Đại học sẽ tự chủ ở mức cao nhất

Theo dõi VGT trên

Hôm qua (6.1), Bộ GD-ĐT tổ chức hội nghị trực tuyến triển khai Nghị định 99 hướng dẫn luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật GD ĐH.

Trước khi diễn ra hội nghị, bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ GD ĐH, Bộ GD-ĐT đã chia sẻ một số nội dung còn gây băn khoăn trong dư luận.

Tự chủ về tổ chức, bộ máy và nhân sự

Thưa bà, một số ý kiến cho rằng Nghị định 99 đã “cởi trói” khá nhiều song một số hoạt động của trường ĐH vẫn phải chịu sự kiểm soát của cơ quan chủ quản. Chẳng hạn, trong điều kiện chuyển trường ĐH thành ĐH thì phải “có ý kiến chấp thuận của cơ quan quản lý trực tiếp đối với trường ĐH công lập”. Bà nghĩ sao?

Đại học sẽ tự chủ ở mức cao nhất - Hình 1

Bà Nguyễn Thị Kim Phụng – Kim Hiền

Trường tự chủ hay không tự chủ, trường công hay trường tư thì người sở hữu/đại diện cho quyền sở hữu trường vẫn phải có tiếng nói đối với sự phát triển của nhà trường. Ở quy định này, ý kiến của cơ quan quản lý trực tiếp có tính chất đại diện cho người sở hữu trường, giống như nhà đầu tư, để có định hướng đầu tư phát triển trường theo hướng nào chứ không nên hiểu ở góc độ là cơ quan quản lý trực tiếp can thiệp vào công việc nội bộ của trường. Với vai trò đại diện cho quyền sở hữu nhà nước đối với việc quản lý, sử dụng hiệu quả các tài sản công tại các cơ sở GD ĐH công lập như hiện nay thì không thể phủ nhận vai trò của cơ quan quản lý trực tiếp trong việc đầu tư, phát triển trường từ trường ĐH thành ĐH.

Nghị định số 99/2019 đã hướng dẫn chi tiết những vấn đề mà Luật số 34 quy định Chính phủ có trách nhiệm hướng dẫn, đặc biệt là thực hiện chủ trương mở rộng quyền tự chủ cho các cơ sở GD ĐH. Những nội dung hướng dẫn chi tiết về quyền tự chủ trong hoạt động chuyên môn của các trường ĐH đã được thể hiện khá rõ trong nghị định. Những vấn đề liên quan đến nhân sự, tài chính, các trường thực hiện theo những quy định chung của Luật số 34, nghị định này và các quy định hiện hành. Nghị định 99/2019 cũng mở rộng quy định cho cơ sở GD ĐH công lập có quyền tự chủ về tổ chức, bộ máy và nhân sự để thực hiện nhiệm vụ chuyên môn nhưng không được làm tăng số lượng người làm việc hưởng lương, mức lương, phụ cấp từ quỹ lương do ngân sách nhà nước cấp. Trong thời gian tới, Chính phủ sẽ tiếp tục ban hành các nghị định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập; về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập; về số lượng người làm việc và vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập. Theo đó, quyền tự chủ của các cơ sở GD ĐH công lập sẽ được quy định đồng bộ.

Đại học sẽ tự chủ ở mức cao nhất - Hình 2

Đại biểu tham gia phát biểu ý kiến trong hội nghị trực tuyến triển khai Nghị định 99 hướng dẫn luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật GD ĐH – Ảnh: Hà Ánh

Tổ chức kiểm định công bố danh sách ĐH nghiên cứu

Xin bà cho biết cơ sở nào để Bộ GD-ĐT đưa ra các con số công nhận một trường ĐH nghiên cứu?

Để xác định các tiêu chí, con số cụ thể của cơ sở GD ĐH định hướng nghiên cứu phải tham khảo các chuyên gia hiểu biết sâu sắc về mô hình này, tham khảo kinh nghiệm của một số quốc gia trong khu vực, các tiêu chí của các bảng xếp hạng mà phần lớn các ĐH nghiên cứu tham gia, tỷ lệ ĐH nghiên cứu trong hệ thống GD ĐH của một số nước… Đào tạo sau ĐH và công bố quốc tế là những chỉ số quan trọng để phân biệt ĐH nghiên cứu với các ĐH khác nhưng đó chỉ là 2 trong số 6 tiêu chí góp phần làm nên ĐH nghiên cứu.

Trên cơ sở các tiêu chí chung để xác định cơ sở GD ĐH định hướng nghiên cứu, đối chiếu với thực tế hệ thống GD ĐH, tốc độ phát triển của các cơ sở GD ĐH ở Việt Nam theo các tiêu chí của ĐH nghiên cứu… để xây dựng các kịch bản phù hợp, đ.ánh giá tác động của mỗi kịch bản để xác định các tiêu chí/điều kiện cụ thể trong nghị định sao cho vừa phải đảm bảo tính hợp lý, khả thi ở Việt Nam vừa tiệm cận với thông lệ quốc tế.

