“Đại gia” ngành bia mất hơn 18% sản lượng vì Covid-19
Từ đầu năm đến nay, dịch Covid-19 đã tác động lớn tới tâm lý người tiêu dùng trong việc tiêu thụ bia rư ợu khiến sản xuất mặt hàng này chưa thể phục hồi.
Báo cáo tình hình hoạt động 10 tháng đầu năm, Hội Lương thực thực phẩm TP HCM cho biết sản xuất đồ uống trong 10 tháng ước giảm 9,4% (cùng kỳ tăng 7,4%).
Thống kê của Hội Lương thực thực phẩm TP HCM cho thấy tiêu thụ mặt hàng r ượu bia vẫn còn thấp, nhất là bia lon và bia chai nên sản lượng 10 tháng qua của các doanh nghiệp sản xuất bia đã giảm 18,4% so cùng kỳ, trong đó sụt giảm mạnh nhất trong cao điểm dịch Covid-19 hồi tháng 4.
Hiện Tổng Công ty CP Bia rư ợu Nước giải khát Sài Gòn ( Sabeco) và Công ty TNHH Nhà máy Bia Việt Nam (thương hiệu Heineken và Tiger) vẫn đang giảm sản xuất mặt hàng bia lon và bia chai.
Tiêu thụ bia sụt giảm mạnh từ đầu năm đến nay
Video đang HOT
Trong khi ngành bia r ượu vẫn còn ảm đạm thì thị trường nước giải khát đã có tăng trưởng tốt nhờ vào mùa tựu trường và nhu cầu cứu trợ cho đồng bào ở các vùng bị thiên tai. Mặt khác, tình hình xuất khẩu các mặt hàng đồ uống vẫn duy trì ổn định tại các thị trường chủ yếu như Nhật Bản, Myanmar, Thái Lan.
Từ khoảng giữa tháng 8, các doanh nghiệp đã chủ động xây dựng kế hoạch phục hồi sản xuất và quảng bá sản phẩm.
Ở nhóm ngành chế biến lương thực – thực phẩm, chế biến thực phẩm ước tăng 2,2% (cùng kỳ giảm 2,9%). Trong đó, ngành thực phẩm có tốc độ tăng trưởng ổn định từ đầu năm đến nay. Riêng ngành thực phẩm chế biến (thức ăn nhanh) đồ hộp, mì gói, các sản phẩm từ tinh bột tăng trưởng tốt trong quý III, các doanh nghiệp đang chuẩn bị nguyên liệu để sản xuất phục vụ Tết Nguyên đán.
Tính chung, tình hình sản xuất ngành chế biến lương thực, thực phẩm, đồ uống 10 tháng ước giảm 2% (cùng kỳ tăng 0,8%).
Số liệu Sở Công Thương TP HCM vừa công bố mới đây cho thấy tổng mức bán lẻ hàng hóa 10 tháng ước đạt 680.602 tỉ đồng, tăng 9,9%, tương đương tăng 61.309,9 tỉ đồng (bình quân 1 tháng tăng thêm 6.131 tỉ đồng). Tuy tăng không bằng cùng kỳ (cùng kỳ tăng 12,5%) nhưng đến thời điểm hiện nay, tất cả 12 nhóm mặt hàng chủ yếu đều đạt mức tăng trưởng khá. Cụ thể, doanh thu bán lẻ 10 tháng các mặt hàng lương thực, thực phẩm tăng 13,1%; hàng may mặc tăng 9,2%; đồ dùng, dụng cụ trang thiết bị gia đình tăng 9,5%; vật phẩm văn hóa, giáo dục tăng 10,0%; gỗ và vật liệu xây dựng tăng 9,1%; ô tô các loại tăng 3,7%; phương tiện đi lại khác tăng 6,8%; xăng, dầu các loại tăng 7,4%; nhiên liệu khác tăng 7,4%; đá quý, kim loại quý và sản phẩm tăng 12,8%; hàng hóa khác tăng 10,4%; sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy và xe có động cơ tăng 6,1%.
