Đại học RMIT ra mắt ngành Công nghệ Thông tin tại cơ sở Hà Nội
Sinh viên tương lai của trường sẽ có cơ hội tìm hiểu và đào sâu về nhiều mảng kiến thức cập nhật, phù hợp với xu thế công nghệ tương lai 4.0 như lập trình, khoa học dữ liệu ( Data Science) và dữ liệu lớn ( Big Data), trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT), app di động (Android, iOS)…
Chương trình sẽ ra mắt và tuyển sinh ngành Công nghệ Thông tin tại Hà Nội từ tháng 9/2020 và bắt đầu chính thức giảng dạy từ tháng 10/2021 sau hơn 10 năm có mặt tại cơ sở TP. HCM.
Nội dung giảng dạy được cập nhật nhằm đáp ứng sát sao nhu cầu của thị trường dựa trên ý kiến phản hồi mỗi 6 tháng một lần từ ban cố vấn gồm nhiều nhân sự làm việc tại công ty lớn trong ngành (VNG, KMS Technology, WizeLine, Bosch, Navigos…). Chất lượng sinh viên tốt nghiệp được Hiệp hội Máy tính Australia (ACS) công nhận.
Giảng viên của ngành đến từ các tổ chức và tập đoàn công nghệ lớn như: Tiến sĩ Đặng Phạm Thiên Duy, Chủ nhiệm cấp cao chương trình Cử nhân Công nghệ thông tin – giải Nghiên cứu xuất sắc của Hiệp hội Máy tính Úc (ACS), Tiến sĩ Jonathan Crellin – Cựu cố vấn cho Phòng Tội phạm công nghệ cao kiêm chuyên gia Điều tra pháp y máy tính (Anh), Tiến sĩ Yossi Nygate với hơn 15 bằng sáng chế công nghệ, Tiến sĩ Đinh Ngọc Minh từ Đại học Monash (Australia), Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Thành – Cựu Giám đốc eMED, …
Bà Julia Gaimster, Trưởng khoa Khoa học & Công nghệ, Đại học RMIT, cho biết chương trình đào tạo cử nhân công nghệ thông tin của trường này thuộc top 150 Đại học đào tạo ngành Kỹ thuật và Công nghệ tốt nhất toàn cầu, và Top 10 tại Úc (theo bảng xếp hạng uy tín QS Rankings của Anh).
Cũng theo bà Julia, sinh viên sẽ được đào tạo trong 3 năm, nhận bằng cử nhân có giá trị toàn cầu. Trong năm đầu, sinh viên sẽ theo học các môn nền tảng của khoa Khoa học – Công nghệ. Từ năm thứ 2, sinh viên được phép chọn học các môn tự chọn chuyên sâu thuộc các lĩnh vực như lập trình, khoa học dữ liệu (Data Science) và dữ liệu lớn (Big Data), trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT), app di động (Android, iOS)… – đều là những kiến thức cập nhật, phù hợp với xu thế công nghệ tương lai 4.0, mở ra cho sinh viên CNTT RMIT nhiều cơ hội lựa chọn công việc. Trong năm thứ 3, sinh viên có cơ hội tham gia các dự án làm việc trực tiếp với doanh nghiệp và được khuyến khích đi thực tập để tích lũy thêm kinh nghiệm trước khi ra trường. Tỉ lệ sinh viên thực tập được giữ lại làm việc sau tốt nghiệp của ngành IT tại RMIT hiện là 100%.
Video đang HOT
Sinh viên CNTT RMIT được đào tạo toàn diện để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng nhân sự chất lượng cao
Chương trình học hoàn toàn bằng tiếng Anh giúp sinh viên cải thiện kỹ năng giao tiếp với đối tác nước ngoài, góp phần gia tăng cơ hội việc làm và thăng tiến nhanh sau khi tốt nghiệp.
Bên cạnh đó, nhà trường còn đào tạo sinh viên kỹ năng mềm như giao tiếp, làm việc nhóm, kỹ năng quản lý dự án, thuyết trình, cùng khả năng học hỏi nhanh chóng để đáp ứng nhanh chóng với các yêu cầu công việc thay đổi liên tục.
Trong quá trình học, sinh viên có thể tham gia các chương trình du học trao đổi và chuyển tiếp tại RMIT Melbourne (Australia) hoặc hơn 200 đại học đối tác của RMIT tại 40 nước trên thế giới với mức học phí đóng tại Việt Nam.
