úc Phương cũng cho rằng, trong tương lai tàu ngầm Đài Loan không thể chỉ tuần tra ở duyên hải, khi cần thiết cũng phải xâm nhập cảng hoặc tuyến đường biển của kẻ thù để tiến hành đặt mìn hoặc tấn công.
Tướng Tiêu Duy Dân không đề xuất cụ thể công ty nào giành được hợp đồng thiết kế. Nhưng, nguồn tin từ Quân đội cho biết, hợp đồng sẽ giao cho đội ngũ 3 bên, thành viên bao gồm Trung tâm nghiên cứu phát triển ngành biển và tàu Đài Loan, Công ty TNHH cổ phần đóng tàu quốc tế Đài Loan và Cố vấn khoa học công nghệ nước ngoài.
Mất công chờ Mỹ bán tàu ngầm
Năm 2001, Tổng thống Mỹ khi đó George W. Bush từng phê chuẩn bán 8 tàu ngầm động cơ thông thường cho Đài Loan, coi đây là một phần bán vũ khí quy mô lớn cho Đài Loan của Mỹ từ năm 1992 đến nay. Nhưng, sau đó, vấn đề Đài Loan nhập khẩu tàu ngầm của Mỹ bị gác lại, ít có tiến triển thực chất.
Mỹ đã hơn 40 năm không chế tạo tàu ngầm động cơ thông thường. Còn theo truyền thông đưa tin, Đức và Tây Ban Nha đều từ chối cung cấp phương án thiết kế cho Đài Loan để tránh làm tức giận chính quyền Bắc Kinh.
Biên đội tàu sân bay Liêu Ninh, Hải quân Trung Quốc trên Biển Đông
Hải quân Đài Loan hiện nay sở hữu 4 tàu ngầm, nhưng trong đó chỉ có 2 chiếc có thể đưa vào chiến đấu. 2 chiếc khác là sản phẩm được Mỹ chế tạo từ thập niên 40 của thế kỷ trước, quá cũ kỹ, không thể tham gia chiến đấu thực tế.
Tăng trưởng sức mạnh quân sự của Trung Quốc làm cho Đài Loan lo lắng
Trong bối cảnh sức mạnh quân sự của Trung Quốc tăng trưởng rất mạnh, Đài Loan rõ ràng đã mất đi kiên nhẫn đối với kế hoạch mua sắm tàu ngầm Mỹ mãi không thể thực hiện.
Đầu tháng 10 năm 2014, khi thăm Mỹ và tham gia “Hội nghị công nghiệp quốc phòng Mỹ-Đài”, Khâu Quốc Chính từng chỉ ra, Đài Loan không chỉ dựa vào mua sắm vũ khí mang tính phòng vệ của nước ngoài, mà còn tích cực đầu tư vào tự nghiên cứu phát triển quốc phòng, tàu ngầm trải qua nhiều năm trông đợi vẫn chưa được Mỹ bán, vì vậy đã khởi động công tác chuẩn bị tự chế tạo tàu ngầm.
Khâu Quốc Chính khi đó cho biết, Quân đội Trung Quốc tăng cường năng lực kiểm soát biển, kiểm soát trên không, chiếc tàu sân bay đầu tiên Liêu Ninh và cụm chiến đấu của nó đã hoàn thành diễn tập huấn luyện lần đầu tiên vào đầu năm, tăng tốc chuyển đổi hải quân biển xa; độ chính xác và khả năng cơ động của tên lửa đạo đạo chiến thuật và tên lửa hành trình tăng mạnh, ngoài ra còn đang nghiên cứu chế tạo máy bay chiến đấu tàng hình J-20 và J-31, có kế hoạch mua máy bay chiến đấu Su-35 của Nga.
Máy bay chiến đấu tàng hình số hiệu 2013 của Trung Quốc
Theo Giáo Dục
Hải quân Đài Loan tiếp nhận "sát thủ tàu sân bay" lớp Tuo Jiang
Ngày 23-12, hải quân Đài Loan đã chính thức tiếp nhận chiếc tàu hộ tống tàng hình mang tên lửa đầu tiên do họ tự thiết kế và chế tạo với biệt danh "sát thủ diệt tàu sân bay".
Tại một bến cảng thương mại ở thành phố Suao thuộc tỉnh miền nam Yilan, người đứng đầu cơ quan quốc phòng Yen Ming đã chủ trì buổi lễ bàn giao. Theo đó, công ty đóng tàu Lung Teh của Đài Loan đã bàn giao chiếc tàu hộ tống lớp Tuo Jiang (Đà River) 500 tấn mang số hiệu 618 cho hải quân.
Theo một quan chức tham dự lễ bàn giao, hải quân hòn đảo này sẽ bắt đầu huấn luyện thủy thủ để làm quen với tàu. Theo kế hoạch, chiếc tàu có giá khoảng 2,1 tỷ Đài tệ (66,39 triệu USD) này dự kiến sẽ được biên chế hoạt động vào tháng 3-2015.
Tuo Jiang là chiếc đầu tiên trong loạt đóng 12 tàu tên lửa 500 tấn lớp này, được Đài Loan tự phát triển trong một chương trình có tên "Biển cuộn" nhằm thay thế hạm đội tàu chiến đã cũ của họ.
Tàu hộ tống Tuo Jiang của Đài Loan
Tàu hộ tống Tuo Jiang được thiết kế kiểu 2 thân chính và sẽ được trang bị một hệ thống vũ khí cực mạnh với tổng cộng 16 ống phóng tên lửa chống hạm siêu âm Hùng Phong 3 có tầm bắn 150km, vốn được giới truyền thông Đài Loan mệnh danh là "sát thủ diệt tàu sân bay", và ống phóng ngư lôi Mark 46.
Tàu có chiều dài 60,4m; rộng 14m và được vận hành bởi kíp thủy thủ 41 người. Nó có thể chạy khá nhanh trên biển, đạt vận tốc 38 hải lý/giờ (70km/giờ) và tầm hoạt động 2.000 hải lý (3.700km).
Tuo Jiang cũng được ứng dụng công nghệ thiết kế tàng hình, kết hợp với tốc độ di chuyển cực nhanh của nó sẽ tăng cường đáng kể khả năng tiếp cận lại gần các mục tiêu tiềm năng.
Ngoài tên lửa đối hạm Hùng Phong 3, tàu hộ tống Tuo River còn được trang bị 1 pháo hạm 76mm; 4 súng máy 12,7mm và một hệ thống phòng thủ tầm gần CIWS Phalanx 20mm. Trên tàu không có nhà chứa trực thăng nhưng có một bãi đáp đủ rộng để cho một máy bay trực thăng tầm trung (khoảng 10 tấn) có thể cất/hạ cánh.
Theo An Ninh Thủ Đô
Hạm đội tàu ngầm Đài Loan có thực sự yếu kém như vẫn nghĩ Hải quân Đài Loan hiện có trong biên chế 4 tàu ngầm tấn công diesel - điện thuộc 2 lớp sau đây. 1. Tàu ngầm lớp Hai Shih (Tench) Tàu ngầm USS Gudgeon (SS-567) lớp Tench của Hải quân Mỹ Tench là lớp tàu ngầm diesel - điện được đóng cho Hải quân Mỹ vào giai đoạn 1944 - 1951. Tench thực chất...