Đại học Malaysia xây dựng khu eSports ngay trong trường
Malaysia là một trong những quốc gia Đông Nam Á năng nổ nhất trong các hoạt động thể thao điện tử. Nước này triển khai nhiều dự án eSports bao gồm giải đấu, xây dựng cơ sở vật chất để phát triển mạnh mẽ.
Thông báo từ phía nhà trường về dự án eSports trong khuôn viên.
Cho đến nay, Malaysia là một trong những quốc gia Đông Nam Á năng nổ nhất trong các hoạt động thể thao điện tử. Nước này triển khai nhiều dự án eSports bao gồm giải đấu, xây dựng cơ sở vật chất để phát triển mạnh mẽ. Đây cũng là nơi sẽ tổ chức Rainbow Six Operation League Season 1 trong khu vực Đông Nam Á. Các sự kiện được tổ chức đáng chú ý khác như The KL Major và ESL One Genting cho Dota 2, Chung kết thế giới mùa Thu PMCO 2019 cho PUBG Mobile. Với những nỗ lực của Tunku Abdul Rahman University College, Malaysia như một điểm sáng để các nước khác tham khảo về eSports.
Đại học Tunku Abdul Rahman mới đây đã đăng một thông báo với nội dung tìm kiếm một nhà điều hành liên quan đến eSports. Đơn vị này sẽ đứng ra thiết kế và triển khai các dự án thể thao điện tử của trường trong năm 2020. Thông báo, được đăng trên trang Facebook chính thức của họ như sau:
“Chúng tôi hiện đang tìm kiếm một nhà điều hành để thiết lập một đấu trường eSports tại không gian ở trong khu vực đại học, cụ thể là ở Trung tâm Cyber .
Chúng tôi chào mời những chủ đầu tư quan tâm tham gia ứng tuyển. Các đơn vị có thể gửi đề xuất bao gồm thông tin về hồ sơ công ty, kế hoạch xây dựng, tổ chức triển khai cũng như tài liệu đăng ký công ty và tài liệu hỗ trợ khác có liên quan cho Suruhanjaya Syarikat – Malaysia (SSM).
Hạn chót nộp đề xuất lên Phòng Công tác sinh viên, phòng A004 vào ngày 02 tháng 03 năm 2020. Để được giải đáp thêm, vui lòng liên hệ với ông Siew, Trợ lý đăng ký, Phòng Công tác Sinh viên theo số 03-41450123 ext. 3471″.
Tunku Abdul Rahman là đại học hàng đầu tại Malaysia.
Tunku Abdul Rahman (UTAR) là một trường đại học tư thục hàng đầu ở Malaysia với nhiều gương mặt sinh viên xuất sắc. Ngôi trường này xếp hạng Top 100 trong bảng xếp hạng Giáo dục Đại học châu Á 2018 và top 600 Đại học Thế giới 2020. Ở Malaysia, đơn vị này xếp thứ 2, chỉ sau Đại học Malaya. UTAR là một trong những trường đại học công nghệ kỹ thuật số hàng đầu được công nhận bởi Tập đoàn Kinh tế kỹ thuật số Malaysia (MDEC), có khả năng cung cấp cho sinh viên lý thuyết và thực hành hạng nhất để đáp ứng nhu cầu quốc gia. Tính đến năm 2016, trường đại học này tuyển sinh 20.490 sinh viên. Tại đây hướng đến nhiều hoạt động học tập ngoại khóa bổ ích, năng động cho sinh viên, như việc xây dựng cơ sở eSports đã nói ở trên.
Theo Game4V
Video đang HOT
Có hạn chế được sinh viên "ngồi nhầm chỗ"?
Hiện một số trường ĐH, CĐ đã sớm công bố phương án, chỉ tiêu tuyển sinh hệ ĐH chính quy năm 2020. Nhiều trường dự kiến giảm chỉ tiêu xét tuyển bằng kết quả điểm thi THPT quốc gia năm 2020 và tăng chỉ tiêu xét tuyển bằng các phương thức khác. Cùng với đó, một số trường đã buộc thôi học hàng ngàn sinh viên...
Liệu sẽ hạn chế tình trạng sinh viên "ngồi nhầm chỗ"?
Giảm thi, tăng xét tuyển
Năm 2020, ĐH Công nghệ TP HCM (HUTECH) dự kiến tuyển sinh 5.950 chỉ tiêu với 47 ngành theo 4 phương thức xét tuyển độc lập, Cụ thể, phương thức 1: Xét tuyển theo kết quả thi THPT quốc gia 2020; Phương thức 2: Xét tuyển học bạ lớp 12 theo tổ hợp 3 môn; Phương thức 3: Xét tuyển theo kết quả kỳ thi đánh giá năng lực 2020 của ĐH Quốc gia TP HCM; Phương thức 4: Kỳ thi đánh giá năng lực do HUTECH tổ chức.