Nếu so với các ĐH nghiên cứu của thế giới thì ta chưa so được, chẳng hạn như số lượng bài báo công bố. Nên các con số đưa ra là để phù hợp với mức độ thực tế mà các trường trong nước có thể đạt được.

Việc kiểm tra các điều kiện, tiêu chí nói chung và công bố quốc tế cơ sở GD ĐH định hướng nghiên cứu thuộc thẩm quyền của tổ chức kiểm định chất lượng GD ĐH. Theo đề nghị của cơ sở GD ĐH, các tổ chức kiểm định này sẽ công bố danh sách các cơ sở GD ĐH đạt tiêu chuẩn định hướng nghiên cứu trên trang thông tin điện tử của tổ chức kiểm định chất lượng GD ĐH.

Vì sao cần trường ĐH thành ĐH ?

Theo Nghị định 99, một trong số các điều kiện để chuyển trường ĐH thành ĐH là “có ít nhất 3 trường thuộc trường ĐH được thành lập” và “có ít nhất 10 ngành đào tạo đến trình độ tiến sĩ; có quy mô đào tạo chính quy trên 15.000 sinh viên”.

Bà Phụng cho biết: Có ý kiến cho rằng không cần phải có 15.000 sinh viên, vì có những trường chỉ 2.000 – 3.000 nhưng vẫn là trường tốt. Cho nên, cần phải hiểu rằng, ĐH hay trường ĐH cũng chưa nói lên chất lượng đào tạo. ĐH khác với trường ĐH ở chỗ ĐH là một cơ sở đào tạo lớn mạnh, đào tạo, nghiên cứu đa lĩnh vực, để giải quyết những vấn đề của nền kinh tế, xã hội của vùng, miền, quốc gia… đang đặt ra.

Ở một góc độ khác, để giáo dục ĐH Việt Nam xuất hiện trên bản đồ giáo dục ĐH thế giới thì nên bắt đầu từ những cơ sở đào tạo ĐH lớn, như các ĐH quốc gia, hay Trường ĐH Bách khoa Hà Nội… Có những trường chất lượng đào tạo rất tốt, như Trường ĐH Y Hà Nội, dù có thể tỷ lệ công bố quốc tế uy tín tính theo đầu giảng viên cũng không kém một số trường lớn, nhưng không lọt được vào các bảng xếp hạng, là bởi quy mô nhỏ, so với các trường đa ngành quốc tế thì như một chấm bé nhỏ.

Nâng cấp nhiều trường ĐH lên thành một ĐH trước hết là để tạo ra cơ sở đào tạo, nghiên cứu đa lĩnh vực, giải quyết những vấn đề mang tính liên ngành/lĩnh vực, từ đó mới có thể nâng cao chất lượng đào tạo. Như vậy, không phải chuyển thành ĐH mà thay đổi ngay chất lượng đào tạo; cũng không phải những trường đơn ngành là những trường chất lượng không tốt.

Video đang HOT

Theo thanhnien

Đại học ở Việt Nam có những hình thức sở hữu, chủ sở hữu nào?

Trước năm 2015, theo Bộ Luật Dân sự 2005, Việt Nam có 4 hình thức sở hữu cơ bản: Sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu chung của cộng đồng, sở hữu tư nhân.

LTS: Nhà nước không thể trao quyền tự chủ của trường đại học cho một cá nhân mà phải cho một tập thể lãnh đạo và tập thể đó phải thực sự là tổ chức quyền lực cao nhất trong trường. Đó chính là Hội đồng trường. Bởi vậy thành lập Hội đồng trường là khâu đột phá trong tiến trình trao quyền tự chủ cho các trường đại học.

Tuy nhiên, cơ cấu thành viên của Hội đồng trường và uy lực của nó lại phụ thuộc rất nhiều vào hình thức sở hữu và chủ sở hữu của loại hình trường đại học, phụ thuộc mức độ tự nguyện chuyển quyền lực của chủ sở hữu cho chính Hội đồng trường.

Trước vấn đề này, phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam có cuộc trao đổi với Tiến sĩ Lê Viết Khuyến - Trưởng ban hỗ trợ chất lượng giáo dục đại học (Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam) để tìm hiểu rõ về các hình thức sở hữu, chủ sở hữu, đại diện chủ sở hữu và cơ cấu Hội đồng trường và một s.ố đ.ề xuất cho việc phát triển các cơ sở giáo dục đại học tại Việt Nam.

Phóng viên: Xin ông cho biết, Nhà nước đã có một hành lang pháp lý gắn việc đầu tư với một số loại hình sở hữu tài sản để thu hút người dân tham gia hoạt động xã hội hóa nhằm phát triển giáo dục đại học như thế nào trong những năm qua?

