Đại học Cambridge tiếp tục dạy trực tuyến tới mùa hè 2021
Đại học Cambridge trở thành ngôi trường đầu tiên ở Vương quốc Anh quyết định sẽ chuyển tất cả các bài giảng sang hình thức trực tuyến trong năm học tới.
Trong một tuyên bố, Đại học Cambridge cho biết: “Có nhiều khả năng giãn cách xã hội sẽ tiếp tục, do đó trường quyết định không học trực tiếp trong năm học tới”.
Việc giảng dạy sẽ diễn ra trên nền tảng trực tuyến phù hợp và các bài giảng được đảm bảo chất lượng tốt nhất có thể.
Trước đó kể từ tháng 3, trường này đã áp dụng hình thức dạy học trực tuyến. Các bài kiểm tra cũng được diễn ra qua mạng.
Video đang HOT
Đại học Cambridge của Anh sẽ duy trì việc giảng dạy và học tập trực tuyến do dịch bệnh
Quyết định của Đại học Cambridge được đưa ra trong bối cảnh nước Anh đang tranh cãi về việc liệu có an toàn không khi cho sinh viên trở lại trường.
Bà Michelle Donelan – Bộ trưởng Phụ trách các trường Đại học cho biết, các trường có thể thu toàn bộ học phí trong thời gian này, miễn chương trình học trực tuyến có chất lượng.
Tuy nhiên, nhiều sinh viên bày tỏ sự lo ngại rằng họ có thể sẽ không nhận được giá trị tương xứng với số tiền đã bỏ ra nếu các chương trình học đều được giảng dạy trực tuyến.
Alex Jones, sinh viên năm 2 của Đại học Cambridge cho rằng: “Phải bỏ ra 9.250 bảng mỗi năm cho chương trình học, chúng tôi mong muốn được học tập trong phòng thí nghiệm và được đi thực địa chứ không phải theo cách này”.
Ngoài Đại học Cambridge, Đại học Bang California là một trong các trường đầu tiên của Mỹ cũng quyết định đóng cửa lớp học trực tiếp và chuyển sang hình thức giảng dạy trực tuyến cho học kỳ mùa thu do lo ngại về sự lây lan của Covid-19.
Các kỹ sư của đội đua Mercedes F1 cấp tốc chế tạo máy trợ thở
Nhà sản xuất động cơ cho cuộc đua Công thức 1 nổi tiếng là Mercedes đã hợp tác với các bác sĩ lâm sàng và kỹ sư đại học ở London (Anh) để thiết kế "siêu tốc" một mẫu máy trợ thở cho bệnh nhân Covid-19.
Thiết bị trợ thở mới được các kỹ sư đội đua F1 của Mercedes chế tạo cấp tốc
Theo tuyên bố từ Trường đại học London (UCL), Máy trợ thở áp lực dương liên tục (CPAP) được thiết kế dựa trên một mẫu máy hiện có và hoàn thành trong chưa đầy 100 giờ, thiết bị hiện đã được Cơ quan quản lý các sản phẩm y tế và được phẩm Anh khuyến nghị sử dụng. CPAP là một dạng máy giúp thở không xâm lấn - cho phép các bệnh nhân không phải đặt ống thở - nội khí quản khi sử dụng.
Các thiết bị CPAP đã được sử dụng tại các bệnh viện ở Trung Quốc và Ý để điều trị người nhiễm virus Corona chủng mới, qua đó giúp khoảng một nửa số bệnh nhân tránh dùng tới máy thở vốn đắt đỏ và khan hiếm trong đợt dịch này. Các quốc gia gồm cả Mỹ, Anh và Ý đều thiếu máy trợ thở nghiêm trọng do đang phải cung ứng cho nhu cầu dịch Covid-19 bùng phát. Nhờ có CPAP, nguồn lực hạn chế này (các máy trợ thở chuyên nghiệp) sẽ được dùng cho bệnh nhân nặng hơn.
Theo CNN, các máy CPAP sẽ giúp giữ cho đường hô hấp của bệnh nhân được thông suốt và tăng lượng oxy vào phổi bằng cách đẩy không khí và oxy vào miệng và mũi với tốc độ liên tục. Giáo sư Tim Baker của UCL cho biết, một quá trình vốn có thể mất nhiều năm nay đã được giảm xuống chỉ còn vài ngày, nhờ vào nỗ lực của nhóm nghiên cứu trong đó có việc dành hàng giờ để tháo rời và phân tích một thiết bị hiện có trước khi sử dụng mô phỏng máy tính để "tạo ra trạng thái phiên bản hiện đại rút gọn phù hợp với nhu cầu sản xuất hàng loạt".
Sau các thử nghiệm lâm sàng, Mercedes và các đội F1 khác có thể sản xuất tới 1.000 thiết bị mỗi ngày.
Đại học Bách khoa Đà Nẵng chế tạo robot phục vụ phòng, chống COVID-19 Robot này có nhiệm vụ vận chuyển thức ăn, thuốc, vật dụng sinh hoạt cá nhân... cho bệnh nhân trong khu vực cách ly của bệnh viện nhằm tránh nhiễm chéo cho các y, bác sỹ. Cận cảnh robot BK-AntiCovid do trường Đại học Bách khoa (Đại học Đà Nẵng) chế tạo. Sau gần 10 ngày nghiên cứu và chế tạo, ngày 23/3,...