Đài Loan: Bê bối dầu ăn “bẩn”
Thông tin tập đoàn thực phẩm hàng đầu tại Đài Loan (Trung Quốc) pha trộn dầu ăn kém chất lượng vào sản phẩm đang gây xôn xao dư luận. Sáng 7-11, do liên quan đến vụ việc pha trộn dầu ăn “bẩn” này, Chủ tịch hội đồng quản trị và Tổng giám đốc của Công ty Vị Toàn (Tập đoàn Quốc tế Đỉnh Tân) đã bị cơ quan tư pháp Đài Loan khởi tố.
Tháng trước, vụ việc Công ty Đại Thống trộn dầu ăn kém chất lượng vào dầu ăn chất lượng cao đã bị phanh phui. Qua mở rộng điều tra, Tập đoàn Đỉnh Tân từ năm 2008 đã mua 386,4 tấn dầu ăn của Đại Thống, một số sản phẩm dầu ăn đó được chế biến lại và dán mác Đỉnh Tân bán ra thị trường, để thu lợi hơn 0,14 tỷ Đài Tệ (khoảng 4,75 triệu USD) trong vòng 6 năm.
Theo ANTD
Kịch bản hại chồng của nữ hiệu phó vỡ nợ trăm tỷ
Trong những ngày gần đây, dư luận Thủ đô đang rúng động bởi vụ vỡ nợ của bà nữ hiệu phó trường Trung học phổ thông Phương Nam - Trương Thị Hải Yến cùng đồng phạm là em gái và con trai của mình. Hiện tại, số tiền được thống kê mà bà Yến đã vay của các chủ nợ đã lên tới hơn 200 tỷ đồng và theo nhận định, rất có thể sẽ còn tăng lên trong thời gian tới.
Khi bị Cơ quan điều tra Công an Hà Nội bắt giữ thì cũng là lúc chân dung thật về bà nữ hiệu phó, kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị đã lộ rõ. Không chỉ dùng mưu kế để chiếm đoạt tài sản của những người bên ngoài, dư luận còn đang rúng động bởi thông tin bà Yến còn thực hiện một kế hoạch chiếm đoạt tài sản của chính chồng mình, người được cho là đã thành lập nên hệ thống Trường dân lập Phương Nam.
Toàn cảnh vụ vỡ nợ
Toàn bộ vụ việc này bắt đầu từ khi trước cổng trường Trung học phổ thông Phương Nam, nằm tại phường Định Công (Hoàng Mai - Hà Nội) thường xuyên có một tốp khoảng hơn chục người lớn tiếng đòi tiền của bà hiệu phó Trương Thị Hải Yến.
Lực lượng bảo vệ của ngôi trường này đã quyết liệt ngăn cản nhưng sau đó những người được xác định là chủ nợ của bà Yến đã ùa vào trong khuôn viên trường để truy tìm bà Yến đòi tiền. Do bà Yến không có mặt tại ngôi trường này nên các chủ nợ đã án ngữ tại khu vực căng tin để chờ cho đến khi con nợ xuất hiện. Việc đòi tiền quyết liệt này đã phần nào tác động đến những hoạt động giảng dạy tại trường Phương Nam, khiến cho thầy cô cũng như học sinh vô cùng hoảng loạn.
Không dừng lại ở việc đòi tiền trực tiếp, những chủ nợ của bà Yến còn gửi đơn tố cáo lên Cơ quan điều tra Công an Hà Nội, nội dung là trình bày về việc nữ hiệu phó này đã lạm dụng sự tín nhiệm của nhiều người lừa vay rất nhiều tiền rồi chiếm đoạt. Rất nhiều người đã tin tưởng cho bà Yến vay với số tiền rất lớn nhưng đã quá hạn mà chưa thấy trả. Cho đến khi không còn tìm cách nào để đòi lại số tiền của mình, thì những chủ nợ này mới quyết định ra mặt truy tìm bà Yến để đòi tiền.
