Đài Loan chi mạnh sắm 36 xe thiết giáp đổ bộ AAV-7 của Mỹ
Thông tấn xã Đài Loan mới đưa tin, Tham mưu trưởng lực lượng hải quân Đài Loan Cao Thiên Trung hôm 21/11 tuyên bố, lực lượng hải quân của hòn đảo này dự định mua thêm 36 xe bọc thép lội nước AAV-7 cũ của Mỹ.
Ủy viên lập pháp Lâm Úc Phương cũng tiết lộ trong phiên điều trần của Viện lập pháp Đài Loan là cơ cấu quốc phòng của Đài Loan dự định từ năm 2015 đến năm 2019 sẽ chi 5 tỷ Đài tệ để mua 40 chiếc xe đổ bộ tấn công AAV-7 cũ của Mỹ.
Ông Cao Thiên Trung tiết lộ, ban đầu, hải quân Đài Loan dự tính sẽ mua tổng cộng 65 chiếc AAV-7, tuy nhiên qua quá trình tinh giảm biên chế thì hiện tại phía Đài Loan chỉ cần 36 chiếc AAV-7. Đài Loan cần mua thêm những chiếc xe AAV-7 có khả năng lội nước, nâng cao khả năng cơ động chiến đấu và năng lực tác chiến phản ứng nhanh cho lục quân.
Xe thiết giáp đổ bộ AAV-7 có khả năng tác chiến đổ bộ vượt biển
Tuy nhiên, ông Lâm Úc Phương cũng đặt dấu hỏi về yêu cầu tác chiến phòng thủ khu vực eo biển Đài Loan. Hiện lục quân Đài Loan đã đáp ứng đủ yêu cầu tác chiến với 54 xe đổ bộ đột kích AAV-7, để hỗ trợ cho các hoạt động tác chiến phòng vệ nội đảo, Đài Loan sử dụng loại xe bọc thép bánh lốp “Vân Báo” có lẽ sẽ phù hợp hơn.
Xe đổ bộ đột kích AAV-7 được phát triển và đưa vào phục vụ từ đầu thập niên 70 của thế kỷ trước, nhưng cho đến nay, AVV-7 vẫn là phương tiện bọc thép đổ bộ số 1 của hải quân đánh bộ Mỹ. AAV-7 là loại xe bọc thép đổ bộ lưỡng thê, có khả năng hành tiến trên mặt nước và di chuyển trên cạn, được trang bị trên các tàu chiến đổ bộ cỡ lớn của Mỹ.
AAV-7 cũng có khả năng cơ động cực nhanh trên mặt đất
Video đang HOT
AV-7 nặng 29,1 tấn, dài 7,94m, rộng 3,27m, cao 3,26m, Xe được trang bị động cơ 400 mã lực giúp nó có thể đạt tốc độ 13,2 km/h ở dưới nước và 72 km/h khi hoạt động trên cạn, có thể chở được 24 người trong đó có 3 người lái và 21 binh lính. Xe bọc lớp giáp dày 45mm chống đạn súng máy hạng nặng, mảnh đạn pháo nhưng không có khả năng bảo vệ trước các loại súng và tên lửa chống tăng.
Theo ANTD
Trung Quốc "mất ăn mất ngủ" tìm cách trị AH-64E Apache của Đài Loan
Gần đây, việc Đài Loan đã tiếp nhận lô 6 chiếc máy bay trực thăng vũ trang tiên tiến nhất của Mỹ là AH-64E Apache đã gây ra sự lo lắng cho Trung Quốc vì tính năng chiến đấu rất mạnh của nó. Để trấn an dư luận, một số cựu quan chức và tướng lĩnh Trung Quốc đã đăng đàn chỉ ra một số phương pháp để trị "sát thủ diệt tăng" của Đài Loan.