Tiến sĩ Lê Viết Khuyến: Như bạn biết đấy, trước năm 2015, theo Bộ Luật Dân sự 2005, Việt Nam có 4 hình thức sở hữu cơ bản. Đó là:

Sở hữu Nhà nước: Từ sau năm 1975 các cơ sở giáo dục đại học trong cả nước chỉ có một hình thức sở hữu duy nhất là sở hữu Nhà nước (Điều 200 Bộ Luật Dân sự 2005). Các trường đều chịu quản lý trực tiếp của một cơ quan nhà nước, thường được gọi là "Bộ chủ quản".

Sở hữu tập thể: Đầu những năm 90 một số trường đại học dân lập ra đời theo sáng kiến của các nhà giáo, nhà khoa học.

Trước nhu cầu bức thiết của công tác quản lý, đầu năm 1994 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ký ban hành quy chế tạm thời đại học dân lập "với mục đích không kinh doanh, không vụ lợi cá nhân. Kinh phí hoạt động thường xuyên của trường đại học dân lập chủ yếu từ các nguồn ngoài ngân sách Nhà nước" (Quyết định 196/TCCB ngày 21/1/1994 của Bộ Giáo dục và Đào tạo).

Sáu năm sau, Thủ tướng chính thức ban hành Quy chế Trường đại học dân lập quy định rõ: "Huy động các nhà giáo, nhà đầu tư cùng đóng góp công sức, kinh phí và cơ sở vật chất" và đồng thời tuyên bố "Tài sản của trường thuộc quyền sở hữu tập thể của những người góp vốn đầu tư, các giảng viên, cán bộ và nhân viên nhà trường" (Điều 208 Bộ Luật Dân sự 2005); "Tài sản của trường đại học dân lập sau khi trừ phần vốn góp của tập thể, cá nhân và phân chia cho các hoạt động của trường, kể cả trả lãi vốn vay, vốn góp, là tài sản không chia thuộc sở hữu tập thể của nhà trường" (Quyết định 86 QĐ-TTg 18/7/2000).

Sở hữu chung của cộng đồng: Đến năm 2005 Luật Giáo dục 2005 định nghĩa lại: "Trường dân lập do cộng đồng dân cư ở cơ sở thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động".

Đối chiếu với Bộ Luật Dân sự (Điều 220) thì tài sản của trường dân lập (theo Luật Giáo dục) thuộc sở hữu chung của cộng đồng.

Tuy nhiên Nghị định 75/2006/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Giáo dục 2005 không cho phép lập các trường dân lập ở khu vực giáo dục đại học, dẫn tới Quyết định 122 của Thủ tướng Chính phủ quy định các trường đại học dân lập phải chuyển qua loại hình trường đại học tư thục. 8 năm sau loại hình trường do cộng đồng đầu tư lại được nhắc lại ở Nghị quyết 29-NQ/TW của Ban chấp hành trung ương Khóa XI.

Sở hữu tư nhân: Từ năm 2005, Nhà nước cho phép tổ chức, cá nhân góp vốn, "đưa tài sản vào nhà trường để thành chủ sở hữu của nhà trường" (Quyết định 14/2005/QĐ-TTg và QĐ 61/2009/QĐ-TTg của TTg Chính phủ).Theo Bộ Luật Dân sự 2005, những trường này có tài sản thuộc sở hữu tư nhân (Điều 211).

Đại học ở Việt Nam có những hình thức sở hữu, chủ sở hữu nào? - Hình 1

Theo Tiến sĩ Lê Viết Khuyến, trước năm 2015, theo Bộ Luật Dân sự 2005,Việt Nam có 4 hình thức sở hữu cơ bản: Sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu chung của cộng đồng, sở hữu tư nhân. (Ảnh: N.Khánh)

Còn từ năm 2015 trở lại đây, theo Bộ Luật dân sự 2015, khái niệm về các hình thức sở hữu đã có sự thay đổi rất lớn. Theo bộ luật này, trong lĩnh vực giáo dục đại học có thể sẽ có các hình thức sở hữu sau:

Sở hữu toàn dân (Điều 197 Bộ Luật dân sự 2015):

Sở hữu toàn dân bao gồm " đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời... và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý". Rõ ràng với loại sở hữu này, cộng đồng xã hội (tức toàn dân) là chủ sở hữu, còn Nhà nước chỉ là "đại diện cho chủ sở hữu".

Như vậy, tất cả các cơ sở giáo dục đại học lâu nay thuộc sở hữu Nhà nước (trường công lập) nay phải chuyển sang sở hữu toàn dân lấy cộng đồng xã hội là chủ sở hữu.

Sở hữu riêng (Điều 205 Bộ Luật dân sự 2015)

Sở hữu riêng là sở hữu "của một cá nhân hoặc một pháp nhân". Theo định nghĩa này, chủ sở hữu của sở hữu riêng chỉ có thể là một cá nhân hoặc một pháp nhân. Trong giáo dục đại học, các cơ sở giáo dục đại học chỉ do một cá nhân hoặc một pháp nhân (thí dụ một công ty, tập đoàn, hội đoàn) đầu tư thành lập, bất kể thuộc diện công lập hay tư thục, đều thuộc về sở hữu riêng.

