Đại học nào đào tạo kỹ sư hạt nhân?
Cả nước chỉ có ở 5 trường đại học, 1 viện nghiên cứu trên đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.
Sinh viên Khoa Kỹ thuật hạt nhân Trường ĐH Đà Lạt trong một môn học cơ bản. (Ảnh: Hà Nội mới)
Dưới đây là một số thắc mắc và giải đáp của chuyên gia về vấn đề này:
- Theo em được biết thì ngành Kỹ thuật hạt nhân tại Việt Nam chỉ có 5 trường đào tạo, và mỗi trường đào tạo chuyên về một lĩnh vực để tránh chồng chéo lên nhau. Vậy cụ thể trong 5 trường, mỗi trường đào chuyên về lĩnh vực gì? Mức độ nguy hiểm của từng lĩnh vực? – thí sinh ở địa chỉ email thanhcong16t@gmail.com.
- Em tên là Nguyên Ngọc Sơn. Học sinh lớp 12A2 trường THPT Tuy Phong, Bình Thuân. Em muôn hỏi vê ngành kĩ thuât hạt nhân của ĐH Khoa học Tự nhiên TP HCM. Có phải ngành này được miên học phí phải không? ĐH Khoa học Tự nhiên có được Bô GD – ĐT giao nhiêm vụ tuyên sinh cho nhà máy hạt nhân ở Ninh Thuân không?
Học ở đây thì ra trường sẽ ra làm ở nhà máy hạt nhân phải không? Nêu năm nay em thi đâu thì khoảng năm 2018 sẽ ra trường, vây em sẽ được làm viêc ở đâu vì nhà máy hạt nhân năm 2020 mới xây dựng xong. Tâp đoàn EVN nhân tât cả sinh viên ngành này vào làm viêc phải không?
Hiện nay, những trường nào đào tạo ngành Kỹ thuật hạt nhân cho nhà máy hạt nhân ở Ninh Thuân. Công viêc của kĩ sư hạt nhân làm viêc trong môi trường như thê nào? Mong thây cô tư vân kĩ vì thông tin ngành này rât ít và em đang rât phân vân. Thí sinh này ở địa chỉ email kenvinskylove79@gmail.com.
Thầy Trần Từ Duy: Thường trực Ban Tư vấn hướng nghiệp ĐHQG TP.HCM:
Video đang HOT
Ngày 18/8/2010 Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số 1558/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử của Bộ trưởng Bộ GD – ĐT với quan điểm phát triển nguồn nhân lực phải đi trước một bước.
Nhà nước có chương trình đào tạo, xây dựng nguồn nhân lực, đặc biệt là chuyên gia có trình độ cao đáp ứng yêu cầu của chương trình phát triển điện hạt nhân và yêu cầu nghiên cứu, phát triển, ứng dụng, đảm bảo an toàn, an ninh trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.
Mục tiêu cụ thể của đề án đưa ra đến năm 2015 là quy hoạch, đầu tư nâng cấp hệ thống cơ sở giáo dục đại học, trung tâm đào tạo chuyên ngành phục vụ nhu cầu phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử, trong thời gian đầu tập trung cho 5 trường đại học và 1 Viện: Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại họcQuốc Gia Hà Nội), Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc Gia Tp.HCM),Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Đà Lạt, Đại học Điện lực và Trung tâm Đào tạo hạt nhân tại Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam (Bộ Khoa học và Công nghệ); đổi mới, hoàn thiện chương trình, giáo trình giảng dạy, đào tạo các chuyên ngành trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử theo hướng tiên tiến, hiện đại gắn lý thuyết với thực nghiệm, gắn nhà trường với nghiên cứu, ứng dụng.
Phấn đấu đến năm 2020, đào tạo được nguồn nhân lực đủ về số lượng và chất lượng phục vụ quản lý, ứng dụng và đảm bảo an toàn an ninh trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử đảm bảo có khả năng tiếp nhận chuyển giao công nghệ, vận hành, duy tu, bảo dưỡng, quản lý nhà máy điện hạt nhân, tiến tới từng bước nội địa hóa, tự chủ về công nghệ, cụ thể như sau:
Nhân lực phục vụ nhà máy điện hạt nhân: mỗi năm đào tạo 240 kỹ sư, cử nhân, 35 thạc sĩ, tiến sĩ (trong đó đào tạo tại nước ngoài 20 kỹ sư, cử nhân; 15 thạc sĩ, tiến sĩ). Đến năm 2020 đào tạo được 2.400 kỹ sư, 350 thạc sĩ và tiến sĩ các chuyên ngành về điện hạt nhân (trong đó có 200 kỹ sư, 150 thạc sĩ và tiến sĩ đào tạo ở nước ngoài).
