Đại hội đồng cổ đông POW: Chưa thu hồi được công nợ với EVN, tìm giải pháp nguồn khí
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2020 của Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam ( PV Power – mã chứng khoán POW) tổ chức sáng nay (12/6), câu chuyện về thu hồi công nợ và tiến triển mới các dự án đầu tư là điểm nhấn.
Công nợ với EVN
Các khoản nợ phải thu của PV Power chủ yếu là khoản phải thu tiền điện của EVN/EPTC. Tại thời điểm cuối năm 2019, khoản phải thu này lên tới hơn 7.097 tỷ đồng, trong đó nợ phải thu quá hạn phải thực hiện trích lập dự phòng là 1.778 tỷ đồng.
Đáng chú ý, khoản phải thu quá hạn của Nhà máy điện Cà Mau bị EVN/EPTC đơn phương giữ lại từ tháng 2/2018 đến nay là không phù hợp với quy định của hợp đồng mua bán điện đã ký kết và đang có hiệu lực pháp lý.
PV Power đã có nhiều văn bản báo cáo lên Bộ Công thương, Uỷ ban Quản lý vốn, Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ về vấn đề thu hồi nợ từ EVN/EPTC. Uỷ ban Quản lý vốn, Bộ Công thương đã có công văn và thông báo khẳng định Hợp đồng mua bán điện hiện hữu giữa EVN và PV Power vẫn đang có hiệu lực pháp lý và yêu cầu EVN thực hiện đúng các cam kết. Tuy nhiên đến nay, EVN chưa chấp thuận trả tiền.
Về vấn đề này, ông Hồ Công Kỳ, Chủ tịch PV Power cho biết: “Trong thời gian sớm nhất, có thể là trong tháng 6, lãnh đạo Bộ Công thương có thể xem xét quyết định xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo Chính phủ”.
Tình hình các dự án và nhà máy
Một trong những dự án trọng điểm là dự án Thuỷ điện Luang Prabang nhận được sự chú ý lớn. Ngày 1/10/2019, Uỷ ban sông Mê Kông (VNMC) đã công bố thông tin Chính phủ Lào đề xuất phát triển dự án Thuỷ điện Luang Prabang. Ban thư ký đã nghiên cứu và gửi hồ sơ đề xuất của Lào đến 3 nước thành viên Việt Nam, Thái Lan, Campuchia. Thời gian thực hiện thủ tục thông báo, tham vấn trước và thảo luận dự kiến trong 6 tháng.
Dự án Thủy điện Luang Prabang quy mô 2 tỷ USD với tổng công suất khoảng 1.400MW được dự kiến có thể bắt đầu hoạt động thương mại vào năm 2025-2026. Tuy nhiên, đến nay dự án này vẫn bị trì hoãn do lo ngại về tác động đối với môi trường và việc phải xây thêm đường truyền 500kV để đưa điện từ nhà máy đến tỉnh Ninh Bình của Việt Nam sẽ làm tăng chi phí đầu tư.
Video đang HOT
Chính vì vậy, thời gian để dự án Thủy điện Luang Prabang hoàn thành và đi vào hoạt động có thể mất nhiều thời gian hơn, với một số dự báo lên đến 6-8 năm hoặc thậm chí là 10 năm.
Trong khi đó, ông Lê Như Linh, Tổng giám đốc PV Power cho biết, đây là dự án rất lớn. Chính phủ cho phép PV Power tham gia từ 10 – 12%. PVPower sẽ sử dụng phương án thế chấp năng lực tại Dự án để vay vốn, không sử dụng nguồn lực từ Công ty.
Với dự án Nhà máy Nhiệt điện Nhơn Trạch 3, 4, PVPower đã ký hợp đồng lập báo cáo nghiên cứu khả thi (FS) với CTCP Tư vấn xây dựng điện 2 (PECC2) và hợp đồng thẩm tra Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án với CTCP Tư vấn xây dựng điện 1. Cả 2 dự án này đều sử dụng nhiên liệu chính là khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG), công suất mỗi nhà máy vào khoảng 650-880MW, tổng mức đầu tư xấp xỉ 1,4 tỷ USD.
POW đang triển khai làm việc với các tổ chức tín dụng, ngân hàng nhằm thu xếp vốn cho dự . Trong đó vốn chủ sở hữu/vốn vay là 25%/75%. Dự kiến vận hành thương mại Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 vào quý IV/2023 và Nhơn Trạch 4 vào quý II/2024.