Sau khi tiếp nhận đơn thư tố giác này, lực lượng điều tra thuộc Phòng PC45, Công an Hà Nội đã ngay lập tức vào cuộc. Đến ngày 24.8.2013, bà Yến được triệu tập đến trụ sở Công an phường Định Công để giải quyết vụ việc. Ngay tại đây, Cơ quan điều tra đã ra quyết định khởi tố hình sự đối với bà Yến. Bên cạnh đó, hai nhân vật khác cũng bị khởi tố là Trương Thị Kim Dung (51 tuổi, em gái bà Yến) và Mai Huy Thành (28 tuổi, con trai bà Yến, đều trú ở phường Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Video đang HOT
Đến lúc này, toàn bộ sự việc đã được phát giác, Cơ quan điều tra liên tiếp nhận được những đơn thư tố giác của nhiều chủ nợ của bà Yến, trong đó có nhiều số tiền rất "khủng". Chỉ sau vài ngày vào cuộc điều tra, số tiền mà lực lượng Công an thống kê bà Yến cùng với em gái, con trai lừa gạt của các chủ nợ là 268 tỷ và 16 quyển sổ đỏ. Theo thông tin từ phía Cơ quan điều tra thì số tài sản mà bà Yến đã lừa gạt chưa thể đưa ra một con số cụ thể vì trong thời gian tới sẽ tiến hành giám định cũng như lấy cung đối tượng thì mới xác định được chính xác.
Sau khi bị bắt giữ, bà Yến cũng đã thừa nhận hành vi đã đi vay nợ của rất nhiều người và hầu hết những khoản nợ này đã đến hạn trả nhưng chưa được thanh toán. Lời khai của bà Yến cũng cho thấy, chiêu thức khiến các chủ nợ liên tục cho vay mà không nghi ngờ là nhờ vào việc hứa hẹn sẽ trả lãi rất cao cùng với việc cam kết được một ghế trong hội đồng quản trị trường Phương Nam. Với cái mác là Chủ tịch hội đồng quản trị, cùng với danh dự là một nhà giáo, những lời nói của bà Yến đã khiến cho nhiều người lầm tin và giao toàn bộ tài sản vào tay ả đàn bà này.
Theo thống kê ban đầu, trong số những chủ nợ của bà Yến, người có số tiền vay cao nhất là bà Ngô Thị Anh Thư (địa chỉ tại B29, Lô 20, khu đô thị mới Định Công) đã từng cho bà Yến vay số tiền gốc là 140 tỷ đồng. Nếu cứ áp dụng theo đúng mức lãi suất từ năm 2008 cho đến nay, số nợ tiền mà bà Yến phải thanh toán cho bà Thư đã lên tới con số... 400 tỷ đồng.
Ngoài bà Thư ra, những khoản nợ trên chục tỷ cũng được liệt kê lên tới vài chục người, một số chủ nợ đến thời điểm này chỉ còn dám thống kê tiền gốc không tính lãi. Tuy nhiên, phía Cơ quan điều tra chưa đưa ra khẳng định nào cho những số tiền này mà chờ đến khi điều tra xong, đủ bằng chứng, tài liệu mới kết luận.
Việc bà Yến bị bắt đã khiến cho nhiều người rơi vào tình trạng hoảng loạn vì cho rằng, khoản nợ của mình sẽ không được thanh toán. Tuy nhiên, đại diện phía Cơ quan điều tra khẳng định, việc thanh toán với các chủ nợ sẽ được xem xét sau khi cơ quan công an thu hồi được các tài sản của bà Yến vì lúc này bà hiệu phó đã có hành vi phạm tội hình sự, không thể giải quyết theo dạng dân sự được nữa.
Chân dung nữ hiệu phó xù nợ trăm tỷ
Bà Trương Thị Hải Yến, vốn là một cán bộ chuyên môn làm việc tại Sở GD-ĐT thành phố Hà Nội. Trong thời gian công tác tại Sở, bà Yến chỉ đơn thuần đóng vai trò một cán bộ chuyên môn thuần túy, không có khen thưởng thành tích gì đáng kể. Trong khoảng thời gian này, bà Yến cũng tham gia một số công việc bên ngoài nhưng do không có ảnh hưởng nhiều đến công việc tại Cơ quan nên mọi người cũng không chú ý tới.
