Đại hội đồng Liên hợp quốc thảo luận về cuộc khủng hoảng tại Myanmar
Theo phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc (LHQ), ngày 26/2, Đại hội đồng LHQ đã tổ chức phiên họp không chính thức thảo luận về cuộc khủng hoảng tại Myanmar dưới sự chủ trì của Chủ tịch Volkan Bozkir.
Binh sĩ gác tại Nay Pyi Taw, Myanmar ngày 1/2/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Đặc phái viên của Tổng thư ký LHQ Christine Schraner Burgener, đại diện của hơn 50 nước thành viên LHQ và 8 tổ chức khu vực đã tham dự và phát biểu ý kiến. Bà Burgener kêu gọi cộng đồng quốc tế chung tay tháo gỡ căng thẳng tại quốc gia Đông Nam Á này.
Tại phiên họp, Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại LHQ Đặng Đình Quý nhấn mạnh những diễn biến hiện nay ở Myanmar có hại cho sự ổn định, phát triển và lợi ích chính đáng của người dân nước này. Do đó, ông kêu gọi các bên ở Myanmar kiềm chế, tránh làm gia tăng căng thẳng và tiến hành đối thoại hướng tới giải pháp thỏa đáng, phù hợp với Hiến pháp, luật pháp cũng như nguyện vọng và ý chí của người dân.
Cũng theo Đại sứ Đặng Đình Quý, cộng đồng quốc tế cần hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho tiến trình chuyển đổi dân chủ ở Myanmar; tôn trọng nguyên tắc độc lập, chủ quyền quốc gia và không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước; đồng thời bảo đảm sự an toàn, tiếp cận nhân đạo và các dịch vụ thiết yếu cho người dân Myanmar, nhất là những người dễ bị tổn thương.
Riêng với Việt Nam, Đại sứ Đặng Đình Quý nhấn mạnh Việt Nam mong muốn Myanmar sớm ổn định, vì sự phát triển của chính Myanmar cũng như hòa bình, ổn định, hợp tác trong khu vực và quá trình xây dựng Cộng đồng ASEAN. Việt Nam ủng hộ nỗ lực và vai trò trung gian của Đặc phái viên Burgener, khuyến khích bà Burgener phối hợp với ASEAN trong việc ổn định tình hình ở Myanmar.
Về vai trò của ASEAN, Đại sứ khẳng định ASEAN ủng hộ các nỗ lực của Myanmar nhằm mang lại hòa bình, ổn định, thượng tôn pháp luật; thúc đẩy hòa hợp và hòa giải; đảm bảo phát triển bền vững. Đại sứ Đặng Đình Quý thông báo về những nỗ lực đang được ASEAN thúc đẩy, trong đó có việc Chủ tịch ASEAN ra tuyên bố về vấn đề này, đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế hỗ trợ ASEAN ngăn chăn nguy cơ bạo lực và giúp đỡ hàng triệu người Myanmar đang phải gánh chịu hậu quả kinh tế của đại dịch COVID-19. Theo Đại sứ Đặng Đình Quý, trong tất cả các cuộc đối thoại và các biện pháp xây dựng lòng tin ở Myanmar, con người luôn phải được đặt làm trung tâm.
Video đang HOT
Anh trừng phạt Thống tướng Myanmar
Anh áp đặt biện pháp trừng phạt với 6 thành viên quân đội Myanmar, gồm Thống tướng Min Aung Hlaing, vì vai trò trong cuộc đảo chính quân sự.
"Động thái này gửi thông điệp rõ ràng tới chế độ quân sự ở Myanmar rằng những người chịu trách nhiệm vi phạm nhân quyền sẽ phải chịu trách nhiệm và chính quyền phải trao lại quyền kiểm soát cho chính phủ do người dân Myanmar bầu ra", Ngoại trưởng Anh Dominic Raab hôm nay cho hay.
Theo lệnh trừng phạt mới, Thống tướng Min Aung Hlaing, hiện đứng đầu chính quyền quân sự, cùng 5 thành viên quân đội bị cấm đến Anh, trong khi các doanh nghiệp và tổ chức của Anh bị cấm giao dịch với họ.
Viện trợ của Anh có thể được sử dụng để hỗ trợ gián tiếp cho quân đội đã bị đình chỉ.
Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Myanmar Min Aung Hlaing tại Yangon tháng 7/2016. Ảnh: Reuters .
Thông báo mới nhất của Anh đồng nghĩa tất cả thành viên Hội đồng Quản lý Nhà nước Myanmar (SAC) phải chịu các biện pháp trừng phạt. Năm người khác chịu lệnh trừng phạt của Anh là trung tướng Aung Lin Dwe, trung tướng Ye Win Oo, tướng Tin Aung San, tướng Maung Maung Kyaw và trung tướng Moe Myint Tun.
Thông báo được đưa ra tròn một tuần sau khi Anh trừng phạt Bộ trưởng Quốc phòng Myanmar Mya Tun Oo, Bộ trưởng Nội vụ Soe Htut và Thứ trưởng Nội vụ Than Hlaing vì cáo buộc vi phạm nhân quyền sau cuộc đảo chính. Những quan chức này bị đóng băng tài sản ngay lập tức và cấm tới Anh.
Lấy lý do có gian lận trong cuộc tổng tuyển cử cuối năm ngoái với phần thắng thuộc về đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi, quân đội Myanmar hôm 1/2 đảo chính, bắt bà Suu Kyi và một loạt quan chức chính phủ. Mỹ, Anh, Liên Hợp Quốc và Liên minh châu Âu lên án đảo chính, kêu gọi quân đội Myanmar sớm trao trả quyền lực cho chính phủ dân sự.
New Zealand là chính phủ nước ngoài đầu tiên có hành động cụ thể nhằm phản đối đảo chính Myanmar, khi tuyên bố ngừng tiếp xúc quân sự và chính trị cấp cao với Myanmar. Na Uy sau đó cũng đóng băng viện trợ song phương đối với quốc gia Đông Nam Á này.
Bộ Tài chính Mỹ hôm 11/2 thông báo trừng phạt 10 quan chức quân sự hàng đầu Myanmar bị cho là chịu trách nhiệm cho cuộc đảo chính, gồm Thống tướng Min Aung Hlaing, cấp phó của ông, Soe Win, cùng 4 thành viên khác thuộc Hội đồng Quản lý Nhà nước Myanmar. Động thái này sẽ ngăn các tướng lĩnh Myanmar tiếp cận hơn một tỷ USD trong các quỹ của chính phủ nước này tại Mỹ.
Mỹ hôm 22/2 tiếp tục áp lệnh phong tỏa tài sản và cấm nhập cảnh đối với tư lệnh không quân Myanmar Maung Maung Kyaw và tướng Moe Myint Tun, hai thành viên SAC.
Mỹ tuyên bố 'hành động cứng rắn' với quân đội Myanmar Ngoại trưởng Mỹ cam kết hành động nhằm vào những người gây ra bạo lực tại Myanmar và thể hiện ủng hộ người dân nước này. "Nước Mỹ sẽ tiếp tục hành động cứng rắn nhằm vào những người gây ra bạo lực chống lại người dân Myanmar trong lúc họ yêu cầu khôi phục chính phủ dân cử. Chúng tôi ủng hộ...