Đại hội đồng Liên hợp quốc bầu Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2024-2026
Ngày 10/10, Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) đã họp để bầu ra 15 thành viên mới của Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2024-2026, gồm Indonesia, Kuwait, Trung Quốc, Nhật Bản, Cuba, Brazil, Cộng hòa Dominicana, Hà Lan, Pháp, Albania, Bulgaria, Malawi, Côte d’Ivoire, Ghana, Burundi.
Trong đó, Indonesia là ứng cử viên do ASEAN giới thiệu đã đạt được số phiếu cao nhất là 186 phiếu. Cuba là quốc gia Mỹ Latinh nhận số phiếu cao nhất (146 phiếu).
Toàn cảnh phiên họp của Đại hội đồng LHQ bầu chọn các quốc gia thành viên mới của Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2024-2026, tại New York, Mỹ ngày 10/10/2023. Ảnh: THX/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại New York, 15 nước mới được bầu dự kiến sẽ bắt đầu nhiệm kỳ Hội đồng Hân quyền từ ngày 1/1/2024 cùng với các thành viên đương nhiệm là Algeria, Argentina, Bangladesh, Bỉ, Benin, Cameroon, Chile, Costa Rica, Eritrea, Phần Lan, Gambia, Georgia, Đức, Honduras, Ấn Độ, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Lithuania, Luxembourg, Malaysia, Maldives, Montenegro, Morocco, Paraguay, Qatar, Romania, Somalia, Nam Phi, Sudan, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Mỹ và Việt Nam. Như vậy, trong năm 2024 có 2 nước ASEAN là thành viên Hội đồng Nhân quyền là Việt Nam và Indonesia.
Video đang HOT
Quang cảnh phiên họp của Đại hội đồng LHQ bầu chọn các quốc gia thành viên mới của Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2024-2026, tại New York, Mỹ ngày 10/10/2023. Ảnh: THX/TTXVN
Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ, đã gửi lời chúc mừng đến các nước thành viên mới của Hội đồng Nhân quyền và bày tỏ mong muốn của Việt Nam, với vai trò là nước đương nhiệm, đẩy mạnh hợp tác và cùng với các nước thành viên mới nâng cao hơn nữa vai trò của cơ quan này trong việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người trong thời gian tới.
Ukraine thúc đẩy giải pháp ngoại giao với Ba Lan, Slovakia về ngũ cốc
Theo hãng tin Reuters, Ukraine ngày 21/9 đã đồng ý cấp phép xuất khẩu ngũ cốc sang Slovakia và thúc đẩy một thỏa thuận với Ba Lan nhằm chấm dứt các lệnh cấm ngũ cốc mà các nước láng giềng áp đặt.
Một tàu chở ngũ cốc tại cảng Constanta, Romania ngày 1/8/2022. Ảnh: Reuters
Bộ trưởng Nông nghiệp Slovakia Jozef Bíre nêu rõ: "Chúng tôi đã đồng ý thiết lập một hệ thống thương mại ngũ cốc dựa trên việc cấp và kiểm soát giấy phép. Cho đến khi hệ thống này hoạt động và được thử nghiệm đầy đủ, lệnh cấm nhập khẩu 4 mặt hàng từ Ukraine vẫn được áp dụng".
Theo ông Jozef Bíre, Ukraine đã đồng ý từ bỏ khiếu nại lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Các quan chức Ukraine đã không bình luận ngay về thông tin này. Người phát ngôn của WTO cho biết hiện tại chưa có thông tin nào về khả năng Ukraine hủy bỏ đơn khiếu nại.
Tuy nhiên, Ukraine cho biết, trong cuộc điện đàm với người đồng cấp Ba Lan, Bộ trưởng Nông nghiệp nước này đã đồng ý tìm ra giải pháp cho tranh cãi ngũ cốc vì lợi ích của cả hai nước.
Về phần mình, Bộ trưởng nông nghiệp Tây Ban Nha cho rằng các lệnh cấm đơn phương có vẻ bất hợp pháp, trong khi người đồng cấp Pháp cho biết họ đặt dấu hỏi về sự đoàn kết của châu Âu.
Trước đó, Slovakia, Ba Lan và Hungary đã áp đặt các lệnh cấm nhập khẩu ngũ cốc Ukraine sau khi EU quyết định không gia hạn lệnh này sau khi lệnh cấm hết hạn ngày 15/9.
Những nước trên lập luận rằng hàng nông sản giá rẻ của Ukraine chủ yếu được vận chuyển về phía châu Âu và được bán tại các nước này, gây hại cho nông dân của họ.
Trong phần lớn thời gian năm ngoái, khoảng 60% ngũ cốc từ Ukraine đã quá cảnh qua 5 nước phía Đông EU. Denys Marchuk, Phó Chủ tịch Hội đồng Nông nghiệp Ukraine cho biết nước này có thể thiệt hại tới 600 triệu euro vào cuối năm do lệnh cấm xuất khẩu nông sản.
Tranh cãi về ngũ cốc leo thang khi Ukraine đệ đơn khiếu nại lên WTO và đe dọa cấm nhập khẩu để trả đũa.
Ukraine tháng trước đã công bố một hành lang tạm thời để giải phóng các tàu chở ngũ cốc bị mắc kẹt tại những cảng của nước này. Con tàu đầu tiên chở ngũ cốc từ Ukraine ra vào Biển Đen bằng hành lang này đã đến khu vực ngoài khơi eo biển Bosphorus của Thổ Nhĩ Kỳ hôm 14/9.
Mỹ mở rộng hợp tác với các quốc gia Trung Á Tổng thống Mỹ Joe Biden đã gặp lãnh đạo các nước Trung Á theo hình thức đối thoại "C5 1" tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York, theo hãng thông tấn Anadolu của Thổ Nhĩ Kỳ ngày 20/9. Tổng thống Mỹ Joe Biden gặp lãnh đạo các nước Trung Á. Ảnh: AKIPRESS.COM Các nhà lãnh đạo Trung Á tham dự hội...