Đại gia mua tàu, máy bay ra Hoàng Sa: ‘Không phải nói cho vui’
Đại gia Sài Gòn khẳng định, đề án mua máy bay trực thăng, tàu triệu đô nằm trong chiến lược phát triển của công ty chứ “không phải nói cho vui”.
Chiều 7/7, Ông Phạm Ngọc Lâm – Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đức Khải (trụ sở tại quận 5, TP.HCM) đã có buổi tiếp xúc với báo chí để thông tin chi tiết về đề án mua trực thăng, 100 con tàu có công suất 500 – 1.500 mã lực trị giá 1.500 tỷ đồng để cùng ngư dân bám biển, đánh bắt thủy – hải sản bảo vệ chủ quyền biển đảo quê hương.
Ông Phạm Ngọc Lâm, chủ tịch HĐQT Công ty CP Đức Khải đang chia sẻ về đề án mua máy bay, tàu đánh cá giá triệu đô vào chiều 7/7
Đề án của ông Lâm sớm nhận được sự ủng hộ của lãnh đạo các cấp Đảng và Nhà nước cũng như đông đảo người dân Việt Nam. Đến thời điểm này mọi thủ tục về đề án đã hoàn tất và phía công ty Đức Khải đang chờ Chính phủ phê duyệt đồng thời từng bước xúc tiến mua tàu.
“Tôi rất xúc động khi nhận được sự ưu đãi, ủng hộ của Chính phủ và nhân dân trong việc mua tàu “tấn công” vùng biển Hoàng Sa. Nhưng tôi hơi buồn vì một số người vẫn hoài nghi, bảo tôi khoe khoang để đánh bóng tên tuổi. Tôi xin nói rằng, không cần dự án này tôi cũng đã nổi tiếng với những gì tôi đã làm ở tập đoàn Đức Khải”, ông Lâm nói.
Ông Lâm cũng chia sẻ, ý tưởng táo bạo này là mơ ước của ông từ lâu nhưng chỉ đến khi Công ty CP Đức Khải hoàn thành 3 dự án bất động sản lớn ông mới thực hiện được.
Theo dự định, cuối năm 2014, ông Lâm mới tìm đối tác để mua máy bay và tàu đánh cá, nhưng sự kiện Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam đã thôi thúc ông thực hiện sớm hơn.
Điều làm vị đại gia Sài Gòn áy náy là hầu hết ngư dân ta đều dựa vào kinh nghiệm truyền thống nên việc tổ chức đánh bắt, khai thác thủy hải sản còn nhỏ lẻ.
Đặc biệt, nguồn lực tài chính chưa đủ mạnh nên việc đánh bắt còn phải sử dụng các tàu có công suất nhỏ, vỏ gỗ, máy móc cũ, lạc hậu; thậm chí còn có rủi ro, tổn thất về kinh tế và con người khi gặp thiên tai…
Hình ảnh phối cảnh tàu đánh bắt, khai thác thủy – hải sản xa bờ
Trước tình hình đó, ông Lâm tự đặt câu hỏi: Yêu nước thì phải làm gì để đóng góp cho đất nước? Yêu nước là phải hành động một cách thiết thực để tạo ra sản phẩm, tạo công ăn việc làm cho người dân chứ không phải đứng đó mà hô hào.
Đáng mừng là đến thời điểm này, dù đoàn tàu chưa đi vào hoạt động nhưng một số đối tác, đặc biệt là Nhật Bản đã cam kết tiêu thụ sản phẩm thủy-hải sản từ công ty Đức Khải(trong đó cá ngừ chiếm đến 70%).
Theo ông Lâm, trước mắt công ty Đức Khải đã có kế hoạch tổ chức thực hiện hoàn tất khâu tuyển dụng, đào tạo nhân sự đến việc mua sắm phương tiện, tàu trong năm 2014 và đưa vào khai thác, sử dụng từ đầu năm 2015. Dự kiến 45 chiếc tàu đánh cá của Hàn Quốc sẽ cập bến Việt Nam vào cuối tháng 8/2014; 55 chiếc còn lại mua từ Nhật Bản và Úc cũng được nhập về trong thời gian sắp tới.
Sau khi nhận tàu, phía công ty Đức Khải sẽ triển khai cho 12 chiếc chạy thử ra vùng biển. Riêng hai chiếc trực thăng sẽ được Nhà nước quản lý và đặt trên các đảo để cứu nạn, cứu hộ trên toàn quốc.