Theo Sở Công Thương, số liệu trên cho thấy thị trường bán lẻ đối với hầu hết mặt hàng chủ yếu đang trở về hoạt động trong điều kiện bình thường mới. Đây là một điểm thuận lợi để TP triển khai thực hiện các giải pháp xúc tiến tiêu dùng tập trung, nhằm tạo đà tăng trưởng cho ngành bán lẻ, tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế của TP.
Heineken thoái vốn, Sabeco lao đao... mất ngôi quán quân thị phần?
Từ thương vụ Heineken thoái vốn khỏi Sabeco, dư luận đã ra nghi vấn, liệu Sabeco có bị choán ngôi quán quân thị phần?
Trong phiên giao dịch hôm 14/10, Tổng Công ty cổ phần Bia R ượu Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) đã nổi bật khi xuất hiện giao dịch thỏa thuận 26,37 triệu cổ phiếu bởi khối ngoại.
Khối lượng giao dịch với mức thỏa thuận ghi nhận 184.000 đồng/cổ phiếu, tương ứng với giá trị 4.852 tỷ đồng.
Nhiều khả năng bên bán là Heineken khi mới đây theo tin từ Bloomberg, "ông lớn" ngành bia này muốn bán 25,2 triệu cổ phần Sabeco với mức giá 184.000 đồng/cổ phiếu.
Hồi cuối năm 2019, Heineken cũng đã bán 5,2 triệu cổ phiếu Sabeco với mức giá 234.400 đồng, thu về hơn 1.200 tỷ đồng.
Dư luận hiện đang đặt câu hỏi: Heineken thoái vốn, Sabeco có lao đao... mất ngôi quán quân thị phần?
Heineken có thị phần xếp ngay sau Sabeco ở Việt Nam. (Ảnh minh họa).
Tại Việt Nam, Sabeco hiện là doanh nghiệp bia có thị phần lớn nhất khoảng 43%, còn Heineken có thị phần xếp ngay sau với khoảng 25%.
Năm 2020, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, doanh thu của Heineken trên toàn cầu sụt giảm 2,5%. Nhưng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương ghi nhận mức phục hồi mạnh mẽ được dẫn dắt bởi thị trường Việt Nam.
Heineken là cổ đông lớn của Sabeco từ sau khi doanh nghiệp này tiến hành IPO năm 2008. "Đại gia" bia đến từ Hà Lan cũng từng nhiều lần đánh tiếng trở thành cổ đông chiến lược của Sabeco khi Nhà nước thoái vốn khỏi doanh nghiệp này.
Thế nhưng, trong cuộc đấu giá cổ phần vào cuối năm 2017, Công ty TNHH Vietnam Beverage, một thành viên thuộc ThaiBev đã giành quyền kiểm soát Sabeco sau khi chi ra số tiền lên tới 5 tỷ USD.
Trong cơ cấu cổ đông Sabeco hiện nay, gồm có ThaiBev sở hữu 343 triệu cổ phiếu tương ứng với tỷ lệ sở hữu 53,59% vốn Sabeco, tiếp sau là Tổng Công ty Đầu tư kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) nắm 36% sau khi nhận bàn giao vốn từ Bộ Công Thương để chuẩn bị cho lộ trình thoái vốn tới đây.
Heineken thu hàng ngàn tỉ từ...bia Sài Gòn Với thương vụ thoái vốn khỏi Sabeco, Heineken sẽ không còn tận hưởng những khoản cổ tức đầy giá trị từ chính đối thủ lớn của mình trên thị trường bia Việt Nam. Sáng 14-10, thị trường chứng khoán chứng kiến khối lượng giao dịch thoả thuận khủng của Tổng công ty cổ phần bia - rượu - nước giải khát Sài Gòn...