Đại hội đồng cổ đông thường niên 2020 của Petroland (PTL): Phủ quyết nhiều tờ trình từ HĐQT
Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2020 của Công ty cổ phần Đầu tư Hạ tầng và Đô thị Dầu khí – Petroland (PTL – HOSE) cho thấy, cổ đông đã không thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2020 cùng nhiều tờ trình khác từ Hội đồng quản trị.
Đại hội cổ đông của PTL diễn ra vào ngày 15/5, tại tòa nhà Petro Land Tower, quận 7, TP.HCM. Tham dự Đại hội có 22 cổ đông, đại diện cho 87 triệu cổ phiếu, chiếm 88% số lượng cổ phiếu có quyền biểu quyết.
Theo tờ trình kế hoạch kinh doanh 2020, PTL đề ra chỉ tiêu 121 tỷ đồng doanh thu và 16 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, lần lượt tăng 85% và 7.200% so với kết quả 2019 (sau khoản lỗ lũy kế 17 tỷ đồng năm 2018, PTL báo có lãi 218 triệu năm 2019).
Tuy nhiên, tại Đại hội, cổ đông của PTL đã không thông qua kế hoạch này, đồng thời không thông qua báo cáo kết quả kinh doanh và cả nhiệm vụ năm 2019 vừa qua của HĐQT.
Ông Nguyễn Quang Hưng, Thành viên HĐQT kiêm Giám đốc chia sẻ, việc này sẽ khiến Công ty không có định hướng để hoạt động, không có mục tiêu để phát triển.
Video đang HOT
Do đó, ông Hưng đã đề nghị và được Đại hội thông qua việc bổ sung nghị quyết về việc giao cho HĐQT rà soát điều chỉnh lại kế hoạch kinh doanh năm 2020 và thực hiện lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản.
Bên cạnh kế hoạch kinh doanh, một số tờ trình khác như chuyển chế độ làm việc chuyên trách đối với thành viên HĐQT, phương án bổ sung ngành nghề hoạt động sản xuất kinh doanh (bao gồm Thi công xây dựng các loại công trình và Dịch vụ Quản lý và vận hành tòa nhà) cũng bị cổ đông phủ quyết.
Đáng chú ý, tờ trình bầu bổ sung một thành viên HĐQT là ông Nguyễn Tấn Thụ và một thành viên HĐQT độc lập là ông Dương Văn Bắc cũng không được cổ đông đồng ý.
Trước quyết định này, ông Dương Văn Bắc, đại diện cho cổ đông lớn Đoàn Văn Đức (sở hữu 17,67% vốn tại PTL) đã nêu ý kiến: “Petroland vốn điều lệ cả ngàn tỷ đồng nhưng tình trạng thua lỗ đã diễn ra nhiều năm. Trước đại hội, nhóm cổ đông chúng tôi có kiến nghị bổ sung thêm 2 thành viên HĐQT để cùng vực lại tình trạng thua lỗ của Công ty, tuy nhiên các cổ đông, đặc biệt là Tổng CTCP Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVX) không thông qua, vậy có khuất tất gì không?
Ngoài ra, liên quan đến các sai phạm về tạm chi cho Giám đốc mà ông Nguyễn Tấn Thụ đã đề cập, tôi đề nghị HĐQT rà soát lại quy trình, quản trị tài chính của Công ty”.
Trong phần trả lời, ông Trần Ngọc Lâm – Thành viên HĐQT PTL ý kiến: “Đại hội ngày hôm nay là đại hội của Petroland, nên kiến nghị của các cổ đông về việc bổ sung nội dung chương trình họp (cụ thể là bầu bổ sung thành viên HĐQT) có được chấp thuận hay không là quyết định của các cổ đông, không phụ thuộc vào Tổng CTCP Xây lắp Dầu khí Việt Nam.
Đối với việc ông Bắc đề nghị xem xét lại vấn đề quản trị tài chính của Công ty, thì việc quy kết phải có cơ sở, vi phạm theo quy định nào của pháp luật… cần phải có căn cứ cụ thể, tránh tình trạng phát ngôn không đủ căn cứ”.
