Đại gia hà tiện có một không hai ở miền Tây
Bao nhiêu năm qua, đại gia này không dám đi giày, dép, mặc quần áo dài vì sợ hao mòn đồ.
Đến thị trấn Sông Đốc (Cà Mau) hỏi thăm nhà Huế “bụng”, từ trẻ con đến người già ai cũng biết. Họ không chỉ biết đến một người đàn ông tóc lốm đốm bạc, nổi tiếng hà tiện, mà còn biết đến ông lão hay làm từ thiện.
Hiếm hoi lắm người ta mới thấy đại gia hà tiện mặc áo dài
Từ kẻ ở đợ thành đại gia
Theo lời giới thiệu của một anh bạn, chúng tôi tìm đến thị trấn Sông Đốc để tìm người được cho là “hà tiện nhất miền Tây”. Vừa gặp chúng tôi, ông Huế “bụng” bảo: “Nhìn ngạc nhiên như vậy, tôi biết chắc chắn các chú tưởng tôi ăn chơi đàn đúm chứ gì”. Đại gia Huế “bụng” tiếp chúng tôi tại nhà với độc chiếc quần xà lỏn và những lời nói không một chút khách khí.
Tâm sự với chúng tôi, người đàn ông này cho biết, ông sinh ra ở xứ nghèo Quảng Ngãi. Năm 15 tuổi, cha mẹ mất hết, cậu bé Huế trở thành mồ côi, không nơi nương tựa. Lo xong hậu sự cho cha mẹ, ngoảnh lại trong nhà ông còn lại hai giạ lúa, một cái quần đùi, cái áo cộc tay sát nách bằng sợi gai.
“Sống một mình cực quá, nên ba năm sau tôi lấy vợ. Ở với nhau được hai năm thì bà ấy chết cùng đứa con đang nằm trong bụng. Năm sau tôi lấy bà hai. Bà này sinh cho tôi một cặp sinh đôi. Tuy nhiên, chưa kịp vui mừng thì cả ba mẹ con cũng ra đi đột ngột. Hai năm sau tôi lấy bà thứ ba. Chưa kịp sinh cho tôi đứa nào bà này cũng lâm bệnh chết. Tôi sợ số mình sát vợ nên không dám lấy thêm nữa”, ông Huế thành thật kể lại với giọng trầm buồn.
Video đang HOT
Tuy nhiên, điều khiến ông không ngờ đến là trong xóm có người phụ nữ kém ông năm tuổi nhận ông làm chồng. Trước khi cưới, ông Huế có hỏi người đàn bà này có sợ chết không mà quyết định lấy ông. Người đàn bà này thản nhiên trả lời: “Số tôi lớn, chỉ sợ ông chết trước thì có”. Nói xong, hai người dắt nhau lên Ủy ban xã đăng ký kết hôn và bà lão khăn gói quả mướp theo Huế về làm vợ. Hai con người nghèo khó gặp nhau trên quê hương nghèo nên tương lai còn xa vời vợi. Trong lúc khốn cùng, ông Huế nghe mấy người trong xóm nói ở trong Nam có nhiều chỗ dễ sống hơn nên bàn với vợ vào đó coi thử. Dắt lưng mấy đồng bạc lẻ, người đàn ông này lần mò vào Cà Mau rồi xuống tận cửa biển Sông Đốc. Lúc đó, nơi này hoang vu, chỉ lèo tèo vài ngôi nhà làm nghề biển. Ông vào làm thuê cho hãng nước mắm Liên Hương một thời gian rồi xin phép bà chủ về quê đón vợ vào.