Sở hữu chung (Điều 207)

Sở hữu chung là "sở hữu của nhiều chủ thể đối với tài sản". Các chủ thể tham gia vào sở hữu chung có thể mang thuộc tính công, thuộc tính tư, hoặc lẫn lộn cả công lẫn tư.

Có 2 dạng sở hữu chung cơ bản là sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất.

Sở hữu chung theo phần là "sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu được xác định đối với tài sản chung " (Điều 209). Theo định nghĩa này, chủ sở hữu trong dạng sở hữu này chính là các chủ thể đầu tư. Trong giáo dục đại học, các cơ sở giáo dục đại học thuộc diện sở hữu này có thể là các trường đại học tư thục ( nhiều thành viên đầu tư) hoặc trường đại học bán công (hợp tác công tư).

Sở hữu chung hợp nhất là "sở hữu chung mà trong đó, phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu chung không được xác định đối với tài sản chung" (Điều 210).

Theo định nghĩa này, chủ sở hữu ở đây cũng chính là các chủ thể đầu tư nhưng khác với dạng sở hữu theo phần, họ có quyền, nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản thuộc sở hữu chung. Trong giáo dục đại học, các cơ sở giáo dục đại học dân lập đều thuộc dạng sở hữu này.

Điều đáng lưu ý là theo Điều 210 Bộ Luật dân sự 2015 sở hữu chung hợp nhất lại được chia thành 2 dạng: có thể phân chia và không thể phân chia. Có thể thấy hầu hết các trường đại học dân lập của Việt Nam trước đây đều hoạt động theo kiểu sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia này.

Ngoài ra, Bộ luật dân sự 2015 cũng quy định một số biến thể của sở hữu chung như là sở hữu chung của cộng đồng (trường dân lập theo định nghĩa của Luật giáo dục 2005, Nghị quyết 29,...) sở hữu chung của các thành viên gia đình (trường gia đình), sở hữu chung của vợ chồng, sở hữu chung hỗn hợp.

Trong các loại sở hữu đặc thù này, rất đáng quan tâm là sở hữu chung hỗn hợp là "sở hữu đối với tài sản do các chủ sở hữu thuộc các thành phần kinh tế khác nhau" (Điều 215). Loại hình sở hữu này trong tương lai gần ở Việt Nam sẽ rất phát triển do phù hợp với chủ trương đẩy mạnh hợp tác công - tư của Đảng và Nhà nước.

Khi loại hình sở hữu thay đổi như vậy thì chủ sở hữu và đại diện chủ sở hữu của các cơ sở đại học khác nhau như thế nào, thưa ông?

Tiến sĩ Lê Viết Khuyến: Thứ nhất, chủ sở hữu tài sản của mọi hình thức sở hữu đã được xác lập tại Bộ Luật Dân sự, tuy nhiên, khái niệm này từ sau năm 2015 đã có sự thay đổi rất cơ bản đối với các tài sản công.

Trước năm 2015, các tài sản công đều thuộc sở hữu nhà nước nhưng Bộ Luật Dân sự 2005 khẳng định "Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện quyền chủ sở hữu" đối với tài sản loại này (Điều 201).

Từ năm 2015 đến nay, theo Bộ Luật dân sự 2015, các tài sản công thuộc sở hữu toàn dân. Do đó, chủ sở hữu của các tài sản thuộc sở hữu toàn dân sẽ phải là cộng đồng xã hội, còn Nhà nước chỉ đóng vai trò đại diện cho chủ sở hữu để thực hiện quyền của chủ sở hữu (Các Điều 197, 198).

Thứ hai, để thực hiện quyền của chủ sở hữu, chủ sở hữu có thể trực tiếp nắm, cũng có thể ủy quyền cho một pháp nhân hoặc cá nhân nào đó làm đại diện.

Đối với các chủ thể giáo dục đại học công lập, chủ sở hữu (toàn dân) có thể chọn một cơ quan Nhà nước (Các Điều 197, 198 Bộ Luật Dân sự 2015) hoặc có thể chọn Hội đồng trường để đại diện cho mình (Điều 16 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật giáo dục đại học quy định "Hội đồng trường của trường đại học công lập là tổ chức quản trị, thực hiện quyền đại diện của chủ sở hữu và các bên có lợi ích liên quan").

Rõ ràng, trường hợp đầu tương ứng với cơ chế cơ quan chủ quản, trường hợp sau tương ứng với cơ chế hội đồng.

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học cũng chỉ rõ đối với khu vực giáo dục đại học ngoài công lập "Hội đồng trường của trường đại học tư thục, trường đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận là tổ chức quản trị, đại diện cho nhà đầu tư và các bên có lợi ích liên quan" (Điều 17).