Trong khi đó, tại ĐH FPT năm 2020 có chỉ tiêu tuyển sinh là 1.301 thí sinh tại 5 ngành đào tạo (trong đó có 16 chuyên ngành). Đối tượng tuyển sinh là các thí sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương tính đến thời điểm nhập học. Các thí sinh thuộc đối tượng tuyển sinh có nguyện vọng theo học tại ĐH FPT phải đáp ứng hai tiêu chí đó là tham dự và trúng tuyển kỳ thi sơ tuyển của Trường ĐH FPT - hoặc đủ điều kiện miễn thi sơ tuyển của ĐH FPT.
Vào đại học để chơi - suy nghĩ còn phổ biến
Chưa kể, nhiều khi các em đăng ký ngành học thời thượng a dua theo trào lưu bạn bè mà không được định hướng ngành học đó ra sao, cũng không tự tìm hiểu.
Thế nên, khi học các em thấy không phù hợp, không theo được sẽ chán nản. Và các em mau chóng bị cuốn vào cơn lốc đi lao động kiếm tiền.
Có thể nói, có một nghịch lý, với không ít sinh viên, học thục mạng ở phổ thông nhưng sau đó lên ĐH lại "xả hơi" quá đà. Ngoài ra, với nhiều trường, đây cũng là hệ lụy của tuyển sinh "vơ bèo, vạt tép" những năm qua...
ĐH Ngoại thương cơ sở TP HCM tuyển sinh 5 chuyên ngành đào tạo: Kinh tế đối ngoại, Quản trị kinh doanh quốc tế, Kế toán - Kiểm toán, Tài chính quốc tế, Logistics và quản lý chuỗi cung ứng.
Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP HCM dự kiến 3 phương thức tuyển sinh: Xét kết quả thi THPT quốc gia năm 2020 (80% tổng chỉ tiêu), xét điểm học bạ lớp 12 theo tổ hợp 3 môn xét tuyển (10%) và điểm bài thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia TP HCM tổ chức (10%).
Trong đó, phương thức xét tuyển học bạ sẽ có điều chỉnh về cách thức xét tuyển. Năm tới, trường chỉ xét dựa vào kết quả học bạ lớp 12 của 3 môn trong tổ hợp xét tuyển (thay vì điểm trung bình học bạ 3 năm THPT theo tổ hợp 3 môn xét tuyển như trước đó). Trường dự kiến không tuyển sinh hệ CĐ. Tổng chỉ tiêu dự kiến của trường là 3.800.
Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia TP HCM) tuyển sinh 6 ngành mới và thêm phương thức xét tuyển thí sinh tốt nghiệp THPT ở nước ngoài hoặc các chứng chỉ quốc tế.
Theo đó, Trường dự kiến có 5 phương thức tuyển sinh: Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển theo quy định Bộ GD&ĐT (với chỉ tiêu khoảng 4%); ưu tiên xét tuyển theo quy định của ĐH Quốc gia TP HCM (15%); xét tuyển bằng điểm thi THPT quốc gia 2020 (40%); xét tuyển kết quả thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP HCM (40%); xét tuyển bằng kết quả các kỳ thi quốc tế hoặc xét tuyển những thí sinh tốt nghiệp THPT ở nước ngoài (1%).
Còn Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP HCM dự kiến thực hiện đồng thời 4 phương thức xét tuyển với 2.565 chỉ tiêu cho 22 ngành đào tạo. Trong đó, có 2 ngành mới là Kinh doanh thương mại và Ngôn ngữ Trung Quốc...
Theo PGS.TS Trần Văn Tớp, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, hàng năm Trường luôn đưa ra những cảnh báo, thậm chí ra quyết định đình chỉ học tập đối với sinh viên. Vào ĐH để chơi, xả hơi là một tư tưởng rất phổ biến và rất buồn đối với nhiều sinh viên tại một số trường đại học hiện nay.
Cách nào hạn chế tình trạng buộc thôi học sinh viên?
Vừa qua, Trường ĐH Công nghiệp TP HCM (UIH) công bố 6 quyết định cảnh báo học vụ đối với 2.252 sinh viên của Trường. Trong đó, 1.182 sinh viên ĐH hệ chính quy ở các khóa khác nhau, 1.070 sinh viên CĐ chính quy và 11 sinh viên hệ ĐH liên thông vừa học vừa làm.
Bậc đào tạo đại học chính quy có 282 sinh viên khóa 2016 - 2020; 393 sinh viên bậc ĐH hệ chính quy khóa 2017 - 2021; 507 sinh viên khóa 2018 - 2022. CĐ chính quy có 162 sinh viên khóa 2017 - 2020; 897 sinh viên khóa học 2018 - 2021 và 11 sinh viên hệ ĐH liên thông vừa học vừa làm khóa 2018 - 2020.
Theo đại diện ĐH Công nghiệp TP HCM, những sinh viên bị cảnh báo học vụ nói trên là những sinh viên tự ý bỏ học trong học kỳ I, năm học 2019-2020. Sau mỗi kỳ, Trường sẽ thống kê điểm trung bình tích lũy của sinh viên và đưa ra cảnh báo với những em có vấn đề trong học tập như không có điểm do bỏ học hoặc vắng thi.
