Đại gia Mỹ tháo chạy, Trung Quốc sẽ không còn là ‘công xưởng thế giới’
Việc hàng loạt công ty công nghệ di dời dây chuyền sản xuất ra khỏi Trung Quốc, mảng xuất khẩu thiết bị điện tử của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ bị ảnh hưởng nặng nề.
Trang Nikkei Asian Review đưa tin hàng loạt đại gia công nghệ Mỹ như Google, Amazon, Microsoft, Dell và HP đang lên kế hoạch chuyển dây chuyền sản xuất ra khỏi Trung Quốc.
Theo đó, HP và Dell sẽ di dời 30% dây chuyền sản xuất máy tính xách tay ra khỏi Trung Quốc. Những gã khổng lồ khác như Microsoft, Google, Amazon, Sony và Nintendo đang xem xét việc chuyển bớt dây chuyền sản xuất máy chơi game và loa thông minh sang các nước khác.
Một số hãng sản xuất máy tính lớn gồm Lenovo, Acer và Asus cũng đang lên kế hoạch thay đổi địa điểm.
Suy yếu vị thế “công xưởng của thế giới”
Theo Nikkei Asian Review, động thái trên của các công ty Mỹ xuất phát từ cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung. Bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đạt được thỏa thuận tạm “ngừng chiến”, nhưng tình hình thực tế vẫn còn khá căng thẳng.
Động thái chuyển dây chuyền sản xuất ra khỏi Trung Quốc sẽ ảnh hưởng xấu đến mảng xuất khẩu thiết bị điện tử của nước này.
Bên cạnh đó, nhiều nguồn tin cho biết chi phí sản xuất ngày càng tăng tại Trung Quốc cũng khiến cho các công ty tìm phương án thay thế.
Video đang HOT
Động thái trên của các công ty công nghệ được xem như cú đánh mạnh vào mảng xuất khẩu thiết bị điện tử của Trung Quốc. Đồng thời, nó cũng sẽ làm suy yếu vị thế “ công xưởng thế giới” của quốc gia này.
Các công ty chuyên lắp ráp máy chủ như Quanta Computer, Foxconn Technology và Inventec hiện đã chuyển một số dây chuyền sản xuất từ Trung Quốc sang Đài Loan, Mexico và Cộng hòa Czech để hạn chế tác động của thuế và các vấn đề liên quan đến an ninh quốc gia.
“Sau khi các chính sách thuế có hiệu lực, chúng tôi đã sản xuất và vận chuyển máy chủ cho khách hàng từ các nhà máy bên ngoài Trung Quốc”, một giám đốc của nhà sản xuất máy chủ tại Đài Loan cho biết.
Giới quan sát cũng nhận định việc hàng loạt công ty công nghệ di dời dây chuyền sản xuất ra khỏi Trung Quốc sẽ đe dọa tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc. Hậu quả đầu tiên sẽ là hàng triệu lao động Trung Quốc mất việc làm.
“Mỹ sẽ phải chịu một số tác động tiêu cực từ sự thay đổi trên như sản phẩm của họ có thể đắt hơn. Tuy nhiên, Trung Quốc sẽ chịu thiệt hại lớn hơn bởi nền kinh tế của nước này sẽ chậm lại, nhiều công nhân tại các nhà máy phải tìm kiếm việc làm mới ở nơi khác”, Darson Chiu, một nhà kinh tế tại Viện nghiên cứu kinh tế Đài Loan nhận định.
“Sẽ không quay trở lại Trung Quốc”
Năm 2018, HP và Dell xuất xưởng khoảng 70 triệu chiếc máy tính xách tay. Chúng chủ yếu được sản xuất tại thành phố Trùng Khánh và Côn Sơn của Trung Quốc.
Tuy nhiên, chia sẻ với Nikkei Asian Review, một quan chức tại Trùng Khánh dự báo lượng máy xuất xưởng trong năm 2019 sẽ xuống dưới 10 triệu máy.
Nhiều người lao động tại Trung Quốc có thể mất việc làm. Ảnh: Forbes.
“Chi phí sản xuất tăng vọt tại Trung Quốc đã kéo theo sự sụt giảm của các đơn đặt hàng. Thêm vào đó, căng thẳng thương mại Mỹ – Trung cũng góp phần khiến mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn”, vị này cho biết.
HP cũng lên kế hoạch chuyển 20-30% dây chuyền sản xuất ra khỏi Trung Quốc. Một số nguồn tin cho biết công ty đang xem xét việc xây dựng chuỗi cung ứng mới tại Thái Lan hoặc Đài Loan. Bên cạnh đó, Dell cũng đã bắt đầu sản xuất máy tính xách tay tại Đài Loan, Việt Nam và Philippines.
Nguồn tin từ Nikkei Asian Review cũng chỉ ra rằng Amazon và Nintendo đang hướng tới Việt Nam như một phương án thay thế để sản xuất máy đọc sách điện tử Kindle, loa thông minh Echo và máy chơi game.
“Các công ty này sẽ không quay trở lại Trung Quốc. Đây không chỉ là vấn đề gia tăng thuế, nó còn liên quan đến những rủi ro trong dài hạn. Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ sẽ thay thế Trung Quốc để trở thành ‘công xưởng’ mới của thế giới”, Chiu nói.