Sinh viên RMIT được học tập trong môi trường hiện đại, giàu tính thực tế
Sinh viên tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin tại RMIT có bằng cấp quốc tế và đủ điều kiện làm việc tại nhiều nước thế giới, trong đó có 19 nước có ngành kinh tế phát triển như Mỹ, Anh, Australia, New Zealand, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore…
Theo đại diện của Đại học RMIT, trường ra mắt ngành công nghệ thông tin tại cơ sở Hà Nội trong bối cảnh thị trường tuyển dụng cần nhân sự chất lượng cao. Nhiều tập đoàn công nghệ lớn trên thế giới đặt cơ sở làm việc tại Việt Nam như: Qualcomm mở văn phòng và phòng thí nghiệm đầu tiên tại Hà Nội, Google chọn Bắc Ninh đầu tư sản xuất điện thoại Pixel, Amazon và Home Depot tăng cường nguồn cung ứng tại Việt Nam, Samsung cũng xây trung tâm nghiên cứu mới với quy mô lớn khu vực ở thủ đô…
Sinh viên CNTT RMIT được học những kiến thức và kĩ năng thực tế
Theo khảo sát của website Topcv, trong quý 1 năm 2020, ngành công nghệ thông tin có nhu cầu tuyển dụng tăng cao (50%). Nhân sự mà nhà tuyển dụng tìm kiếm ở thời kỳ mới cần có năng lực chuyên môn vững vàng, có kỹ năng mềm và thành thạo ngoại ngữ để thích ứng trong môi trường đa quốc gia. Để đáp ứng nhu cầu này, RMIT đã mang thế mạnh đào tạo cử nhân công nghệ thông tin từ TP HCM ra Hà Nội.
Tại Đại học RMIT, sinh viên được học tập trên nền tảng công nghệ tiên tiến, cơ sở vật chất và trang thiết bị đẳng cấp quốc tế. Trường áp dụng phương pháp Authentic Assessment (Đánh giá toàn diện) để chấm điểm sinh viên qua các bài kiểm tra mở, dự án làm việc theo nhóm, bài thuyết trình…
Theo thống kê của trường, có đến 95% sinh viên có việc làm sau 3 tháng ra trường và 5% học lên cao. Với 3 yếu tố: chuyên môn cao, kỹ năng mềm vững, ngoại ngữ tốt, sinh viên mang thương hiệu RMIT có nhiều triển vọng thăng tiến lên lập trình viên cấp cao, quản lý dự án, giám đốc công nghệ…
Nếu quan tâm tới ngành này, bạn có thể đăng ký tham dự tọa đàm trực tuyến “Triển vọng ngành công nghệ thông tin tại Việt Nam thời hậu COVID” với sự tham gia của chuyên gia trong ngành, giảng viên và cựu sinh viên RMIT. Cùng ngày, trường tổ chức hoạt động Lớp học thử online ngành công nghệ thông tin với Tiến sĩ Jonathan Crellin vào 15 – 16h.
Da điện tử phản ứng với cơn đau như con người
Các nhà nghiên cứu Đại học RMIT (Úc) đã phát triển một loại da nhân tạo có thể phản ứng với cơn đau giống như con người, cung cấp phản hồi "gần như tức thì" nếu áp suất và nhiệt độ chạm mức khiến ai đó kêu lên.
Da nhân tạo được phát triển giống da người
Theo Engadget, nguyên mẫu da điện tử được làm bằng chất liệu có thể co giãn, thiết kế mỏng chứa cảm biến áp suất, lớp phủ phản ứng với nhiệt độ và các tế bào trí nhớ giống như não bộ.
Nhà nghiên cứu Md Ataur Rahman cho biết, nó đủ tinh tế để phân biệt sự khác biệt giữa việc nhẹ nhàng chọc vào mình bằng một chiếc đinh ghim và một cú đâm đau đớn. Thiết kế bắt chước các tế bào thần kinh, đường dẫn thần kinh và các thụ thể chỉ dẫn các giác quan của con người.
Mặc dù dự án còn một chặng đường dài để đạt được những sản phẩm thiết thực nhưng việc sử dụng tiềm năng là rõ ràng. Một cánh tay giả có thể tái tạo tốt hơn những cảm giác của vật thật và giúp mọi người tránh khỏi nguy hiểm. Robot có thể ít đáng sợ hơn vì chúng thể hiện sự mong manh giống con người hơn. Nó cũng có thể hữu ích cho việc ghép da không xâm lấn mà các phương pháp thông thường không hiệu quả.
Dĩ nhiên việc sử dụng sẽ cần phải có chọn lọc cho bất kỳ mục đích nào. Mặc dù cơn đau là một cơ chế bảo vệ tự nhiên hữu ích nhưng không phải ai cũng muốn điều đó xảy ra.
10 xu hướng công nghệ hàng đầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra với tốc độ nhanh theo cấp số nhân đang làm thay đổi bối cảnh toàn cầu và có tác động ngày một gia tăng đến tất cả các quốc gia, cả tác động tích cực cũng như bất lợi. Chúng ta chưa bao giờ sống trong một thế giới của những đổi mới công nghệ...