Nhân lực phục vụ nghiên cứu, ứng dụng và bảo đảm an toàn an ninh trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử: mỗi năm đào tạo 65 kỹ sư, cử nhân; 35 thạc sĩ, tiến sĩ (trong đó đào tạo ở nước ngoài 30 kỹ sư, cử nhân; 17 thạc sĩ, tiến sĩ). Đến năm 2020 đào tạo được 650 kỹ sư, 250 thạc sĩ và tiến sĩ các chuyên ngành về quản lý, ứng dụng và bảo đảm an toàn an ninh trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử (trong đó 150 kỹ sư, cử nhân; 100 thạc sĩ, tiến sĩ đào tạo ở nước ngoài).
Nhân lực phục vụ đào tạo, giảng dạy: đào tạo mới 100 thạc sĩ và tiến sĩ làm công tác giảng dạy trong các cơ sở đào tạo.
Với những thông tin trên, các em có thể tham khảo và đưa ra quyết định cho nghề nghiệp của mình. Và nếu thật sự yêu thích các em có thể theo học Kỹ thuật hạt nhân (mã ngành D520402) tại trường ĐH Khoa học Tự nhiên – ĐHQG TP.HCM với các chuyên ngành: Năng lượng và điện hạt nhân, Kỹ thuật hạt nhân, Vật lý y khoa.
BAN TƯ VẤN TUYỂN SINH
Theo Infonet
Nhiều đối tượng được miễn, giảm học phí
Trong những năm học tới, có thể thêm một số đối tượng và ngành học được miễn, giảm học phí.
Các ngành được miễn học phí
Ngày 20.12, Bộ GD-ĐT đã công bố dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 49/2010/NĐ-CP về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập cho học sinh, sinh viên (HS-SV).
Sẽ thêm nhiều đối tượng học sinh, sinh viên được miễn, giảm học phí ở nhiều ngành - Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Theo đó, SV học chuyên ngành Mác - Lê Nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh theo Quyết định số 494/QĐ-TTg ngày 24.6.2002 của Thủ tướng Chính phủ và HS, SV học chuyên ngành giải phẫu bệnh, giám định pháp y, pháp y tâm thần là 2 đối tượng được miễn học phí.
Hỗ trợ tối đa cho SV lĩnh vực năng lượng nguyên tử
Trước đó, vào đầu tháng 12 Bộ GD-ĐT cũng công bố bản dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho người được cử đi đào tạo, bồi dưỡng trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử do Bộ GD-ĐT xây dựng, để lấy ý kiến đóng góp.
Theo đó, dự thảo đề xuất đối với chương trình đào tạo ĐH ngành này ở trong nước, SV xếp loại giỏi trở lên được cấp học bổng có giá trị 15 lần tiền học phí/tháng; SV xếp loại khá được cấp học bổng có giá trị 8 lần tiền học phí/tháng; SV xếp loại trung bình được cấp học bổng có giá trị bằng tiền học phí/tháng.
Ngoài ra các SV theo học ngành này còn được ở ký túc xá miễn phí.
SV theo học các chuyên ngành trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử năm cuối của chương trình đào tạo, đạt học lực khá trở lên được xem xét tuyển chọn đi thực tập 6 tháng tại một số nước có ngành năng lượng nguyên tử phát triển. SV tốt nghiệp đạt loại giỏi trở lên, được chuyển tiếp học cao học và làm nghiên cứu sinh ở trong nước và nước ngoài, được ưu tiên tuyển chọn vào làm việc tại các cơ quan năng lượng nguyên tử và liên quan, không phải qua thời gian thử việc.
Giảm 50-70% học phí
Bên cạnh đó, các đối tượng được giảm 70% học phí gồm: HS-SV các chuyên ngành nhã nhạc cung đình, chèo, tuồng, cải lương, múa, xiếc; một số ngành học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với dạy nghề.
Các đối tượng được giảm 50% học phí gồm: trẻ em học mẫu giáo và HS-SV là con cán bộ, công nhân, viên chức mà cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp được hưởng trợ cấp thường xuyên; trẻ em học mẫu giáo và HS phổ thông có cha mẹ thuộc hộ cận nghèo theo quy định của nhà nước; HS tốt nghiệp trung học cơ sở đi học trung cấp nghề và trung cấp chuyên nghiệp.
Đặc biệt, HS-SV học trường ngoài công lập cũng được miễn giảm học phí. Cụ thể: nhà nước cấp trực tiếp tiền hỗ trợ miễn giảm học phí cho các đối tượng thuộc diện được miễn, giảm học phí theo học tại các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học ngoài công lập (theo mức học phí của các trường công lập trong vùng đối với giáo dục mầm non, phổ thông; theo mức học phí quy định tại Nghị định số 49/2010/NĐ-CP tương ứng với các nhóm ngành nghề đối với giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học).
Mỹ Quyên
Theo thanh niên
Triều Tiên xây dựng nhiều nhà máy làm giàu uranium mới Tin từ Kyodo cho biết các chuyên gia Hàn Quốc và Mỹ đã phân tích các hình ảnh vệ tinh mới và kết luận rằng Triều Tiên đã xây dựng thêm các nhà máy làm giàu uranium mới bên cạnh nhà máy đang hoạt động tại Yongbyon. Nhà máy hạt nhân Yongbyon Hãng tin Kyodo dẫn lời các đại diện của Bộ quốc...