Sau khi được nghỉ theo chế độ, bà Yến lúc này bắt đầu tham gia công việc quản lý với chồng là ông Mai Thanh Hòa. Ông Hòa vốn là một cựu chiến binh thời chống Mỹ, cũng là người được xác định là đóng vai trò chủ chốt trong việc thành lập lên hệ thống trường Phương Nam. Tiếng tăm bà Yến bắt đầu nổi lên khi được bầu làm Chủ tịch Hội đồng quản trị của trường Phương Nam, kiêm hiệu phó trường THPT. Cũng từ đây, danh tính của bà Yến được nhiều biết đến hơn, đặc biệt là những công việc liên quan đến trường Phương Nam.
Nhiều người tỏ vẻ bất ngờ khi bỗng chốc bà Yến được ngồi chễm chệ ở cái ghế Chủ tịch hội đồng quản trị nhưng cũng không phản ứng mạnh vì cho rằng, người nào lãnh đạo cũng vậy, miễn sao mọi hoạt động của trường vẫn được đảm bảo tính thông suốt. Cũng bắt đầu từ khi ngồi vào ghế lãnh đạo này, với việc có được chức danh, bà Yến đi vay tiền khắp nơi, hầu hết là những giao dịch bí mật để đầu tư làm ăn.
Bà yến bị khởi tố về hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
Theo phóng viên thu thập được từ nhiều nguồn khác nhau thì, từ cuối năm 2007, bà Yến đã bắt đầu vay tiền để làm ăn. Bản thân gia đình bà Yến cũng thuộc diện có điều kiện về kinh tế, số vốn tại hệ thống trường Phương Nam lên tới vài chục tỷ. Tuy nhiên, đây đều là số vốn tính góp các tài sản, không thể chuyển đổi thành tiền mặt nên bà Yến khó có thể lấy ra được đầu tư hay dùng vào các khoản đầu tư cá nhân.
Sau khi vay được tiền từ các chủ nợ, phần lớn số tiền này bà Yến dùng vào đầu tư bất động sản cùng việc tham gia thị trường cổ phiếu. Tuy nhiên, những việc làm này, hầu hết bà Yến chủ động một mình không hề bàn bạc hay thông qua với gia đình. Người em gái của bà Yến là Kim Dung và con trai đã được sử dụng như những nhân vật trực tiếp tham gia vào việc đi vay tiền khắp nơi, thậm chí là đứng tên ở một số những khoản vay. Các chủ nợ mà Yến hướng tới là các mối quen biết có tiềm lực về kinh tế, thậm chí là những phụ huynh có con em theo học tại trường Phương Nam.
Một thông tin chưa được kiểm tra đó là việc, bà Yến đã đầu tư một khoản tiền khoảng hơn 100 tỷ vào một dự án xây dựng. Tuy nhiên, cho đến nay, dự án này vẫn bị rơi vào bế tắc nên việc thu hồi vốn chưa thể thực hiện, trong khi đó tất cả các khoản nợ đều có mức lãi suất rất cao, số tiền mỗi ngày phải tính đơn vị tỷ đồng. Bên cạnh đó, những mã cổ phiếu mà bà Yến chọn để đầu tư cũng đều suy giảm mạnh nên việc thất thoát càng lớn.
Trong lối sống cũng như cách giao tiếp tại nơi làm việc, bà Yến được đánh giá là một con người độc đoán, luôn áp đặt suy nghĩ, ý đồ của mình lên tập thể. Khoảng thời gian gần đây, tình hình hoạt động của trường Phương Nam đã xảy ra một số những khó khăn, Hội đồng quản trị đã nhiều lần họp để thảo luận về những chiến lược thay đổi. Tuy nhiên, hầu hết những ý kiến của các thành viên đều bị bà Yến gạt đi và áp đặt suy nghĩ của mình vào công việc chung. Luôn lấy cương vị của Chủ tịch Hội đồng, bà Yến gần như nắm toàn quyền quyết định tại trường Phương Nam.
Những người dân sống quanh ngôi nhà của gia đình bà Yến ở khu vực phường Phương Liệt cũng phản ánh về các sống cô độc của bà Yến. Nhận xét về nữ hiệu phó này, nhiều người dân cho biết, bà Yến có cách sống xa rời quần chúng. Dù là người hoạt động trong ngành giáo dục nhưng đôi lúc cách ứng xử rất thiếu văn minh.
