Đại học Mỹ ra mắt ứng dụng ưu tiên xét nghiệm và hỗ trợ lực lượng tuyến đầu chống COVID-19
Với sự hỗ trợ của hãng công nghệ Apple, Đại học Stanford (Mỹ) đã cho ra mắt ứng dụng giúp ưu tiên sàng lọc, xét nghiệm và cung cấp thông tin mới về dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 cho lực lượng y tế, cứu hộ và cảnh sát địa phương.
Ứng dụng mới có tên gọi là First Responder COVID-19 Guide.
Trong thông báo ngày 8/4, Đại học Stanford cho biết ứng dụng mới có tên gọi là First Responder COVID-19 Guide, được thiết kế để giúp các lực lượng phản ứng ở tuyến đầu có thể sàng lọc các triệu chứng, đặt lịch xét nghiệm tại Trung tâm Y tế Stanford nếu cần thiết. Trung tâm này hiện bắt đầu cung cấp dịch vụ xét nghiệm virus SARS-CoV-2 ưu tiên tại các hạt Santa Clara và San Mateo, nơi có khoảng 8.000 nhân viên đang hoạt động trong các lực lượng này.
Trưởng khoa Y của Đại học Stanford Robert Harrington khẳng định các nhà nghiên cứu của trường này là những người đầu tiên tại Mỹ đã nghiên cứu, phát triển và triển khai các xét nghiệm virus SARS-CoV-2 riêng. Đại học Stanford hy vọng với ứng dụng mới, ngôi trường này có thể hỗ trợ thêm cho những nhân viên đang bận rộn ở tuyến đầu trong cuộc chiến chống dịch bệnh, cũng như giảm bớt gánh nặng, giúp họ có thể truy cập nguồn thông tin chính xác về COVID-19.
Mục đích của việc thiết lập ứng dụng là đảm bảo các lực lượng tuyến đầu này có thể nhanh chóng tiếp cận dịch vụ chăm sóc y tế, trong khi làm việc trong các điều kiện an toàn nhất có thể. Đại học Stanford hy vọng có thể mở rộng việc xét nghiệm ưu tiên cho các nhân viên cung cấp dịch vụ thiết yếu ở tuyến đầu, như thu ngân tại các tiệm tạp hóa, nhân viên dịch vụ công, cũng như hỗ trợ cho các nhân viên phản ứng nhanh tại các hạt khác.
Video đang HOT
Trung tâm Y tế Stanford đã bắt đầu cung cấp dịch vụ xét nghiệm COVID-19 từ đầu tháng 3 với khả năng xét nghiệm cho 2.500 bệnh nhân/ngày. Hiện đã có 6 địa điểm cung cấp dịch như vậy, bao gồm cả sân trường của Đại học Stanford với sức chứa tới 10 hàng xe ô tô. Ước tính trên 3.000 bệnh nhân đã được xét nghiệm qua các cơ sở này.
Đặng Ánh
Số lượng nghiên cứu về AI đã tăng 300%
Theo Báo cáo AI Index, tính từ năm 1998 đến 2018, số lượng các bài nghiên cứu, bài báo được xuất bản liên quan đến trí tuệ nhân tạo (AI) đã tăng 300%.
Robot ứng dụng trí tuệ nhân tạo xuất hiện ngày càng nhiều.
Đây là lần thứ ba Báo cáo AI Index hàng năm của ĐH Stanford được công bố, bao gồm các nghiên cứu, thống kê về dữ liệu học máy, những tiến bộ của AI... Báo cáo do các tổ chức như Harvard, Stanford và OpenAI cùng tiến hành.
Để hoàn thiện báo cáo này, các tổ chức đã làm ra hai công cụ mới chỉ để sàng lọc thông tin mà họ thu thập được. Một công cụ dành cho tìm kiếm các tài liệu nghiên cứu AI, công cụ còn lại để điều tra dữ liệu cấp quốc gia về nghiên cứu và đầu tư.
Theo báo cáo, các nghiên cứu về AI trong giai đoạn 1998 đến 2018 đã tăng 300%, chiếm 3% các ấn phẩm tạp chí được bình duyệt và 9% tài liệu hội nghị được công bố.