Theo zing
Apple đưa dây chuyền sản xuất Mac Pro sang Trung Quốc
Những báo cáo mới nhất từ Wall Street Journal cho thấy, Apple sẽ đưa dây chuyền sản xuất mẫu máy tính Mac Pro mới sang Trung Quốc.
Mẫu Mac Pro cao cấp sẽ được chuyển qua sản xuất ở Trung Quốc
Theo Bloomberg, Apple sẽ sử dụng công ty Quanta Computer để sản xuất mẫu máy tính để bàn trị giá 6.000 USD này và đang tăng cường sản xuất tại một nhà máy gần Thượng Hải.
Tin tức này đến vào thời điểm Trung Quốc và Mỹ đang trong một cuộc chiến thương mại với việc chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã áp thuế đối với hàng hóa do Trung Quốc sản xuất và đe dọa thêm nhiều loại thuế quan sẽ đánh vào các sản phẩm của Apple.
Apple cho biết trong một tuyên bố rằng "cũng giống như tất cả các sản phẩm của chúng tôi, Mac Pro mới được thiết kế và chế tạo ở California gồm các thành phần từ một số quốc gia, trong đó có Mỹ. Chúng tôi tự hào hỗ trợ các cơ sở sản xuất tại 30 tiểu bang của Mỹ và năm ngoái chúng tôi đã chi 60 tỉ USD cho hơn 9.000 nhà cung cấp trên khắp nước Mỹ. Khoản đầu tư và đổi mới của chúng tôi đã hỗ trợ hơn hai triệu việc làm của Mỹ. Khâu lắp ráp cuối cùng chỉ là một phần của quá trình sản xuất".
Bằng cách đưa dây chuyền sản xuất Mac Pro đến cơ sở Quanta, nơi gần với các nhà cung cấp khác của Apple trên khắp châu Á, nó sẽ cho phép Apple tận dụng chi phí vận chuyển thấp hơn so với việc vận chuyển linh kiện đến Mỹ.
Đối với chiếc Mac Pro được giới thiệu vào năm 2013, Giám đốc điều hành Tim Cook đã thực hiện một chương trình sản xuất máy tính ở Austin, Texas như một phần của chiến dịch "Made in the USA" trị giá 100 triệu USD. Cuối năm ngoái, Apple tuyên bố sẽ đầu tư khoảng 1 tỉ USD để mở rộng hoạt động với khuôn viên mới.
Nhưng Mac Pro cũng gây đau đầu cho khâu sản xuất, làm chậm và hạn chế khả năng Apple tạo ra đủ lượng máy tính đáp ứng nhu cầu. Ba năm sau, một số kỹ sư của Apple đã kiến nghị đưa dây chuyền sản xuất trở lại châu Á, nơi có chi phí rẻ hơn và có các nhà sản xuất với các kỹ năng cần thiết.
Mac Pro là sản phẩm có lượng sản xuất thấp nhất của Apple, tuy nhiên quyết định mới về địa điểm sản xuất sản phẩm cao cấp này đúng vào thời điểm đặc biệt nhạy cảm. Trong hơn một năm qua, Apple đã tránh được thiệt hại lớn từ cuộc chiến thương mại của Mỹ với Trung Quốc, một phần nhờ vào việc CEO Cook "quyến rũ" Nhà Trắng. Nhưng thuế quan gần đây do Mỹ đề xuất cũng có điện thoại di động, chẳng hạn như iPhone - sản phẩm quan trọng nhất của Apple và được sản xuất gần như hoàn toàn tại Trung Quốc. Máy tính xách tay và máy tính bảng cũng có thể bị áp thuế nhập khẩu 25%.
Tim Cook đã kêu gọi chính quyền Tổng thống Trump không tiến hành vòng thuế quan mới nhất, nói rằng điều này sẽ làm giảm sự đóng góp của công ty vào nền kinh tế Mỹ.
Apple đã dành hàng thập kỷ để xây dựng một trong những chuỗi cung ứng lớn nhất thế giới. Công ty thiết kế và bán hầu hết các sản phẩm của mình tại Mỹ nhưng nhập khẩu từ Trung Quốc sau khi lắp ráp. Điều đó làm cho "nhà táo" trở thành một trong những công ty tiếp xúc nhiều nhất với thuế quan. Theo một báo cáo gần đây của Nikkei, Apple cũng có thể đang đánh giá việc chuyển một số sản phẩm từ Trung Quốc sang các nơi khác ở châu Á.
Theo Thanh Niên
Phớt lờ ông Trump, máy tính Mac Pro 6.000 USD của Apple sẽ là hàng "Made in China" Báo cáo vừa được đăng tải cho thấy, công ty Mỹ sẽ sản xuất Mac Pro mới tại Trung Quốc, phớt lờ tổng thống Trump đang hô hào hạn chế "Made in China". Theo tờ báo Wall Street Journal, chiếc máy tính mới có giá thấp nhất 6.000 USD vừa ra mắt ở WWDC, sẽ không còn được sản xuất ở Mỹ nữa....