Hiện nay, HĐQT của Petroland có 5 thành viên, trong đó có 3 thành viên do PVX đề cử và 2 thành viên còn lại do các cổ đông khác đề cử, tức tỷ lệ chi phối của PVX vẫn là đa số. Do đó, có thể nhận thấy việc PVX phủ quyết nội dung bầu thêm 2 thành viên HĐQT khác cũng là điều dễ hiểu.
Cổ phiếu PTL hiện vẫn đang trong diện kiểm soát của HOSE do lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại thời điểm cuối năm 2019 là con số âm. Thanh khoản trên thị trường cũng chỉ ở mức thấp. Phiên sáng nay 20/5, cổ phiếu PTL chỉ có 350 đơn vị khớp lệnh, tạm đứng tham chiếu tại 3.300 đồng/CP.
Thế giới di động giảm kế hoạch lãi năm 2020 gần 1.400 tỷ đồng
Công ty cổ phần Đầu tư Thế giới di động (mã: MWG) dự kiến trình cổ đông kế hoạch kinh doanh năm 2020 với lợi nhuận sau thuế khoảng 3.500 tỷ đồng, giảm 28% so với kế hoạch đề ra hồi cuối tháng 12/2019.
Dự kiến, Đại hội đồng cổ đông Thế giới di động sẽ diễn ra vào ngày 06/06 tới qua 2 hình thức: tại trụ sở công ty và trực tuyến (tùy lựa chọn của cổ đông).
Ngoài chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế, HĐQT Thế giới di động trình cổ đông kế hoạch doanh thu giảm 10%, chỉ còn khoảng 110.000 tỷ đồng thay vì 122.554 tỷ đồng như kỳ vọng cuối năm 2019.
Trong cuộc họp trực tuyến tuần trước, ông Nguyễn Đức Tài, Chủ tịch Thế giới di động dự tính sẽ trình Hội đồng quản trị và Hội đồng cổ đông giữ mức doanh thu như kế hoạch cuối năm 2019 và lợi nhuận cần đạt tối thiểu 80% kết quả năm 2019.
Năm 2019, Thế giới di động ghi nhận doanh thu hơn 102.100 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 3.836 tỷ đồng.
"Chúng tôi sẽ đảm bảo kinh doanh không lỗ cũng không sụt giảm trầm trọng mà vẫn có lợi nhuận nhiều nghìn tỷ đồng", ông Tài khẳng định và cho biết, dù ảnh hưởng từ đại dịch nhưng rất nhiều ngân hàng nước ngoài quy mô lớn đều gợi ý cấp gói vay cho Thế giới di động.
"Tôi đang cảm thấy có một dòng tiền dồi dào hơn trước từ các ngân hàng nước ngoài", Chủ tịch Thế giới di động nói.
Doanh nghiệp này đạt muc tieu chiêm 55% thi phân điẹn thoai di đọng va trên 55% điẹn may đên cuôi nam 2022 (so vơi ty lẹ lân luơt la 48% va 38% trong nam 2019).
Du nhu câu cac san phâm công nghệ thông tin khong thiêt yêu co thê se giam, nhung sô luơng nha ban le canh tranh rơi bo thi truơng uơc tinh nhiêu hon, các nhà lãnh đạo Thế giới di động kỳ vọng, thực trạng này sẽ tao co họi cho họ gianh them thi phân, dù khẳng định, se khong tiên hanh bât ky hoat đọng M&A nao trong nam 2020.
Hòa Phát dự kiến trình lợi nhuận sau thuế 10.000 tỷ đồng Tập đoàn Hòa Phát (HPG) dự kiến kiến trình Đại hội đồng cổ đông kế hoạch năm 2020 với doanh thu dao động từ 85.000 - 95.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế khoảng 9.000 - 10.000 tỷ đồng. Dự kiến năm 2021, Hòa Phát sẽ trở thành doanh nghiệp thép lớn nhất Việt Nam. Ảnh: Trần Nghi Ông Trần Đình Long,...