Về lĩnh vực giáo dục, đào tạo về AI cũng đang ngày càng phổ biến. Số lượng các khóa học về lĩnh vực học máy gia tăng tại trường đại học cũng như học trực tuyến.
Ở Bắc Mỹ, AI hiện là chuyên ngành phổ biến nhất cho sinh viên tốt nghiệp ngành khoa học máy tính ở Bắc Mỹ. Hơn 21% tiến sĩ chọn chuyên về AI, cao hơn gấp đôi so với ngành học phổ biến thứ hai: bảo mật/bảo mật thông tin.
Đáng chú ý, theo báo cáo này Mỹ vẫn là quán quân trong cuộc đua về AI. Mặc dù Trung Quốc xuất bản nhiều bài báo về AI hơn bất kỳ quốc gia nào khác, nhưng tác phẩm được sản xuất tại Mỹ có tác động lớn hơn, được các tác giả Mỹ đã trích dẫn nhiều hơn 40% so với mức trung bình toàn cầu. Mỹ cũng đầu tư nhiều tiền nhất vào lĩnh vực AI ở khu vực tư nhân với số tiền lên đến 12 tỷ USD. Trong khi đó ở vị trí thứ hai là Trung Quốc với số tiền đầu tư là 6,8 tỷ USD.
Mỹ cũng là quốc gia nộp nhiều bằng sáng chế AI nhất, cao gấp ba lần so với Nhật Bản (quốc gia đứng vị trí thứ hai).
Các thuật toán AI đang trở nên nhanh hơn và rẻ hơn cho mục đích đào tạo. Nhóm nghiên cứu AI Index lưu ý rằng, thời gian cần thiết để đào tạo thuật toán thị giác máy trên bộ dữ liệu phổ biến (ImageNet) đã giảm từ khoảng ba giờ vào tháng 10 năm 2017 xuống chỉ còn 88 giây vào tháng 7 năm 2019. Chi phí cũng giảm, từ hàng ngàn đô la xuống còn hai chữ số.
Xe tự lái nhận được đầu tư tư nhân nhiều hơn bất kỳ lĩnh vực AI nào. Gần 10% giá trị các khoản đầu tư được nhà đầu tư tư nhân trên toàn cầu dành cho phương tiện tự lái, tương đương khoảng 7,7 tỷ USD.
Đứng sau đầu tư AI cho xe tự lái là hai lĩnh vực nghiên cứu y học và nhận diện khuôn mặt (cả hai thu hút 4,7 tỷ USD) trong khi các lĩnh vực AI công nghiệp phát triển nhanh nhất thì ít hào nhoáng hơn: tự động hóa quá trình robot (đầu tư 1 tỷ USD năm 2018) và quản lý chuỗi cung ứng (hơn 500 triệu USD).
Tại Việt Nam, AI sớm trở thành yếu tố được Nhà nước, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp sớm quan tâm và đặt ra ưu tiên cho phát triển ngành này. Tại "Ngày hội Trí tuệ nhân tạo", ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhấn mạnh:
"Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra mạnh mẽ, trí tuệ nhân tạo có bước phát triển mạnh. Năm 2018, ngành công nghiệp AI tăng trưởng hơn 70% so với năm 2017, tương đương 200 tỷ USD. AI có khả năng trở thành công nghệ đột phá nhất trong 10 năm tới và cần thúc đẩy phát triển mạnh mẽ hơn nữa".
Chính phủ đã xây dựng chiến lược quốc gia về công nghiệp 4.0, lấy ý kiến của Bộ Kế hoạch Đầu tư, ưu tiên phát triển ngành AI với nhiều nhóm chính sách. Trong đó, nguồn nhân lực được chú trọng, như đào tạo trong bậc đại học, hỗ trợ khu doanh nghiệp ứng dụng AI; ưu tiên đầu tư thông qua các quỹ, trung tâm đổi mới sáng tạo.
Theo enternews
Hướng dẫn bật tính năng DOH trong Microsoft Edge Một ngày nào đó Microsoft sẽ bật tính năng DOH (DNS over HTTPS) cho tất cả các ứng dụng Windows, tuy nhiên những ai đang sử dụng trình duyệt web Microsoft Edge đã có thể bật nó lên ngay từ bây giờ thông qua một flag ẩn. DOH sẽ tăng cường bảo mật và tính riêng tư trong thế giới mạng cho người...