Ở nhiều trường ĐH khác, hàng năm các trường cũng cảnh báo học vụ hàng trăm, hàng ngàn sinh viên và một tỉ lệ lớn trong số đó sau này bị buộc thôi học. Trường ĐH Ngân hàng TP HCM có quy mô đào tạo gần 10.000 sinh viên, sau mỗi học kỳ có khoảng 400 sinh viên bị cảnh báo học vụ; số sinh viên bị buộc thôi học sau 2 lần liên tiếp cảnh báo học vụ khoảng 200 sinh viên. ĐH Nông Lâm TP HCM, mỗi năm có gần 300 sinh viên bị buộc thôi học...
Gần đây, Trường ĐH Tài chính Marketing đã quyết định ngừng học 1 năm với 117 sinh viên hệ cao đẳng do xếp loại rèn luyện kém. Trường ĐH Giao thông Vận tải TP HCM thông báo hơn 900 sinh viên bị trường đánh giá 0 điểm rèn luyện, xếp loại kém, trong đó gần 700 sinh viên đang theo học, số còn lại là sinh viên bảo lưu, thôi học hoặc bị đình chỉ.
Trường ĐH Tài chính - Marketing mới đây đã ngừng học 1 năm với 117 sinh viên hệ CĐ do xếp loại rèn luyện kém.
Năm 2019, ĐH Luật TP HCM cảnh báo học vụ 169 sinh viên; trước đó, năm 2018, ĐH Giao thông Vận tải TP HCM cảnh báo học vụ 2.135 sinh viên; Năm 2017, ĐH Sư phạm kỹ thuật TP HCM cảnh báo và buộc thôi học 600 sinh viên... Đó là những con số khiến nhiều người làm giáo dục trăn trở.
Theo đó, với những em bị quyết định buộc thôi học là sinh viên có học lực yếu được quy định cụ thể trong quy chế đào tạo ĐH, CĐ hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ, do Bộ GD&ĐT ban hành. Đa số nguyên nhân có thể kể ra như khi vào được ĐH, các em sinh viên tự cho mình được "xả hơi", sa vào những cuộc vui, lao vào làm thêm kiếm tiền mà xao nhãng học tập, nghiên cứu nên kết quả sa sút, có cả sinh viên chọn sai ngành nên chán nản rồi bỏ học...
Trong khi đó, theo các thầy cô, học ĐH cần sự tự giác, tự lập kế hoạch học tập chứ không giống như ở bậc phổ thông. Nhiều sinh viên không thể thích nghi được phương pháp học ở bậc ĐH nên sớm phải chia tay môi trường ĐH. Cùng với đó, nhiều em sau khi chọn ngành mới thấy mình không phù hợp nên bỏ học. Do đó, các sinh viên phải tìm hiểu, thích nghi với cách dạy và học mới của nhà trường như học theo nhóm, học theo dự án...
Sáng tạo và khởi nghiệp ngay trong thời gian học ĐH cũng có thể giúp các em vươn lên làm những người chủ. Kỹ năng mềm cũng là yếu tố quan trọng cho sự thành công của sinh viên trong tương lai, được hình thành trong quá trình học trên lớp, học ngoài giờ...
Theo lý giải của lãnh đạo một số trường ĐH, mỗi năm có hàng trăm, thậm chí hàng nghìn sinh viên bị đuổi học cũng là lẽ "bình thường" bởi những sinh viên không đáp ứng được nhu cầu của chương trình học, do không đủ năng lực, ý thức học tập.
Đồng thời, những em thuộc diện cảnh báo cũng cần phải nghiêm túc hơn trong học tập. Bởi lẽ, để vào được ĐH các em đều phải trải qua 12 năm học phổ thông căng thẳng, vất vả... Thế nhưng, nhiều sinh viên lại có tư tưởng vào ĐH để chơi dẫn đến kết quả học tập sa sút.
Dừng tuyển hệ cao đẳng
Từ ngày 1/7/2019, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ĐH có hiệu lực thi hành. Tại khoản 2, khoản 3 Điều 1 Luật quy định, các cơ sở giáo dục ĐH (gồm ĐH, trường ĐH, học viện) thực hiện chức năng đào tạo các trình độ của giáo dục ĐH: trình độ ĐH, trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ.
Trước đó, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã có Công văn gửi 45 cơ sở giáo dục ĐH đề nghị dừng tuyển sinh đối với các ngành, nghề đào tạo trình độ CĐ (trừ CĐ sư phạm), trình độ trung cấp (trừ trung cấp sư phạm) từ ngày 1/7/2019. Tuy nhiên, do các trường kiến nghị là hoàn toàn bị động nên Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đã điều chỉnh thời hạn sang năm 2020.
Nguyễn Mỹ
Theo baophapluat
Những địa điểm check-in xinh lung linh dịp Giáng sinh tại Hà Nội Chẳng cần đi đâu xa, ngay tại Hà Nội cũng có rất nhiều địa điểm check-in dịp Giáng sinh cực đẹp, cực ảo. Hàng Mã là con phố quen thuộc của dân nghiền chụp hình mỗi dịp Giáng sinh tới bởi nơi đây có hàng chục cửa hàng bán cây thông, đồ trang trí và giăng đèn sáng rực rỡ đúng không khí...