Video đang HOT
Về nguồn vốn, ông Lâm cho biết, công ty đang dự tính vay với cơ cấu 30% vốn tự có, 70% vay. Ông Lâm cũng đang kiến nghị được vay vốn theo lãi suất ưu đãi ngư dân phát triển kinh tế biển là 3% một năm.
Tuy nhiên, do vẫn còn những rủi ro và khó khăn nhất định, công ty Đức Khải trình lên Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ mức lãi suất cho vay theo lãi suất 1%/năm kể từ năm thứ 2 đến năm thứ 11 (ân hạn 1 năm không tính lãi suất).
Rủi ro mà ông Lâm lo ngại nhất là vấn đề chính trị liên quan đến tình hình biển Đông, nguồn nhân lực lao động và một số cơ chế chính sách còn vướng mắc.
“Chúng tôi khẳng định chỉ là doanh nghiệp tư nhân đánh bắt thủy – hải sản theo đúng pháp luật Việt Nam và tuân thủ quy ước quốc tế. Nếu tàu bị tấn công trên biển, chúng tôi sẽ chọn phương án cho thuyền viên ghi lại hình ảnh và tạm thời bơi bằng áo phao chờ trực thăng đến giải cứu. Tôi không lo tàu bị tấn công, vì tàu của tôi có vận tốc lớn gấp 3 lần tàu thông thường”, vị Chủ tịch HĐQT nói.
Được biết, chiều qua, 7/7 ông Phạm Ngọc Lâm đã trực tiếp sang Hàn Quốc để kiểm tra lần cuối chất lượng 45 con tàu có công suất lớn đã đặt mua. Sau khi hoàn tất công đoạn kiểm tra, công ty Đức Khải sẽ ký hợp đồng và vận chuyển những con tàu này về Việt Nam trong thời gian sắp tới.
Hình ảnh mới nhất về đoàn tàu triệu đô của đại gia Sài Gòn sắp cập bến Việt Nam:
Những con tàu triệu đô của đại gia Sài Gòn đã được tân trang chờ ngày cập bến vùng biển Việt Nam
95 chiếc tàu có công suất từ 500 – 1.500 mã lực được trang bị hiện đại sẽ ra khơi đánh bắt thủy – hải sản, 5 chiếc còn lại dùng trong việc cứu hộ cứu nạn, hậu cần
Trong thời gian tới 12 chiếc tàu có công suất lớn sẽ được triển khai chạy thử ra vùng biển Hoàng Sa đánh bắt cá
Sỹ Hưng
Theo_VTC
Đại gia Sài Gòn sắm trực thăng, tàu triệu đô ra Hoàng Sa
- Một đại gia Sài Gòn đã đầu mua sắm 2 chiếc trực thăng, 100 tàu biển giá hàng ngàn tỷ đồng thẳng tiến ra biển đảo Hoàng Sa đánh bắt thủy, hải sản...
Ông Phạm Ngọc Lâm, chủ tịch HĐQT Công ty CP Đức Khải (một doanh nghiệp chuyên về lĩnh vực kinh doanh bất động sản, xuất nhập khẩu nổi tiếng ở Sài Gòn) đã có những chia sẻ thú vị về chiến lược kinh doanh táo bạo chưa từng có khi đầu tư mua trực thăng, tàu biển trị giá hàng ngàn tỷ đồng để bám biển khai thác thủy, hải sản bảo vệ chủ quyển vùng biển Việt Nam.
Ông Nguyễn Ngọc Lâm - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đức Khải chia sẻ về kế hoạch mua trực thăng, tàu triệu đô thẳng tiến ra vùng biển Hoàng Sa khai thác thủy, hải sản
Theo ông Lâm suốt thời gian qua, ông rất căm phẫn trước hành vi hạ đặt giàn khoan trái phép của Trung Quốc trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. Càng căm tức hơn khi nhiều con tàu của ngư dân bám biển bị tàu Trung Quốc đâm va gây thiệt hại nặng.