Sau sự kiện này, tờ "Tin tức ngày nay" của Đài Loan đã ra một bài viết trên trang nhất với tựa đề: "WZ-10 Đại lục không phải là đối thủ của Apache Longbow", Bộ tư lệnh lục quân Đài Loan cũng tuyên bố, Apache vượt trội loại trực thăng vũ trang tiên tiến nhất của Đại lục là WZ-10 trên mọi phương diện: Tải trọng bom đạn, khả năng tấn công chính xác, sức mạnh của các đầu đạn phá, nổ, xuyên giáp... Điều này đã khiến cho Trung tướng Vương Hồng Quang - nguyên phó Tư lệnh Đại quân khu Nam Kinh của Trung Quốc "nóng mắt" và lên tiếng phản pháo trên tờ Thời báo Hoàn Cầu.
Ông này đã kể một câu chuyện cách đây mười mấy năm, lúc đó ông ta đang là Giám đốc Học viện công trình tăng - thiết giáp của lục quân Trung Quốc. Thời đó, lục quân Trung Quốc mới sắp được trang bị xe tăng chiến đấu chủ lực Type-96 và Type-99, còn Đài Loan vừa mới lộ thông tin sẽ tiếp nhận trực thăng vũ trang Apache và xe tăng chiến đấu hiện đại M1A1 của Mỹ, tương quan lực lượng giữa hai bên chưa biết "mèo nào cắn mỉu nào".
Để nghiệm chứng tính năng chiến, kỹ thuật của trang bị lục quân giữa 2 bờ eo biển, tìm tòi phương án tác chiến hiệu quả để khắc chế đối phương, "Phòng thực nghiệm mô phỏng trang bị tác chiến" của Học viện này đã xây dựng mô hình tác chiến cấp phân đội trong chiến thuật "xe tăng chiến đấu chủ lực Type-96 và Type-99" tấn công "trận địa phòng ngự trong công sự kiên cố bên bờ biển, tăng cường thêm trực thăng vũ trang Apache" của quân địch.
Đài Loan vừa nhận lô 6 chiếc "sát thủ săn tăng" AH-64E Apache đầu tiên
Tất cả các mô hình và số liệu mô phỏng này đều được thực hiện trên máy tính, dùng diễn tập thực binh để kiểm nghiệm các phương án tác chiến, vì vậy mô hình tác chiến này có độ chính xác và tin cậy rất cao. Quân xanh (chỉ Đài Loan) do các giáo viên của Học viện này chỉ huy, còn quân đỏ (chỉ Đại Lục) do một tiểu đoàn tăng - thiết giáp của Tập đoàn quân 38 của Đại quân khu Bắc Kinh đảm nhận. Kết quả mô phỏng chiến đấu như sau:
Nếu quân xanh không có Apache chi viện, chỉ có các trang bị tác chiến lục quân hiện có như các xe tăng M60A3, M48 của Mỹ thì sẽ thất bại thê thảm, còn nếu đổi sang xe tăng M1A1 và xe bộ binh lưỡng thê AAV-7, trong điều kiện quân đỏ chiếm ưu thế hơn về số lượng trang bị thì quân xanh vẫn không phải là đối thủ. Tuy nhiên, khi quân xanh tăng viện thêm máy bay chiến đấu AH-64E Apache thì tình hình đã đảo ngược hoàn toàn.
Khi 1 đại đội xe tăng quân đỏ (khoảng 11 chiếc) đang tấn công một trận địa phòng ngự chính diện có mặt cắt phòng thủ khoảng 1.000m thì địch được tăng viện 2 chiếc trực thăng vũ trang Apache. Chỉ vẻn vẹn trong vòng 3 phút quá nửa số xe tăng của quân đỏ đã bị tiêu diệt, mất khả năng chiến đấu (tuy nhiên đây là trong tình huống các máy bay trực thăng thế hệ thứ 2 và thứ 3 đấu với xe tăng thế hệ thứ nhất và thứ 2, được đánh giá là không cùng đẳng cấp trang bị và không cùng một hệ thống vũ khí).