Trong suốt thời gian dài, hai vợ chồng nghèo ở đợ cho bà chủ nước mắm. Họ làm việc quần quật suốt ngày như bốc vác cá, xay cá, ủ nước mắm nhưng mỗi tháng bà chủ chỉ trả công 57 ký gạo. Sau một năm, ông Huế và vợ xin ra ở riêng vì không chịu nổi cái kiểu xem thường người ăn kẻ ở của bà chủ hãng. Không có vốn, ông phải thức khuya dậy sớm đi xúc cá, tranh thủ mua cá giá rẻ để làm nước mắm. Ngoài tự làm, họ còn chuyển nước mắm ra tận miền Trung để bán. Để đỡ tốn tiền ăn uống, hai vợ chồng phải làm sẵn bánh dừa, bánh ú và hai chai nước lọc. Vừa làm ăn, vừa tích cóp, dần dần họ mở rộng được hãng nước mắm.
Khi chúng tôi hỏi về cái tên Huế “bụng”, ông cười bảo, tên thật của tôi là Đặng Đốc nhưng rất ít người biết đến và gọi cái tên đó. Trong thời điểm lao động vất vả nhưng chẳng hiểu vì sao bụng ông mỗi ngày một to, phệ ra. Người dân nhìn thấy vậy nên gọi ông là Huế “bụng”. (Người Cà Mau hay gọi những người đến từ miền Bắc, miền Trung là người Huế – PV). Sau này, cái tên Huế “bụng” cũng được đặt cho hãng nước mắm của ông.
Đại gia hà tiện vung tiền giúp dân
Năm 1988, Huế “bụng” khiến cả thị trấn Sông Đốc lác mắt khi xây ngôi nhà ba tầng rộng hàng trăm mét vuông. Được biết, tổng trị giá của nó tương đương 170 tấn gạo ngon. (ông ghi rõ trên tường nhà đến nay vẫn còn). Sau đó, nhiều đại gia trong vùng còn “ngã ngửa” khi ông đóng mới hai chiếc tàu đánh cá trị giá hàng trăm tấn gạo. Việc ông quy tất cả tài sản ra gạo khiến nhiều người cảm thấy khó hiểu. Giải thích về thói quen này ông Huế cho biết: “Ngày xưa nghèo quá toàn ăn độn nên gạo là thứ quý nhất. Vì vậy mà đến giờ, tôi vẫn không bỏ được cách tính bằng gạo. Với tôi chỉ có gạo là giá trị nhất”.
Vươn lên từ nghèo khó, ông Huế “bụng” thấm thía nỗi khổ của cái nghèo. Chính vì vậy, người đàn ông này thường xuyên giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. Họ thường tìm đến ông khi thiếu đói, cần xây nhà dựng mái. Ban đầu ông cho vay nhưng thấy người ta chịu thương chịu khó làm ăn mà vẫn chưa có tiền trả nợ thì cho luôn. Thậm chí, nhiều khi đại gia hà tiện còn xây nhà không công cho nhiều gia đình. Chính vì vậy, ở cái xứ Sông Đốc, tập hợp nhiều dân tứ xứ trôi dạt cùng đường, không ai là vợ chồng ông chưa từng giúp.
Đại gia này kể, có một lần ông thấy một học sinh nhà nghèo không có tiền đi thi đại học. Ngay lập tức, Huế “bụng” cho cậu bé tiền để có thể tự đi thi được. Ngày báo điểm, học sinh nghèo ấy đỗ một trường đại học ở TP. HCM. Ông tiếp tục thưởng “ nóng” cậu ta một số tiền để có thể tiếp tục học đại học. “Nói thiệt, tôi chỉ giúp người chăm chỉ, cần cù mà gặp vận hạn chứ nhất quyết không cho mấy người lười biếng dù một cắc. Giúp người ta là vì nhân, vì nghĩa. Tôi chẳng quan tâm họ có mang ơn hay không”, ông Huế chia sẻ.
Được xếp vào hàng đại gia của xứ biển Sông Đốc nhưng niềm tự hào của ông Huế Bụng không phải là tài sản mà chính là con cái của mình. Anh con trai đầu đang quản lý đội tàu đánh bắt hải sản xa bờ, một cơ sở nuôi chim yến tổng giá trị hàng chục tỉ đồng. Anh kế là giáo sư tiến sĩ, trưởng khoa ngoại một Bệnh viện lớn ở TP. HCM…Ngoài người con sống và làm việc ở thành phố, những người còn lại đều sống chung với vợ chồng ông đầm ấm trong một mái nhà. Hàng ngày người dân phố biển lại quen thuộc hình ảnh đại gia quần cộc, chân trần đến từng cơ sở sản xuất của các con xem xét, góp ý giúp các con làm ăn.