Tuy chưa xảy ra mâu thuẫn, cãi nhau với những người xung quanh nhưng trong mắt mọi người, bà Yến luôn có một ác cảm vô cùng ghê gớm. Còn việc bà Yến quen thân, vay được nhiều tiền từ các mối quan hệ trong xã hội thì đến những người trong gia đình cũng chẳng ai hay biết, trừ cậu con trai được người phụ nữ này tin tưởng.
Lộ diện âm mưu ám hại chồng
Một điều vô cùng đặc biệt là sau khi bà Yến bị Cơ quan Công an bắt giữ, thay vì lo lắng trước sự việc diễn ra, ông Mai Thanh Hòa, là chồng bà Yến lại lên tiếng tố cáo hành vi đen tối của vợ. Trong một lần tiếp xúc hiếm hoi với báo chí, ông Hòa đã bày tỏ cảm xúc của mình một cách rất thẳng thắn.
Theo lời chia sẻ của ông Hòa, đến thời điểm này, trong suy nghĩ ông xót xa, lo lắng cho danh tiếng của trường Phương Nam nhiều hơn là suy nghĩ về vợ. Vì bản thân ông cùng với bà Yến đã không còn tình cảm từ rất lâu. Cuộc sống của hai người chỉ là vợ chồng trên danh nghĩ còn thực chất đã vô cùng xa lạ.
Kể lại nội tình sự việc, theo đó, trường Phương Nam được ông Hòa cùng với một người bạn góp vốn thành lập vào năm 1996 khi được nhà nước cho phép tư nhân thành lập cơ sở giáo dục.
Khoảng thời gian ban đầu, địa điểm của trường Phương Nam còn đi thuê, mượn một số khu vực như Đại La, Trường Chinh... Tuy nhiên, với sự cố gắng và nhiệt huyết, ông Hòa cùng với những người bạn của mình đã dần làm danh tiếng của trường Phương Nam thêm rạng rỡ. Khi đã có tiếng tăm, học sinh đến theo học nhiều thì lợi nhuận cũng bắt đầu được sinh ra khiến cho công việc ngày một thuận lợi.Sau khi trường Phương Nam được cấp đất xây dựng trụ sở tại phường Định Công thì quy mô của cơ sở giáo dục này cũng được thay đổi. Ông Hòa thành lập ra Hội đồng quản trị và mình giữ chức Chủ tịch. Sau khi bà Yến nghỉ công tác tại Sở GD-ĐT Hà Nội đã được ông Hòa đưa vào làm thành viên hội đồng để cùng gánh vác công việc quản lý, phát triển trường Phương Nam.
Tuy nhiên, ông Hòa cũng không thể ngờ được việc, bắt đầu từ khi được tham gia vào công việc hoạt động của trường, bà Yến đã hình thành suy nghĩ đánh bật chồng để độc chiếm vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị.
Năm 2007, trường Phương Nam chứng kiến sự chuyển ngôi ở lãnh đạo thượng tầng khi thấy bà Yến được ngồi vào ghế Chủ tịch kiêm hiệu phó. Tất cả các chức danh của ông Hòa trước kia bỗng chốc được chuyển sang cho bà Yến một cách hết sức bất ngờ. Cũng từ đây, nhiều người thân chứng kiến cảnh "cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt" của vợ chồng bà Yến.
Cũng là thông tin do ông Hòa cung cấp cho báo chí, sau khi "loại" chồng ra khỏi ghế lãnh đạo, bà Yến còn ra lệnh cho bảo vệ không cho ông bước chân vào trường Phương Nam, thậm chí là chỉ đạo nếu cần thiết cứ đánh đuổi thẳng thắn, không cần giữ phép lịch sự.
Dù mang tình cảm vợ chồng, sống với nhau vài chục năm nhưng trước hành động có phần "bạc bẽo" của bà Yến, ông Hòa vô cùng bức xúc nhưng do đã bị "đo ván" một cách hết sức tàn nhẫn nên dù muốn cũng chẳng làm được việc gì để thay đổi.