Đến đây, có thể nhận thấy quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học (cả công lẫn tư) chỉ có được khi chủ sở hữu chấp nhận trao quyền đại diện cho hội đồng trường, chứ không phải cho một "cơ quan chủ quản"nào khác.

Thứ ba, trong giáo dục đại học, hội đồng trường là "tổ chức thực quyền cao nhất trong một cơ sở giáo dục đại học", như Nghị quyết 19-NQ/TW Ban chấp hành trung ương Khóa 12 đã khẳng định.

Mặt khác, Hội đồng trường lại đại diện cho chủ sở hữu nên thành phần của Hội đồng trường phải do chủ sở hữu lựa chọn. Về thành phần, thông thường Hội đồng trường có 2 nhóm thành viên: nhóm đại diện cho quyền lợi của chủ sở hữu và nhóm đại diện cho cộng đồng xã hội (để mở rộng dân chủ).

Chỉ trong trường hợp cơ sở giáo dục đại học thuộc sở hữu toàn dân thì 2 nhóm này mới nhập làm một. Vì các quyết định của Hội đồng trường tuân theo nguyên tắc đa số nên lẽ thường tình nhóm đại diện cho quyền lợi của chủ sở hữu phải chiếm đa số.

Tuy nhiên, trong trường hợp chủ sở hữu tự nguyện từ bỏ lợi ích của mình (cả về tài chính lẫn quyền lực) thì trong thành phần của Hội đồng trường chỉ còn nhóm thứ 2 đại diện cho cộng đồng xã hội. Đây là trường hợp của trường đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận.

Theo ông, quá trình triển khai cơ chế Hội đồng trường những năm qua có gặp bất cập gì không, (nếu có) thì để điều này đã để lại hệ lụy ra sao?

Tiến sĩ Lê Viết Khuyến: Tôi thầy trong tổ chức quản trị xã hội và Nhà nước có 2 loại định chế tổ chức rất phổ biến:

Một là, định chế có cấu trúc kiểu tập quyền (cấp trên bổ nhiệm cấp dưới và cấp dưới phải chấp hành các chỉ thị của cấp trên dưới dạng các quyết định cá nhân; mọi nhà trường đều có cơ quan/bộ chủ quản; trường không được quyền tự chủ hoàn toàn);

Hai là, định chế điều phối tự quản kiểu hội đồng (qua bầu chọn đại diện của các nhóm lợi ích có liên quan; không có cơ quan/bộ chủ quản; trường được tự chủ tối đa).

Từ việc phân tích các điểm mạnh, yếu của 2 định chế tổ chức này Đề án đổi mới giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020 đã nêu:

"...Trên cơ sở hình thành hội đồng trường đại diện cho cộng đồng xã hội, các cơ sở giáo dục đại học hoạt động tự chủ và nâng cao trách nhiệm xã hội, tiến tới xóa bỏ cơ chế bộ chủ quản..."

Cùng với xu hướng gia tăng quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục đại học công lập, ở Việt Nam, cơ chế Hội đồng trường từng bước được khẳng định tại các văn bản pháp lý của Nhà nước.

Theo Luật Giáo dục 2005 Hội đồng trường là tổ chức chịu trách nhiệm quyết định về phương hướng hoạt động của nhà trường, huy động và giám sát việc sử dụng các nguồn lực dành cho nhà trường, gắn nhà trường với cộng đồng xã hội, bảo đảm thực hiện mục tiêu giáo dục. Hội đồng trường là tổ chức quản trị, đại diện chủ sở hữu của nhà trường.

Do trước năm 2015 Nhà nước luôn là chủ sở hữu của các trường công lập nên ở các trường công lập cả Hiệu trưởng lẫn Hội đồng trường đều cùng là người đại diện cho Nhà nước. Vì có sự chồng lấn về chức năng giữa Hiệu trưởng và Hội đồng trường như vậy nên phần lớn hiệu trưởng thường không muốn tiếp nhận cơ chế Hội đồng trường trong trường mình; và nếu phải chấp nhận thành lập Hội đồng trường thì chỉ xem nó như là một tổ chức tư vấn của mình.

Chính việc chậm thành lập các Hội đồng trường "đích thực" là nguyên nhân chủ yếu gây khó cho Nhà nước khi muốn trao nhiều quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục đại học.

Tuy nhiên theo Bộ Luật Dân sự 2015, chủ sở hữu của các cơ sở giáo dục đại học hiện nay là cộng đồng xã hội (toàn dân) chứ không phải Nhà nước như trước năm 2015. Mặt khác, tại Luật 34/2018/QH14 , Điều 16 khẳng định "Hội đồng trường của trường đại học công lập ...thực hiện quyền đại diện của chủ sở hữu và các bên có lợi ích liên quan".

