Đại học Tokyo sa thải giáo sư tuyên bố không thuê người Trung Quốc
Nhà nghiên cứu trí tuệ nhân tạo Shohei Ohsawa sau phát ngôn gây tranh cãi còn nói những người chỉ trích ông là “công dân hạng thấp không hiểu được tiếng Nhật”.
Đại học Tokyo quyết định sa thải phó giáo sư Shohei Ohsawa vì hàng loạt bài đăng phản cảm của ông trên mạng xã hội Twitter năm 2019, châm ngòi một cuộc tranh cãi nảy lửa về vấn đề bài xích Trung Quốc.
Thông cáo ngày 15/1 cho rằng hành động của nhà nghiên cứu trí tuệ nhân tạo (AI) đã “làm tổn hại nghiêm trọng đến danh dự và danh tiếng” của nhà trường.
Nhà nghiên cứu 32 tuổi, chủ công ty phát triển công nghệ blockchain và AI Daisy Co, vào tháng 11 và 12/2019 từng khẳng định ông sẽ không thuê người Trung Quốc.
Đại học Tokyo ra quyết định sa thải Ohsawa sau khi nhận thấy các phát ngôn của ông làm tổn hại danh dự của nhà trường. Ảnh: Shutterstock.
Video đang HOT
“Tôi thậm chí không thèm phỏng vấn nếu phát hiện ứng viên là người Trung Quốc. Tôi sẽ loại ứng viên ngay từ vòng xét duyệt hồ sơ. Những nhân viên thể hiện năng lực ở mức kém xứng đáng bị phân biệt đối xử trong môi trường tư bản”, ông viết trên mạng xã hội.
Ohsawa còn gọi những người chỉ trích quan điểm của mình là “công dân hạng thấp không hiểu được tiếng Nhật”, theo South China Morning Post.
Ngoài bình luận trên, Đại học Tokyo cũng dẫn thêm một số lý do khác cho quyết định kỷ luật, bao gồm cáo buộc của ông Ohsawa rằng chương trình đào tạo Thông tin, Công nghệ và Xã hội châu Á của nhà trường bị kiểm soát bởi các lực lượng chống lại Nhật Bản. Lý lịch của ông Ohsawa cũng bị xóa khỏi cổng thông tin.
Shohei Ohsawa nói công ty phát triển AI của ông sẽ không thuê người Trung Quốc. Ảnh: Github.
Nhà nghiên cứu AI phản đối quyết định đuổi việc là không công bằng. Ông cho rằng nhà trường đã sai khi xem nhẹ việc phát triển công nghệ AI của Nhật Bản để đảm bảo sự đa dạng của nhiều nước châu Á. Ohsawa sau đó xóa những đăng tải phản cảm và xin lỗi về các bình luận của mình. Ông cho biết chính sách tuyển dụng của công ty Daisy là “hệ quả ‘học hỏi quá đà’ của AI khi thích nghi quá mức trong hoàn cảnh dữ liệu giới hạn”.
Ông Ohsawa vào tháng 4/2019 được bổ nhiệm làm phó giáo sư tại Sáng kiến Liên khoa về Nghiên cứu Thông tin (IIIS), một tổ chức nghiên cứu thuộc bộ phận sau đại học của nhà trường. Để ngăn các vụ việc tương tự tái diễn, IIIS sẽ thực hiện nhiều biện pháp mới, trong đó có tăng cường đối thoại với sinh viên và xây dựng bộ quy chuẩn đạo đức.
Những đăng tải của Ohsawa trên Twitter châm ngòi nhiều tranh luận nảy lửa về vấn đề bài xích Trung Quốc tại Nhật Bản.
Nhiều người dùng đứng về phía chuyên gia vừa bị sa thải. Một số nghi ngờ Đại học Tokyo ra quyết định kỷ luật vì sức ép tài trợ từ tập đoàn Huawei của Trung Quốc cho các dự án nghiên cứu. Một số khác cho rằng Nhật Bản cần học theo Mỹ và đề phòng Trung Quốc tiếp cận những nghiên cứu nhạy cảm.
Trong khi đó, nhà báo Reiji Ishiwata đánh giá thông điệp của ông Ohsawa là không thể chấp nhận được. Ông nhấn mạnh dù “tự do học thuật đến đâu thì những phát ngôn và thái độ kỳ thị chủng tộc đều không được chấp nhận”. Ông cho rằng Đại học Tokyo cần đẩy mạnh trao đổi các nhà nghiên cứu với nước ngoài, trong đó có cả Trung Quốc.
Theo Zing
Dịch tả lợn bùng phát tại đảo Okinawa của Nhật Bản
Dịch tả lợn đã bùng phát trên đảo Okinawa của Nhật Bản lần đầu kể từ năm 1986, buộc các nhà chức trách phải chôn lấp và tiêu hủy hàng trăm con lợn gần khu vực căn cứ không quân Kadena của Mỹ.
Thiếu hụt thịt lợn, người Trung Quốc chuyển sang thịt chó và thịt thỏ Trung Quốc trong cơn khủng hoảng thịt lợn
Thị trưởng Okinawa Sachio Kuwae đã liên lạc với lực lượng quân đội Mỹ đồn trú trong căn cứ Kadena để được cấp phép chôn lấp hàng trăm con lợn tử vong do dịch bệnh kể từ ngày 10/1.
"Okinawa cũng là nhà của chúng tôi và chúng tôi muốn làm mọi thứ có thể để giúp đỡ hàng xóm của mình", Chuẩn tướng Joel L. Carey, cho biết. "Tôi rất vui khi thị trưởng Kuwae yêu cầu sự giúp đỡ của chúng tôi".
Ông Kazushi Kubota - phát ngôn viên của ngành nông nghiệp Okinawa, cho biết không phải tất cả số lợn sẽ bị tiêu hủy gần khu vực căn cứ Kadena.
"Căn cứ Kadena sẽ là địa điểm thay thế nếu chúng tôi không thể chôn cất tất cả số lượng lợn bị nhiễm bệnh. Để giảm thiểu sự lây lan của virus, hầu hết lợn sẽ được chôn cất đúng cách tại các trang trại bị ảnh hưởng", ông Kubota nói.
Các cuộc điều tra liên quan đến dịch tả lợn đã bắt đầu vào đầu tháng này sau khi chính quyền tỉnh Okinawa được cảnh báo về một hộ nông dân ở thành phố Uruma bị mất vài con lợn do mắc dịch tả.
Chính quyền Okinawa đã lên tiếng đảm bảo rằng thịt lợn nhiễm bệnh sẽ không được đưa ra bán tại các khu chợ và siêu thị.
Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản đã điều động Lữ đoàn 15 và huy động thêm 360 binh sĩ để thực hiện nhiệm vụ tiêu hủy lợn bệnh.
Mặc dù nguồn gốc của đợt dịch tả lợn này vẫn chưa được truy ra, nhưng một số trang trại ở Okinawa đã được kiểm dịch và khử trùng.
Bắc Hiệp
Theo ngaynay.vn/Sputnik
TBN: Băng đảng Trung Quốc ép người Việt trồng cần sa trong điều kiện khổ cực Cảnh sát Tây Ban Nha hôm 19.12 thông báo triệt phá băng đảng người Trung Quốc buộc những người nhập cư trái phép phải làm việc trong điều kiện như nô lệ để sản xuất cần sa, phân phối khắp châu Âu. Cảnh sát TBN thu giữ hơn 22.000 cây cần sa, tổng trọng lượng khoảng 3,4 tấn. Theo SCMP, băng đảng người...