Xe tăng chủ lực M1A1 Abram của Mỹ
Tuy nhiên, trước sự chênh lệch quá xa về thực lực trang bị, Học viện và các sĩ quan chỉ huy xe tăng vắt óc suy nghĩ phương án tác chiến để đối phó với trực thăng vũ trang Apache. Cuối cùng họ đã tìm ra phương pháp là mỗi trung đội xe tăng sẽ chỉ định một xe chuyên đảm nhận nhiệm vụ quan sát các mục tiêu tầm thấp, sau khi phát hiện máy bay trực thăng sẽ lập tức chỉ thị cho xạ thủ trên xe và các xe khác, đồng thời người quan sát sẽ trực tiếp làm nhiệm vụ điều khiển thiết bị ngắm bắn máy bay.
Do các xe tăng thế hệ mới đều có hệ thống điều khiển hỏa lực bằng máy tính nên có khả năng tấn công tầm xa với độ chính xác cao, mỗi một máy bay đều bị tập trung tấn công bởi 1-2 trung đội xe tăng (3-6 chiếc), tăng cường hiệu quả sát thương địch. Qua thực tế huấn luyện, lực lượng diễn tập nhận thấy, sự thắng bại được quyết định bởi bên nào phát hiện và tấn công địch trước, đồng thời phải bắn trúng trong vòng 2 phát đạn đầu. Bởi vì, các xe tăng thế hệ mới đều có hệ thống tiếp đạn tự động nên có thể phóng đạn rất nhanh chóng.
Phương án này được xây dựng dựa trên một đặc điểm rất quan trọng là tốc độ của đạn pháo nhanh hơn so với tốc độ của tên lửa, thường thì quả đạn pháo thứ 2 được phóng đi thì tên lửa chống tăng mới đến đích. Sau khi thay đổi phương án tác chiến mới, trải qua 7, 8 lần thực luyện, lực lượng xe tăng đã thành thục phương án này, có khả năng phát hiện được địch trước 2 phút, các phân đội xe tăng trước đây bị trực thăng gây thiệt hại nặng nề đã hạ gục được các "sát thủ diệt tăng".
Khi đó, lục quân Trung Quốc đã rút ra mấy kết luận: Thứ nhất là phương án tác chiến chống trực thăng tốt nhất vẫn phải là dùng trực thăng đấu với trực thăng, cũng giống như dùng xe tăng để đấu xe tăng; hai là cần phải nghiên cứu một loại đạn pháo và ngòi nổ có khả năng nổ trên không và chế tạo đạn tên lửa phóng qua nòng pháo cỡ lớn; Ba là các phương tiện tác chiến lưỡng thê, khi bơi trên biển ít nhất phải đạt tốc độ trên 25km/h mới hạ thấp được tỷ lệ thương vong.
Xe tăng chủ lực Type-99 của Trung Quốc
Vương Hồng Quang nhận định, hiện nay, sau mười mấy năm, các trang bị kỹ thuật trên đều đã được hoàn tất. Không chỉ như vậy, xe tăng thế hệ thứ 3 của Trung Quốc đã được trang bị hệ thống cảnh báo và làm mù laser, hệ thống phun khói mù, đồng thời được trang bị vỏ thép vật liệu tổng hợp, vật liệu Urani làm nghèo, giáp phản ứng nổ... Vì vậy, AH-64E Apache đã không còn là sự uy hiếp quá lớn đối với lực lượng tăng - thiết giáp Trung Quốc như những gì Đài Loan tuyên truyền.