Theo ông Lê Như Linh, Tổng giám đốc PV Power, một trong những việc cấp thiết hiện tại là góp vốn thành lập mới Công ty cổ phần Năng lượng tái tạo Điện lực Dầu khí (PV Power REC).
Về vấn đề này, các cổ đông cho rằng, PV Power đã bỏ qua thời cơ đối với đầu tư năng lượng mặt trời. Hiện tại, một trong những lĩnh vực thu hút là điện gió, nhưng Công ty vẫn chưa xác định được kế hoạch kịp thời, nhiều khả năng tiếp tục bỏ lỡ thời cơ.
Từ góc nhìn của mình, ông Linh cho biết, đội ngũ PV Power có những đánh giá riêng về tiềm năng và khả năng hoạt động tại lĩnh vực năng lượng tái tạo. Công ty có đánh giá kỹ càng về môi trường hoạt động, cơ chế pháp lý và sẽ tiến hành khi xác định được khả năng hoạt động hiệu quả; cân nhắc để sắp xếp các thứ tự ưu tiên.G70ơ’
Tìm giải pháp nguồn khí
Ông Linh cho biết, giải pháp duy nhất để nhà máy không phải dừng hoạt động là mua khí từ nhiều nguồn khác nhau. Đây là lý do PV Power đang tính toán để mua khí giải quyết nhu cầu ngắn hạn, xây dựng nhà máy, cơ sở hạ tầng cung cấp khí… để đảm bảo nguồn khí trong dài hạn.
Trước mặt, HĐQT PV Power đã trình kế hoạch Bổ sung Hợp đồng mua bán khí (GSA) của Nhà máy điện Nhơn Trạch 1 về mua khí từ mỏ Sao Vàng – Đại Nguyệt.
Năm 2019, tổng doanh thu hợp nhất toàn Tổng công ty là 35.948 tỷ đồng, đạt 110% kế hoạch. Trong đó, tổng doanh thu Công ty mẹ là 25.371 tỷ đồng, đạt 110% kế hoạch. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất toàn Tổng công ty đạt 3.165 tỷ đồng, đạt 110% kể hoạch.
Năm 2020, POW lên kế hoạch doanh thu 35,448 tỷ đồng và lãi sau thuế gần 2,043 tỷ đồng, lần lượt giảm 1,4% và 28,4% so với thực hiện năm 2019.
Sau 5 tháng đầu năm, POW ước tính doanh thu đạt 12.969,2 tỷ đồng, thực hiện 38,4% kế hoạch năm. Trong đó, đóng góp lớn nhất tới từ nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1, Nhà máy nhiệt điện Cà Mau 1 & 2.
PV Power đặt kế hoạch lợi nhuận 2020 giảm 28%
Kế hoạch lợi nhuận sau thuế năm 2020 giảm 28% còn 2.044 tỷ đồng.
PV Power đang thu xếp vốn cho dự án Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4.
Việc thoái vốn gặp nhiều khó khăn do thị trường tài chính xấu, hành lang pháp lý của Nhà nước có nhiều thay đổi và chưa có hướng dẫn rõ ràng, hoạt động của các công ty liên doanh, liên kết kém.
Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power, HoSE: POW) công bố tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên tổ chức vào ngày 12/6 sắp tới. Trong đó, HĐQT cũng nhận định rằng nguồn khí ngày càng suy giảm, ảnh hưởng đến việc đảm bảo đủ khí và độ khả dụng của các nhà máy điện khí.
Tổng công ty Điện lực đang gặp khó khăn trong việc cân đối nguồn than cung cấp cho các nhà máy nhiệt điện, chi phí bảo dưỡng sửa chữa ngày một lớn. Bên cạnh đó, PV Power cũng đang có nhiều dự án đầu tư mới với nhu cầu vốn lớn, cần phải tập trung và huy động nguồn lực lớn để đảm bảo tiến độ.
Trong bối cảnh đó, HĐQT trình ĐHĐCĐ kế hoạch tổng sản lượng điện năm 2020 là 21.600 triệu kWh. Doanh thu dự kiến 35.449 tỷ đồng, tăng nhẹ 0,2% so với mức thực hiện năm 2019. Tuy nhiên, kế hoạch lợi nhuận sau thuế giảm 28% còn 2.044 tỷ đồng. Cổ tức năm 2019 dự kiến tỷ lệ 3%.