Nói chuyện với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Toàn, xóm 3, thị trấn Sông Đốc, Cà Mau cho biết: “Ông ấy là người đặc biệt nhất ở khu vực này. Chúng tôi khâm phục nhất là ông từ kẻ ở đợ thành một đại gia xứ biển. Tuy nhiên, việc ông hà tiện chắc chắn chẳng ai vượt được. Trời mưa trời gió gì tôi cũng thấy ông ấy mặc mỗi cái quần cộc. Ở Sông Đốc này có nhiều người có tiền chút đỉnh thì tiêu xài xả láng, rượu chè, cờ bạc, gái gú làm gia đình ly tán, thiên hạ cười chê. So sánh mới thấy hà tiện như ông Huế Bụng cũng hay”.
Đi chân đất vì sợ mòn giày Nắm trong tay tài sản trị giá nhiều tỉ đồng nhưng ông Huế Bụng chỉ có vẻn vẹn hai bộ quần áo bà ba. “Tôi ở trần quen rồi, mặc quần áo dài vào nóng nực, ngứa ngáy không chịu được. Vả lại mặc nhiều quần áo mau hư, sắm sửa tốn kém”, đại gia hà tiện bảo. Được biết, chỉ khi nào dự đám tiệc hay đi xa ông mới mặc đồ dài. Đấy là quần áo, còn dép giày thì xa xỉ hơn nữa. Đại gia cho biết, mang nhiều giày chỉ tổ hư chân, lại mau hao mòn tốn kém nên ông toàn đi chân đất. Thấy tôi hỏi cả đời bác chưa bao giờ ăn uống bên ngoài, ông Huế Bụng gật đầu xác nhận: “Như chú thấy đấy, thức ăn ở quán thì cũng quanh quẩn gà, heo, bò, tôm, cá chứ có gì khác nữa. Trong khi giá cả thì mắc gấp mấy lần mình tự nấu. Đi đường xa tôi cũng giữ thói quen mang đồ làm sẵn như bánh dừa, bánh tét đem theo ăn vừa đỡ tốn, vừa an toàn vệ sinh. Thậm chí tắm tôi cũng không dùng xà phòng, dầu gội. Dùng mấy thứ đó chỉ tổ hại da đầu. Tắm với nước tự nhiên là tốt nhất, vừa tiết kiệm, vừa đảm bảo sức khỏe”. Ông Huế “bụng” đưa đôi tay rắn chắc lên bảo năm nay 85 tuổi nhưng ông chưa tốn một đồng bạc nào mua thuốc men. Vợ ông cũng chẳng dùng dầu gội, toàn dùng bồ kết tự nấu, mà tóc vẫn đẹp lộng lẫy như…mây trời.
Theo NDT
'Nhà trai yêu cầu đám cưới đồng tính theo lễ truyền thống'
Ông Trương Văn Hắc, cha của Trương Văn Hên với vai trò là nhà gái trong đám cưới hai chàng trai nửa tháng trước, cho biết ban đầu gia đình định làm tiệc như sinh nhật nhưng phía nhà trai đòi tổ chức theo phong tục tập quán.
Sau hai tuần tổ chức đám cưới cho con trai là Trương Văn Hên với một người đồng giới là Nguyễn Hoàng Bảo Quốc, gia đình "cô dâu" ở Hà Tiên (Kiên Giang) bị phạt hành chính 200.000 đồng.
Trao đổi với VnExpress.net, ông Hắc cho biết Hên là con trai thứ tư trong gia đình, từ thuở nhỏ đã bộc lộ nhiều nữ tính. Học xong lớp 11, Hên lên TP HCM học khiêu vũ, ca hát rồi quen với Nguyễn Hoàng Bảo Quốc.
