Đại gia ở Trung Quốc lên kế hoạch tháo chạy
Các tập đoàn công nghệ nổi tiếng khác như Nitendo và Google chuẩn bị theo đuôi Samsung tháo chạy khỏi Trung Quốc.
Wall Street Journal mới đây cho biết, Công ty phát triển video game lớn nhất thế giới tính theo doanh thu Nintendo cũng đang tính toán việc chuyển một số nhà máy sản xuất của mình từ Trung Quốc sang Đông Nam Á.
Công ty phát triển video game Nintendo có thể là nhân vật tiếp theo sẽ rời khỏi Trung Quốc.
Nintendo Switch là mặt hàng chủ lực của Nintendo. Tuy nhiên, việc kinh doanh máy video game thường có biên lợi nhuận thấp. Điều đó có nghĩa Nintendo sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng một khi mặt hàng này bị áp thuế nhập khẩu.
Người phát ngôn của Nintendo cho biết: “Hầu hết các thành phần của bảng điều khiển Nintendo Switch được sản xuất tại Trung Quốc. Để giảm giá thành cho người tiêu dùng, các sản phẩm cần được lắp ráp gần nơi sản xuất các bộ phận đó”.
Người này cũng cho biết, Nintendo đang theo dõi sát tình hình thuế quan và “luôn tìm kiếm nhiều lựa chọn khác” cho nơi sản xuất sản phẩm của họ.
Video đang HOT
Tháo chạy khỏi Trung Quốc bắt đầu được các công ty làm ăn với Mỹ hưởng ứng. Một giám đốc cấp cao của Foxconn cho Bloomberg biết, công ty có đủ năng lực để sản xuất tất cả iPhone bên ngoài Trung Quốc.
Foxconn hiện là đối tác Đài Loan sản xuất hầu hết điện thoại thông minh của Apple tại Trung Quốc. Apple chưa có thông tin vì về việc tìm cách chuyển đổi nơi sản xuất.
Trước đó, ông lớn công nghệ Mỹ Google cũng đã lên kế hoạch chuyển một số xưởng sản xuất máy điều khiển nhiệt Nest và phần cứng máy chủ ra khỏi Trung Quốc để né thuế nhập khẩu.
Phần lớn việc sản xuất bo mạch chủ của Google cho thị trường Mỹ được lên kế hoạch và đã chuyển sang Đài Loan.
Trong năm qua, Google cũng đã đầu tư vào trung tâm kỹ thuật và đổi mới tại Thành phố Tân Bắc, Đài Loan. Tập đoàn này cũng cung cấp đào tạo tiếp thị kỹ thuật số và trí tuệ nhân tạo cho sinh viên người nội địa.
Động thái chuẩn bị tháo chạy khỏi Trung Quốc không phải quá bất ngờ khi cuộc chiến thương mại giữa Mỹ- Trung Quốc leo thang.
Sau khi Mỹ “tấn công” Huawei bằng việc liệt nhà sản xuất điện thoại thông minh hàng đầu của Trung Quốc vào danh sách cấm vấn, Trung Quốc đáp trả bằng cách cũng lập nên một “danh sách đen” các công ty nước ngoài. Đầu tháng 6, Trung Quốc ra sắc lệnh phạt liên doanh chính của Ford tại nước này vì vi phạm chống độc quyền, làm dấy lên lo ngại về các hành động trừng phạt ăn miếng trả miếng giữa hai nước.
Cơ quan quản lý không gian mạng của Trung Quốc đề xuất một bộ các biện pháp an ninh mạng, nếu được ký kết thành luật, sẽ yêu cầu các nhà khai thác cơ sở hạ tầng thông tin quan trọng của Trung Quốc “đánh giá rủi ro an ninh quốc gia” khi mua các sản phẩm và dịch vụ nước ngoài.
