Đại gia “sa cơ” kéo họ hàng vào tù
Không chỉ tù tội, nhiều đại gia khi gặp nạn kéo theo họ hàng dính vào vòng lao lý, từ em trai đến chị ruột… hay suýt cả vợ mình.
Em Dương Chí Dũng vào tù vì lo cứu anh
Ngay sau khi biết thông tin mình bị khởi tố, tạm giam vì sai phạm trong vụ Vinalines, Dương Chí Dũng đã được người em trai là Dương Tự Trọng, khi đó là Phó Giám đốc Công an TP. Hải Phòng tìm cách đưa ra nước ngoài. Vụ việc bị vỡ lở, Dũng bị bắt, còn ông Trọng cũng khó có thể thoát khỏi vòng lao lý.
Sắp tới đây, ông Trọng sẽ phải ra vành móng ngựa về hành vi giúp ông Dũng bỏ trốn. Theo truy tố của Viện kiểm sát, ông Trọng đối diện mức án cao nhất lên đến 20 năm tù.
Anh em nhà Dương Chí Dũng gặp hạn.
Em rể ông Dũng và đại tá Trọng là đại tá Nguyễn Bình Kiên, Phó Giám đốc Công an TP. Hải Phòng cũng bị khai trừ Đảng vì vi phạm nghiêm trọng quy định công tác nghiệp vụ của ngành công an và xâm phạm quyền tự do cá nhân của công dân…
Huyền Như bán đứng cả chị ruột
Video đang HOT
Trong vụ án lừa đảo lớn nhất lịch sử ngành ngân hàng, chị gái Huyền Như là Huỳnh Mỹ Hạnh cũng bị chính cô em gái lợi dụng, bán đứng. Để có người thừa ủy quyền của mình “đứng mũi chịu sào” trên sân chơi cần độ tin cậy cao nhất này, từ tháng 12/2008, Huyền Như đã “đặt” chị gái Hạnh vào chiếc ghế “ nóng” Phó Giám đốc công ty CP đầu tư Hoàng Khải vào đầu năm 2011 từ vị trí nhân viên.
Hạnh chỉ nhận được số lương bèo bọt từ 3-8 triệu đồng/tháng, trong đó nhiệm vụ chủ yếu là giao nhận tiền với các cá nhân theo chỉ đạo của Như và lập sổ ghi chép việc giao nhận tiền, đứng tên giúp Như trong việc mua nhiều bất động sản, vay tiền tại các ngân hàng… Quá trình điều tra cho thấy, Huỳnh Mỹ Hạnh đã ký 4 hợp đồng cầm cố vay tổng cộng 55,3 tỷ đồng từ hồ sơ giả của em gái.
Bầu Kiên suýt lôi vợ và em vào tù tội
Bà Đặng Ngọc Lan, vợ bầu Kiên và bà Nguyễn Thúy Hương, em gái ruột của ông được xem là hai cá nhân có liên quan, “tiếp sức” cho hoạt động kinh doanh trái phép của ông bầu này. Bà vốn là Tổng giám đốc Công ty B&B, nơi mà Nguyễn Đức Kiên đã dùng để thực hiện một loạt các hoạt động kinh doanh trái pháp luật của mình. Bà Lan đã giúp ông Kiên chuyển số tiền lợi nhuận doanh nghiệp thu được sang cho cá nhân bà Hương.
Vợ của Bầu Kiên suýt phải vào dính vào lao lý
Tuy nhiên, trong thời điểm ký hợp đồng này bà Lan đang nghỉ chuẩn bị sinh con nhỏ, không biết và không tham gia gì vào việc chỉ đạo hoạt động kinh doanh của công ty. Còn em gái Kiên là người ký hợp đồng theo chỉ đạo của anh, không biết và không tham gia gì vào việc kinh doanh, hưởng lợi cá nhân. Hai đối tượng này đã không bị truy tố hình sự.
Vợ Dũng “mặt sắt” đi bị bắt vì tòng phạm
Mở rộng điều tra vụ Hà Tuấn Dũng, tức Dũng “mặt sắt” cùng đồng bọn buôn lậu, vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới, hiện cơ quan Công an đã bắt giữ thêm được 4 đối tượng khác, trong đó có cả vợ của ông “trùm” giang hồ đất Móng Cái này.
Vợ Dũng khét tiếng tòng phạm với chồng.
Bùi Thị Phương, tức Lỵ, vợ của Dũng, đây là một người đàn bà cũng khá nổi tiếng ở đất Móng Cái. Phương chính là người nắm giữ, điều phối hoạt động tài chính trong các phi vụ làm ăn phạm pháp của Dũng “mặt sắt” và đồng bọn. Mắt xăm, môi xăm, mặt đánh trắng phớ, người đàn bà này cũng từng khiến nhiều người xanh mắt vì dám dây vào “vợ đại ca”.
Theo Khánh Chi (tổng hợp)
VEF
Phản ứng của Việt Nam về vụ kiện 'đường chín đoạn'
Các ngư dân nước ngoài bị hải quân Philippines ngăn chặn ngoài bãi cạn Scarborough - Ảnh: AFP/TTXVN
Ngày 24.1, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Philippines chính thức khởi kiện Trung Quốc ra Tòa Trọng tài được thành lập theo Điều 287 và Phụ lục VII của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS), Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Quốc gia Bộ Ngoại giao Nguyễn Duy Chiến nêu rõ:
"Lập trường nhất quán của Việt Nam là các vấn đề liên quan đến Biển Đông cần phải được giải quyết bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982.
Việt Nam cho rằng các quốc gia hoàn toàn có quyền lựa chọn các biện pháp hòa bình để giải quyết các tranh chấp phù hợp với Hiến chương Liên Hiệp Quốc, luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982.
Cũng trả lời câu hỏi của phóng viên về việc vừa qua Tân Hoa Xã và Nhân dân Nhật báo đưa tin Cục Đo vẽ Bản đồ Quốc gia Trung Quốc công bố đã hoàn thành và dự kiến cho phát hành "Bản đồ toàn quốc nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa" và "Bản đồ địa hình Trung Quốc" khổ dọc mới vào cuối tháng 1 này, trong đó vẽ yêu sách "đường chín đoạn" (hay còn gọi là "đường lưỡi bò") và các đảo, đá, bãi ở khu vực hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, ông Nguyễn Duy Chiến khẳng định:
"Việt Nam có chủ quyền không thể tranh cãi với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và quyền chủ quyền, quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa ở Biển Đông theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982.
Mọi bản đồ thể hiện thông tin sai lệch về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông là phi pháp và vô giá trị."./.
Theo TNO
Tường trình ghê rợn màn ra tay đánh đập nữ sinh Nhóm nữ sinh đánh bạn đến ngất xỉu và hoảng loạn sau khi đi viện đã tường trình những gì? Khu vực quán tạp hóa trước cổng trường THPT Nguyễn Đình Liễn, nơi nữ sinh L. bị đánh đập dã man, bất tỉnh. Đánh đập ghê rợn Tiếp tục tìm hiểu sâu xung quanh sự việc một nữ sinh Đặng Thị L. (SN...