Trong Luật này cũng không nói tới khái niệm "Cơ quan quản lý trực tiếp cơ sở giáo dục đại học" (tức cơ quan chủ quản của cơ sở giáo dục đại học) mà chỉ nhắc tới "Cơ quan quản lý có thẩm quyền" (tức cơ quan quản lý nhà nước bao gồm Bộ Giáo dục và Đào tạo và chính quyền các địa phương quản lý trường đại học theo địa bàn).

Do đó việc đưa vào dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành Luật số 34/2018/QH14 khái niệm "Cơ quan quản lý trực tiếp cơ sở giáo dục đại học" là trái với tinh thần của Luật.

Ngoài ra, theo Nghị quyết 05/2005/NQ-CP của Chính phủ (2005), Nhà nước chấp nhận cả hai loại hình trường tư thục: trường tư thục vì lợi nhuận và trường tư thục không vì lợi nhuận.

Thế nhưng, trong một thời gian dài quy định chỉ có một loại trường tư thục dẫn tới việc đưa đồng thời cả hai khái niệm "sở hữu tư nhân" (hay sở hữu riêng/sở hữu chung theo phần-theo Bộ Luật dân sự 2015) - vốn chỉ có đối với loại trường tư thục hoạt động có lợi nhuận- và "sở hữu chung hợp nhất không phân chia" - thường chỉ có ở loại trường tư thục hoạt động không vì lợi nhuận- vào cùng một Quy chế 61 (sửa đổi).

Chính việc trộn lẫn các khái niệm sở hữu như trên đã dẫn tới sự can thiệp thô bạo vào quyền của những nhà đầu tư có ý định đưa nhà trường của mình đi theo hướng có lợi nhuận; đồng thời làm cho việc chuyển đổi các trường đại học dân lập sang trường đại học tư thục gặp nhiều trục trặc; có trường muốn ở lại với mô hình đại học dân lập để tiếp tục theo sở hữu tập thể (tức sở hữu chung hợp nhất) nhưng không được chấp thuận.

Thêm vào đó là những xung đột xảy ra khá phổ biến trong nội bộ các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập (cả dân lập lẫn tư thục) trong thời gian qua chủ yếu là do sự tranh giành quyền lực giữa các nhóm lợi ích trong trường (giữa Hội đồng trường với Ban giám hiệu, giữa các cổ đông với nhau).

Để giải tỏa các xung đột này giải pháp tốt nhất là phải tách bạch quyền hạn và chức năng giữa nhóm thành viên góp vốn (sáng lập và đầu tư), hội đồng trường (quản trị, định hướng và giám sát) và ban giám hiệu (quản lý và điều hành).

(Còn tiếp)

Theo giaoduc.net

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Vợ chồng nghề chài cứu 2 người trong chiếc ô tô bị lũ cuốn giữa đêm ở Hà Nội
13:10:28 21/09/2024
3 mẹ con ở Nghệ An bị lũ cuốn: Tìm thấy t.hi t.hể người mẹ
12:08:22 21/09/2024
Đưa cần cẩu cỡ lớn vớt nhịp cầu Phong Châu dưới sông Hồng
14:23:52 20/09/2024
Vụ sập cầu Phong Châu: Phát hiện tài xế ô tô đầu kéo mắc kẹt trong cabin
15:34:55 21/09/2024
Cây rừng gãy đổ làm mẹ con thương vong tại Lâm Đồng
12:14:56 20/09/2024
'Rốn lũ' Tân Hóa ngập tới 2m, hàng trăm hộ dân lên nhà phao tránh trú
14:26:33 20/09/2024
Tài khoản bỗng nhận được 660 triệu đồng, tài xế taxi lập tức tìm cách trả lại
21:30:37 20/09/2024
3 mẹ con bị lũ cuốn khi qua cầu tràn ở Nghệ An
21:35:52 20/09/2024

Tin đang nóng

Thảm đỏ "hot" nhất Hoa ngữ hôm nay: Triệu Lệ Dĩnh gây thất vọng vì tạo hình nhưng vẫn chiếm trọn "spotlight"
23:30:16 21/09/2024
Tuấn Hưng nóng tính mắng ban nhạc, chế lời bản hit gửi đến Duy Mạnh: "Dù anh trêu đùa em trên Facebook của anh..."
23:27:05 21/09/2024
Liveshow Duy Mạnh - Tuấn Hưng: Tam Đảo đổ mưa lớn, khán giả tắc đường đến trễ phải lùi giờ bắt đầu!
21:20:37 21/09/2024
Bị quá nhiều tin đồn qua đời, ca sĩ Kasim Hoàng Vũ lên tiếng
22:55:14 21/09/2024
Triệu Vy là ngoại lệ của Huỳnh Hiểu Minh, Diệp Kha hay Angelababy "bít cửa" so
21:39:27 21/09/2024
Hoa hậu Kỳ Duyên về Nam Định làm từ thiện, Hồng Diễm đẹp đến nao lòng
23:18:00 21/09/2024
Nam ca sĩ nhảy đẹp của showbiz Việt tiết lộ chuyện bị 'đúp' và vợ rất bay bổng
23:21:25 21/09/2024
"Anh tài" Duy Khánh đưa Lee Kwang Soo đi khắp Đà Lạt, 1 bức hình khiến fan bật cười
22:13:46 21/09/2024