Bàn về sự hơn kém giữa Apache và trực thăng vũ trang WZ-10 của Trung Quốc, vị Trung tướng này cũng phải thừa nhận, Apache có tính năng tác chiến tổng hợp mạnh hơn so với WZ-10, ưu điểm lớn nhất của nó nằm ở khả năng tấn công đối đất, lượng bom đạn lớn, tầm bay xa, vỏ thép chế tạo bằng công nghệ tiên tiến hơn. Nhược điểm của nó là tải trọng lớn nên khả năng cơ động kém. Những phiên bản Apache đời đầu không có khả năng không chiến, những phiên bản sau mới được trang bị tên lửa không đối không cải tiến từ tên lửa phòng không vác vai Stinger, có tầm bắn chỉ 4,8km, uy lực thấp.
Trong khi đó, trực thăng WZ-10 được thiết kế theo định hướng thiên về không chiến. Nó có trọng lượng nhẹ, tính năng cơ động tốt (công suất tải trọng hữu ích 0,4kW/kg, cao hơn Apache khoảng 25%), tại triển lãm trực thăng Thiên Tân vừa qua, nó đã làm người xem thán phục khi thực hiện được cả động tác bổ nhào thường chỉ thấy ở máy bay chiến đấu và một số động tác cơ động có tính hữu dụng trong thực chiến.
Tác giả là người đã từng chứng kiến WZ-10 cơ động theo hình con rắn, quay ngược và bay ngang với tốc độ cao, dừng đột ngột rồi đột nhiên tăng tốc, đang ở trạng thái nâng không đột nhiên chuyển thành trạng thái thả rơi đột ngột. Những động tác này tế còn hiếm khi được nhìn thấy tại các triển lãm hàng không quốc nhưng đã được phi công trực thăng Trung Quốc tập luyện thành thục.
Trực thăng vũ trang WZ-10 của Trung Quốc
Thế nhưng, điểm đặc biệt đáng lưu ý là WZ-10 được trang bị các tên lửa chiến đấu dòng TY (Thiên Yến). Đây là loại tên lửa chuyên dụng cho trực thăng duy nhất trên thế giới, tốc độ cao, tầm bắn xa, chuyên tấn công vào trục cánh quạt của trực thăng đối phương hoặc phá hủy phần vỏ thép mỏng phía đuôi trực thăng của AH-64E Apache, hơn nữa nó có trọng lượng nhẹ nên lượng vũ khí trực thăng mang theo được rất nhiều.
Loại tên lửa này được trang bị trên WZ-10 có tính năng cơ động cực cao thì "sát thủ săn tăng" của Đài Loan sẽ không xứng là đối thủ trong tác chiến trên không. Tổng công trình sư Ngô Thừa Phát - Chỉ nhiệm chương trình nghiên cứu, phát triển trực thăng vũ trang WZ-10 đã từng tuyên bố: "Nếu 1 đấu 1, trực thăng vũ trang Trung Quốc sẽ không chịu kém ai, hoàn toàn có khả năng đấu tay đôi với Apache".
Hiện nay, cả AH-64E và WZ-10 đều là sản phẩm của công nghệ số hóa, tuy nhiên loại trực thăng của Mỹ có ưu điểm vượt trội so với trực thăng Trung Quốc là nó được trang bị radar Longbow, nâng cao rất nhiều khả năng tìm kiếm và tấn công tầm xa. Tuy nhiên, hiện nay Trung Quốc cũng đang nghiên cứu một loại radar chuyên dụng cho trực thăng. Trước khi hạng mục này được hoàn thành, nhóm trực thăng WZ-10 sẽ nhận các cảnh báo và chỉ dẫn tác chiến của một trực thăng chỉ huy trên không. Như vậy, nó vẫn có thể hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Theo ANTD
Siêu tăng Armata sẽ được sản xuất hàng loạt vào năm 2016 Ngày 20-11, tập đoàn sản xuất xe tăng quốc doanh Uralvagonzavod của Nga cho biết, dòng xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ mới của nước này sẽ được hoàn thành phát triển vào năm 2015, và việc sản xuất hàng loạt dự kiến sẽ bắt đầu vào năm 2016. Một nguyên mẫu bí mật của dòng xe tăng mới, mang tên...