Riêng về phần bà Yến, sau khi chiếm được ghế trước kia của chồng, chỉ trong một thời gian ngắn, người phụ nữ này đã xóa bỏ đi rất nhiều tiền lệ trước kia được ông Hòa vạch ra. Nhiều người cảm nhận, ông Hòa gần như chẳng còn liên quan tới ngôi trường này mà, có hay chăng được ghi tên trong danh sách những người đầu tiên gây dựng nên.
Cho đến thời điểm hiện tại, khi bà Yến bị Công an bắt giữ, phản ứng lại sự việc này, một số phụ huynh đã quyết định không cho con em của mình theo học tại ngôi trường vì sợ vụ vỡ nợ sẽ ảnh hưởng đến việc học tập, giảng dạy.
Tuy nhiên, theo ghi nhận của thì dù giáo viên, học sinh của trường có bị ảnh hưởng tâm lý về vụ việc này nhưng mọi hoạt động giảng dạy, học tập, ngoại khóa vẫn được diễn ra một cách bình thường. Duy chỉ có điều, trong những ngày mà các chủ nợ án ngữ, tổ chức ăn uống ở căng tin thì các học sinh mới cảm thấy ái ngại và hoảng sợ.
Trao đổi với đại diện Sở GD-ĐT thành phố Hà Nội về sự việc này được việc, việc bà Yến vỡ nợ là chuyện cá nhân không có liên quan đến những hoạt động của trường Phương Nam. Tuy là một cơ sở giáo dục dân lập nhưng trường Phương Nam vẫn được quản lý, tổ chức giảng dạy theo những quy định của Sở cũng như của Bộ. Chính vì lý do này, không bao giờ có chuyện bà Yến bị bắt thì trường sẽ dừng lại mọi hoạt động, tất cả vẫn được diễn ra một cách hết sức bình thường.
Học sinh cũng như phụ huynh cứ yên tâm theo học tại trường Phương Nam vì quản lý trường không phải một mình bà Yến mà cả hội đồng quản trị, những người này sẽ có trách nhiệm đảm bảo duy trì cho mọi công tác được thông suốt. Về quan điểm xử lý bà Yến ra sao, phía Sở GD-ĐT Hà Nội cũng cho rằng, xử lý bà Yến như thế nào là trách nhiệm của pháp luật. Phía Sở sẽ cố gắng hết sức hợp tác với Cơ quan Công an trong quá trình điều tra về hành vi phạm tội của bà Yến.
Theo thông tin từ phía Cơ quan điều tra thì việc thu thập thông tin, tài liệu chứng cứ về bà Yến cũng như các đồng phạm vẫn được tiếp tục diễn ra. Nhiệm vụ của Cơ quan điều tra là phải làm rõ bà Yến vay tiền của những ai, số tiền đó được sử dụng vào mục đích gì, là hiện số tài sản kia đang nằm ở những đâu, từ đó mới có căn cứ để luận tội trạng của bà Yến cũng như các đối tượng liên quan.
Thông qua vụ việc này, cơ quan chức năng cũng gửi lời cảnh báo đến người dân không nên đặt niềm tin vào những lời hứa hẹn vì rất có thể phía sau đó là những âm mưu không lấy gì làm trong sạch. Việc nhiều người tin tưởng, giao phó những số tiền quá lớn vào tay bà Yến vô hình chung đã khiến cho đối tượng này có cơ hội phạm tội.
Đấu tranh với loại tội phạm này cần có sự chung sức của toàn thể quần chúng nhân dân chứ không phải riêng một cơ quan chức năng nào. Quyết định khởi tố, bắt tạm giam bà Yến cùng đồng phạm đã được thông qua và trong thời gian tới, hồ sơ về vụ án này sẽ được hoàn chỉnh trước khi chuyển sang các cơ quan có thẩm quyền khác để xét xử.
Theo Pháp luật và Cuộc sống
Rúng động vụ phó hiệu trưởng bị tố vỡ nợ hàng trăm tỷ Mấy ngày gần đây, khu vực cổng chính của trường THPT dân lập Phương Nam (trụ sở tại Định Công - Hoàng Mai - Hà Nội) liên tiếp xuất hiện nhóm người lạ mặt đứng ngồi lố nhố, dật dờ từ nhiều phía. Họ treo băng rôn, biểu ngữ tố bà chủ tịch hội đồng quản trị kiêm phó hiệu trưởng Trương Thị...