Cơ quan giám sát internet của Trung Quốc được cho là công bố dự thảo quy định trực tuyến để nhận phản hồi công khai cho đến ngày 24/6. Các biện pháp dường như không chỉ rõ các rủi ro bảo mật tiềm ẩn, thay vào đó đề cập đến các điều khoản rộng của “rò rỉ, mất và chuyển dữ liệu quan trọng xuyên biên giới” và “mối đe dọa bảo mật chuỗi cung ứng”.
Ông Nick Marro, nhà phân tích của công ty tư vấn Economist Intelligence Unit cho biết, một đạo luật như vậy sẽ giúp Bắc Kinh ngăn chặn công nghệ không mong muốn của Mỹ khỏi thị trường Trung Quốc.
Trung Quốc có nhiều cách để “hạnh họe” những công ty Mỹ một khi họ thực sự muốn đáp trả những biện pháp của Mỹ. Đó cũng có thể là tăng cường các quy định hoặc trì hoãn hải quan.
Một số nhà quan sát cho rằng Trung Quốc có lợi thế để làm khó công ty Mỹ. Dù có khả năng các nhà sản xuất Mỹ từ bỏ thị trường Trung Quốc nhưng đây vẫn sẽ là công xưởng sản xuất của thế giới.
“Hiệu quả của sản xuất dựa trên số lượng nhà cung cấp được đặt gần đó, chất lượng đường. cảng và cơ sở hạ tầng, chất lượng và tính nhất quán của năng lượng điện, cùng khả năng thu hút nhân sự có chất lượng. Với tất cả yếu tố đó, Trung Quốc vẫn số một” – Giáo sư Joseph Foudy của Đại học New York nhận định.
Theo đất việt
Google bắt đầu 'rút' khỏi Trung Quốc
Lo ngại trước việc đối đầu thương mại Mỹ - Trung có thể nóng hơn trong thời gian tới, Google bắt đầu có sự dịch chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc.
Cụ thể, những thông tin tiết lộ mới đây cho biết, hãng công nghệ Mỹ - Google đang thực hiện việc dịch chuyển hoạt động kinh doanh mà cụ thể là một số dây chuyền sản xuất các thiết bị nhiệt độ thông minh Nest cùng với phần cứng máy chủ ra khỏi đất nước tỷ dân.
Google bắt đầu "rút" khỏi Trung Quốc
Trong đó, các dây chuyền linh kiện bo mạch chủ được cho sẽ chuyển tới Đài Loan để tiếp tục sản xuất và cung cấp cho thị trường Mỹ. Còn đối với dây chuyền thiết bị nhiệt độ thông minh Nest sẽ có địa điểm mới là Đài Loan và Malaysia. Điều này được nhận định sẽ giúp Google thoát khỏi mức thuế 25% mà chính phủ Mỹ đưa ra nhằm đánh vào hàng hóa từ Trung Quốc. Ngoài ra, quan trọng hơn đó là một tương lai có thể rất mờ mịt nếu Google vẫn tiếp tục ở lại Trung Quốc sau mốc 19-8 tới đây.
Rõ ràng, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đang tạo ra áp lực rất lớn đối với không chỉ các công ty, tập đoàn của Trung Quốc có thể kể tới như Huawei mà ngay chính các công ty nước ngoài đến từ nhiều quốc gia trong đó có Mỹ đang phải đối diện.
Hiện tại, ngoài Google, một hãng công nghệ khác là Tập đoàn Foxconn (Đài Loan, Trung Quốc), chuyên lắp ráp các sản phẩm điện thoại iPhones của Apple tại Trung Quốc cũng vừa đưa ra thông báo sẵn sàng giúp đỡ Apple dịch chuyển hoạt động sản xuất của "Nhà táo" ra khỏi Trung Quốc nếu cần.
Theo CAND
Super Micro sẽ chuyển sản xuất chip ra khỏi Trung Quốc Nhà sản xuất máy chủ Super Micro đang chuyển hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc, nhằm giảm bớt những lo ngại của khách hàng Mỹ liên quan đến thông tin gián điệp. Super Micro muốn rút việc sản xuất khỏi Trung Quốc để bảo vệ thương hiệu - Ảnh: AFP Theo Engadget, điều này diễn ra ngay cả khi các thử...