Trước tình hình trên, vị chủ tịch HĐQT Công ty CP Đức Khải đã sang các nước hàng đầu về công nghiệp đóng tàu như Hàn Quốc, Nhật, Úc mua 100 con tàu có công suất từ 500 đến 1.500 mã lực để giúp ngư dân bám biển. Kế hoạch này ngay lập tức nhận được sự ủng hộ từ các cấp lãnh đạo của Đảng và Nhà nước cũng như toàn bộ cổ đông Công ty Cổ phần Đức Khải.
Đến thời điểm này, Công ty Đức Khải đã đặt mua 45 chiếc tàu đánh cá của Hàn Quốc, dự kiến cuối tháng 8/2014 sẽ về đến Việt Nam; 55 chiếc còn lại mua từ Nhật Bản và Úc cũng được nhập về trong thời gian sắp tới để vào đầu năm 2015 sẽ chính thức đi vào hoạt động.
Cũng theo ông Lâm, trong tổng số tàu trên, có 95 tàu đạt công suất từ 500 đến 1.500 mã lực với những thiết bị hiện đại sẽ ra khơi đánh bắt thủy, hải sản ở 5 ngư trường gồm: Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Phú Yên, Bình Định và Khánh Hòa (thuộc vùng biển Hoàng Sa). 5 chiếc còn lại dùng để tiếp tế lương thực, thực phẩm, nhiên liệu... cung cấp cho các tàu đánh bắt cá và nhận sản phẩm từ tàu khai thác đưa vào đất liền.
Ngoài ra, Công ty Đức Khải còn mua 2 chiếc ụ nổi từ Đài Loan với sức chứa 5.000 tấn/ụ sẽ đặt giữa ngư trường (trong bán kính từ 50 đến 60 hải lý) để tiếp nhận thủy, hải sản các tàu đánh bắt đưa về để phân loại, bảo quản.
Riêng 2 chiếc máy bay trực thăng (giá mỗi chiếc khoảng 30 tỷ đồng) cũng được Công ty Đức Khải đàm phán với các đối tác Châu Âu sớm đưa về phục vụ việc cứu nạn, cứu hộ cho ngư dân trên biển đảo. Hai chiếc trực thăng này sẽ được Nhà nước quản lý và đặt trên các đảo để cứu nạn, cứu hộ trên toàn quốc.
"Tôi rất mừng là kế hoạch kinh doanh của chúng tôi luôn nhận được sự hỗ trợ, ưu đãi từ Chính phủ. Bên cạnh đó, các đối tác nước ngoài như Nhật Bản cũng cam kết sẽ tiêu thụ toàn bộ sản phẩm thủy, hải sản được phía công ty chúng tôi khai thác.
Tôi tin tưởng với kế hoạch phát triển này, sẽ góp phần bảo vệ vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam cũng như tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn người lao động", ông Lâm chia sẻ.
Một số hình ảnh tàu triệu đô từ nước ngoài sắp về Việt Nam của đại gia Sài Gòn:
Hình ảnh phác họa tàu triệu đô sắp cập biển Việt Nam của đại gia Sài Gòn
45 chiếc tàu đánh cá của Hàn Quốc, dự kiến cuối tháng 8/2014 sẽ về đến Việt Nam; 55 chiếc còn lại mua từ Nhật Bản và Úc cũng được nhập về trong thời gian sắp tới
95 con tàu đạt công suất từ 500 đến 1.500 mã lực với những trang thiết bị hiện đại sẽ ra khơi đánh bắt thủy, hải sản ở ngư trường gồm: Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Phú Yên, Bình Định và Khánh Hòa (thuộc vùng biển Hoàng Sa)
5 chiếc còn lại dùng để tiếp tế lương thực, thực phẩm, nhiên liệu... cung cấp cho các tàu đánh bắt cá và nhận sản phẩm từ tàu khai thác đưa vào đất liền
Một con tàu đạt công suất từ 500 đến 1.500 mã lực đang neo đậu chờ ngày cập bến vùng biển Việt Nam
Sỹ Hưng
Theo_VTC
Cận cảnh đội tàu sắp mua của đại gia Sài Gòn Trong tuần này, Công ty Đức Khải sẽ sang Hàn Quốc để đàm phán, quyết định 12 chiếc tàu đầu tiên trong đội tàu sẽ sơn ở đâu và đưa tàu về như thế nào. Kế hoạch dành hơn 1.500 tỉ đồng sắm đội tàu sắt gồm 95 chiếc để đánh bắt thủy, hải sản ở vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa,...