Tin mới nhất

Giá vàng vượt 2.600 USD, phá vỡ mọi kỷ lục

12:23:19 21/09/2024
Lần đầu tiên giá vàng nhẫn chạm mốc 80 triệu đồng/lượng. Đà tăng phi mã của vàng nhẫn trong nước cùng diễn biến đi lên của thế giới. Kim loại quý trên thị trường quốc tế đã vượt 2.600 USD.

Hòa Bình công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai

12:19:28 21/09/2024
Ngày 21/9, UBND tỉnh Hòa Bình công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai gây sạt lở đất, đá tại 2 khu vực xóm Rài (xã Tuân Đạo, huyện Lạc Sơn) và xóm Rằng (xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc).

Bình Phước: Mưa lớn gây hư cầu dân sinh, một người dân mất tích

12:12:37 21/09/2024
Mưa lớn nhiều ngày qua đã gây hư hỏng hàng loạt cầu dân sinh ở H.Bù Đăng (Bình Phước), cuốn trôi 1 người dân mất tích.

Chục nghìn con bị c.hết do bão lũ, giá thịt lợn lập đỉnh cao mới

11:57:01 21/09/2024
Chia sẻ với PV. VietNamNet chiều 20/9, ông Hoàng Văn Chung ở xã Phú Lương (Sơn Dương, Tuyên Quang) phấn khởi khoe, sáng nay ông vừa bán được 40 con lợn với giá 69.000 đồng/kg. Nhẩm tính, mỗi con lợn xuất chuồng ông lãi khoảng 1,5 triệu ...

Tàu cá b.ị đ.âm chìm, 12 thuyền viên được cứu vớt, 2 người mất tích

21:38:33 20/09/2024
Ngày 20/9, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có công văn đề nghị các đơn vị liên quan khẩn trương ứng cứu, tìm kiếm cứu nạn thuyền viên tàu cá BV-99778 TS bị tàu hàng nước ngoài đ.âm chìm trên vùng biển Côn Đảo.

Quảng Bình: Mưa lớn sau bão số 4, ngập nặng ở thượng nguồn sông Gianh

15:45:45 20/09/2024
Hàng chục hộ dân ở huyện miền núi Tuyên Hóa (Quảng Bình) bị ngập sâu do mực nước thượng nguồn sông Gianh dâng cao, phải sơ tán đến nơi an toàn.

Cô giáo ở Thanh Hóa bị cành cây trong sân trường đè trúng đã qua cơn nguy kịch

14:01:35 20/09/2024
Giám đốc Trung tâm giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên huyện Hà Trung, ông Mai Việt Dũng thông tin: Đến trưa nay (20-9) cô giáo Th đã được chuyển ra Bệnh viện Việt Đức Hà Nội điều trị và cô đã qua cơn nguy kịch.

Hà Tĩnh có mưa lớn, di dời nhiều người dân đến nơi an toàn

12:29:47 20/09/2024
Chính quyền địa phương các cấp đã huy động tổ chức đoàn thể khắc phục trước mắt thiệt hại do thiên tai gây ra để ổn định đời sống người dân. Hiện tại, diễn biến mưa lớn thất thường gây ngập lụt cục bộ ở nhiều địa phương.

Quảng Bình: Cảnh báo người dân không đi qua ngầm tràn ngập sâu, nước chảy xiết

12:22:57 20/09/2024
UBND tỉnh Quảng Bình yêu cầu các lực lượng chức năng, địa phương tuyên truyền để người dân tuyệt đối không đi qua các ngầm tràn này.

Nỗ lực 'hồi sinh' vùng trồng đào Nhật Tân sau bão lũ

12:21:05 20/09/2024
Vậy mà mưa bão vừa qua làm nhiều gốc đào ngập úng, thối rễ đã được gia đình ông nhổ đi, phơi khô để đốt bỏ, còn một số cây đang được chăm sóc với mong muốn được cây nào hay cây đó, giảm bớt thiệt hại.

Vụ sập cầu Ngòi Móng: Sở Giao thông Vận tải Hòa Bình báo cáo nguyên nhân

10:59:13 20/09/2024
Liên quan đến vụ sập cầu Ngòi Móng ở Hòa Bình, Sở Giao thông vận tải (GTVT) tỉnh Hòa Bình vừa có văn bản báo cáo UBND tỉnh về sự cố công trình xây dựng trong quá trình khai thác sử dụng tại cầu Ngòi Móng.