Nguồn: Tài liệu họp ĐHĐCĐ PV Power
Theo PV Power, do sự suy giảm dự kiến của lô 11.2 và lô 06.1 không đảm bảo cung cấp đủ khí cho hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy điện Nhơn Trạch 1, công ty đang làm việc với GAS để ký bổ sung sửa đổi về việc bổ sung thêm nguồn khí từ mỏ Sao Vàng - Đại Việt theo hợp đồng mua bán khí (GSA).
HĐQT cũng trình đầu tư xây dựng công trình Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4 (Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai) với tổng công suất khoảng từ 1.300 MW đến 1.760 MW (bao gồm hai nhà máy điện, mỗi nhà máy công suất khoảng 650 MW đến 880 MW). Nhiên liệu chính là khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) nhập khẩu từ kho cảng LNG Thị Vải, tiêu thụ khoảng 1,4 triệu tấn LNG/năm. Nhiên liệu dự phòng là dầu DO.
Số tiền đầu tư dự kiến là 32.481 tỷ đồng với cơ cấu vốn chủ sở hữu là 25% và vốn vay là 75%.
Báo cáo của Ban Kiểm soát trích cho biết các công việc liên quan đến việc lập báo cáo nghiên cứu khả thi, chuẩn bị mặt bằng xây dựng dự án đang được giao cho Ban Chuẩn bị đầu tư triển khai thực hiện. PV Power cũng đang triển khai làm việc với các tổ chức tín dụng, ngân hàng nhằm thu xếp vốn, làm việc với EVN/EPTC và PV Gas để đàm phán các nội dung trong Hợp đồng mua bán điện và Hợp đồng mua bán khí cho dự án.
Cũng theo báo cáo của Ban Kiểm soát, dự án chuyển đổi nhiên liệu phụ từ dầu HFO sang dầu DO NMNĐ VA1 được PV Power phê duyệt từ năm 2018, ký Hợp đồng với liên danh nhà thầu Công ty cổ phần Việt Long - Công ty cổ phần Lilama 69-1 Phả Lại - Công ty TNHH Xây dựng Ninh Giang (LDNT) để thực hiện gói thầu EPC. Tuy nhiên, tiến độ thực hiện dự án bị chậm so với hợp đồng đã ký, đến ngày 20/11/2019 máy bơm dầu DO tổ máy số 1 mới hoàn thành công tác lắp đặt và vận hành ổn định. Nguyên nhân chủ yếu do máy bơm dầu DO bị sự cố trong quá trình chạy thử, thời gian nhà thầu EPC mua sắm máy mới để thay thế dài do nhà sản xuất chỉ chế tạo theo đơn hàng.
Hiện nay, các nhà thầu, tư vấn và chủ đầu tư đang hoàn thiện hồ sơ nghiệm thu, thanh quyết toán các gói thầu.
Công tác thoái vốn ở những đơn vị liên kết, đơn vị hoạt động kém hiệu quả, đơn vị không thuộc lĩnh vực kinh doanh chính của Tổng công ty còn chậm. Đến nay, danh mục thoái vốn giai đoạn 2016-2020 vẫn còn 8 đơn vị thành viên/liên kết cần thoái vốn.
Hiệu quả hoạt động của các đơn vị cũng không hấp dẫn các nhà đầu tư và Tổng Công ty không phải là cổ đông chi phối tại các đơn vị này nên những đề xuất kiến nghị liên quan đến hoạt động thoái vốn gặp nhiều khó khăn.
Hiện tại, PV Power đang đầu tư vào 5 công ty với số vốn góp chi phối và 9 công ty không chi phối (trong đó có CTCP Năng lượng Châu Á Thái Bình Dương và CTCP Thủy điện Sơn Trà Sông Đà đã có Thông báo của Sở Kế hoạch và Đầu tư về việc doanh nghiệp giải thể/chấm dứt hoạt động). Trước đó, PV Power thoái toàn bộ vốn tại CTCP Điện lực Dầu khí Bắc Kạn theo hình thức khớp lệnh trên sàn giao dịch chứng khoán với giá 10.900 đồng/cp. Giá trị thu hồi đạt 88,63 tỷ đồng.
PVPS đặt mục tiêu chia cố tức 8,4% trong năm 2020 Ngày 20/5 tại Hà Nội, Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Điện lực Dầu khí Việt Nam (PVPS) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên 2020. Tham dự Đại hội, về phía PV Power có ông Phạm Xuân Trường, Thành viên HĐQT Tổng Công ty; ông Phan Đại Thành, Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty. Về phía...