Lo sợ lở núi trong đêm, Quảng Trị di dời khẩn cấp hơn 80 hộ dân

22:55:43 19/09/2024
Ảnh hưởng hoàn lưu bão số 4 kèm mưa lớn, nhiều khu vực miền núi ở Quảng Trị có nguy cơ xảy ra sạt lở. Lực lượng chức năng kịp thời di dời hàng chục hộ dân đến vùng an toàn.

Có thể bạn quan tâm

Căng thẳng Israel Hezbollah tăng nhiệt

Thế giới

06:34:17 22/09/2024
Vài giờ sau, Hezbollah xác nhận cái c.hết của ông Aqil, gọi người này là "một trong những thủ lĩnh hàng đầu" nhưng không cung cấp thông tin chi tiết về nguyên nhân cái c.hết.

Ngắm vẻ đẹp tuyệt mỹ của hot girl Gia Lai

Người đẹp

06:12:00 22/09/2024
Bên cạnh gương mặt xinh đẹp, hot girl Thái Thị Cẩm Ly còn sở hữu thân hình gợi cảm. Cẩm Ly gây ấn tượng mạnh giúp mong mặt xinh xinh, ngoại hình nóng hấp, quyến rũ và chiều cao ấn tượng.

Em chồng vào nhà bố mẹ tôi chẳng hỏi ai, thản nhiên mở tủ lạnh ăn hết sạch hoa quả rồi nhắn tin chê "mua toàn đồ rẻ t.iền"

Góc tâm tình

06:04:03 22/09/2024
20 t.uổi rồi mà không có ý thức thì nó sẽ trở thành tính cách, bản chất con người! Tôi mới lấy chồng được hơn 1 năm nhưng trong hơn 1 năm ấy có hàng tấn drama dồn dập ập tới.

Cách làm cơm tấm sườn nướng thơm phức, ăn sạch đĩa của mẹ đảm Sài Gòn

Ẩm thực

06:00:53 22/09/2024
Cơm tấm sườn nướng là món đặc sản của người Sài Gòn và được rất nhiều người yêu thích. Nếu bạn chưa biết cách làm món cơm tấm sườn nướng như thế nào hãy tham khảo công thức dưới đây nhé!

Những nữ phụ 'ghi điểm' trên sóng phim giờ vàng

Hậu trường phim

05:58:19 22/09/2024
Xuất hiện trong một số phim truyền hình trên sóng giờ vàng và chỉ đóng vai phụ nhưng Thanh Huế, Yên Đan, Hoàng Khánh Ly ghi điểm với lối diễn xuất ấn tượng và nhan sắc bắt mắt .

Lương Triều Vỹ gây bất ngờ trong ảnh hậu trường quay MV của NewJeans

Nhạc quốc tế

05:53:50 22/09/2024
Vừa qua, đạo diễn Shin Woo-Seok đã chia sẻ nhiều hình ảnh đặc biệt quá trình thực hiện MV nổi tiếng này của nhóm nhạc, trong đó đáng chú ý có sự xuất hiện của Lương Triều Vỹ.

Jackson thăng hoa giúp Chelsea áp sát ngôi đầu Premier League

Sao thể thao

23:41:14 21/09/2024
Chelsea nối dài mạch bất bại ở Premier League bằng chiến thắng 3-0 ngay trên sân của West Ham United trong ngày t.iền đạo Nicolas Jackson thi đấu thăng hoa.

Duy Mạnh - Tuấn Hưng ôm nhau hát, khán giả vẫn... 'chê'

Nhạc việt

23:04:05 21/09/2024
Trong liveshow Anh em kết đoàn , Tuấn Hưng và Duy Mạnh ôm nhau khi cùng đồng lòng thực hiện chương trình ủng hộ đồng bào chịu ảnh hưởng bởi bão số 3.

Nữ diễn viên xuất thân là người mẫu chuyên vai nhà giàu, U50 vẫn trẻ đẹp

Sao việt

23:01:30 21/09/2024
Hoàng Xuân là diễn viên chuyên trị vai nhà giàu sang chảnh hay phu nhân chủ tịch trên phim Việt. Mẹ Thái trong Đi giữa trời rực rỡ cũng là vai diễn như vậy.

Hồ Tấn Tài bỏ t.iền túi hỗ trợ trẻ mồ côi khiến Quyền Linh cảm kích

Tv show

21:41:27 21/09/2024
Ngoài vượt qua các thử thách, Hồ Tấn Tài cùng Ngọc Thanh Tâm còn bỏ t.iền túi hỗ trợ các em nhỏ mồ côi trong Mái ấm gia đình Việt .

Angelina Jolie làm công chúng không nhận ra, thay đổi 360 độ hậu sự cố Pax Thiên

Sao âu mỹ

20:27:19 21/09/2024
Xuất hiện trên bìa tạp chí CR Fashion Book, nữ minh tinh Angelina Jolie, 49 t.uổi, trông thật khác lạ khi uốn tóc theo kiểu xoăn disco thập niên 1980, trang điểm đậm, phong cách lạnh lùng.