Cả hai sống chung tại TP HCM, sau đó Hên về nhà xin cha mẹ cho làm đám cưới với Quốc. "Hiểu được tâm tư của con nhưng làm đám cưới thì rất kỳ, khó ăn nói với bà con hàng xóm nên gia đình tôi bàn tính sẽ tổ chức tiệc như sinh nhật. Thế nhưng gia đình nhà trai không chịu, đòi làm đám cưới theo đúng phong tục tập quán", người cha giãi bày.
Cha của Hên nói rằng vì quá thương con nên gia đình đã chiều theo ý đằng trai. Họ dựng rạp cưới rất lớn choán gần nửa đường đi ở trước nhà. Ông Hắc cho biết gia đình nhà trai gửi đến khoảng 70 thiệp cưới in sẵn cùng 10 triệu đồng, nhà gái mời thêm chừng 30-40 khách nữa, tổng cộng có khoảng trên 100 khách được mời dự tiệc. Mọi nghi thức cưới diễn ra theo đúng phong tục truyền thống, với sự chứng kiến của cha mẹ hai bên và họ hàng, bạn bè nhà gái.
Đôi "uyên ương" đồng tính tổ chức cưới với sự chứng kiến của hai bên cha mẹ. Ảnh: forum.hatien.vn.
Đám cưới được tổ chức vào ngày 16/5. Rất nhiều người hiếu kỳ vây rạp cưới để xem hai chàng trai làm lễ kết hôn, làm tắc nghẽn giao thông tại tổ 10, khu phố 3 của phường Bình San. Chiều cùng ngày, cha của "cô dâu" được UBND phường Bình San mời đến trụ sở lập biên bản về hành vi "tổ chức đám cưới cho những người cùng giới".
Tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND phường Bình San Trương Thế San đề nghị gia đình ngưng ngay việc tổ chức đám cưới trái pháp luật. Lãnh đạo phường cũng đề nghị Trương Văn Hên rời khỏi đám cưới để người dân không tập trung vì hiếu kỳ gây ùn tắc giao thông, ảnh hưởng an ninh trật tự. Cha của Hên ký vào biên bản cam kết không tái phạm nhưng xin được tiếp tục bữa tiệc cưới vì đã lỡ mời khách.
Trao đổi với VnExpress.net sáng 31/5, bà Lâm Lệ Oanh, Chủ tịch UBND phường Bình San, thị xã Hà Tiên (Kiên Giang) cho biết đã ký quyết định xử phạt hành chính đối với gia đình ông Trương Văn Hắc vì có hành vi tổ chức đám cưới đồng giới cho con trai.
Theo Chủ tịch Oanh, việc tổ chức đám cưới cho người đồng giới là vi phạm Luật Hôn nhân và gia đình. Vì vậy, với thẩm quyền cho phép, UBND phường phạt gia đình ông Hắc theo điểm e, khoản 1, điều 8 Nghị định 87/2001/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình.
Cộng đồng người đồng giới tại TP HCM ngày 30/5 đã lên tiếng bênh vực hai chàng trai cưới nhau.
Tại Việt Nam, người đồng tính vẫn chưa được xã hội thừa nhận. Ngay các chuyên gia y tế vẫn còn chưa thống nhất với nhau về bản chất của hiện tượng này, nhiều người cho rằng do ảnh hưởng của việc đua đòi, a dua, chỉ một số ít bác sĩ tin rằng đó là bẩm sinh. Cũng vì thế đa số người đồng tính không dám công khai thân phận của mình, chưa nói gì đến việc làm đám cưới với người cùng giới.
Theo luật sư Vũ Tiến Vinh, Công ty luật Bảo An, Hà Nội, hiện nay Luật hôn nhân và gia đình của Việt Nam nghiêm cấm việc kết hôn giữa những người cùng giới tính (ghi rõ tại điều 9 và 10). Do vậy kết hôn của các cặp bạn trẻ cùng giới dù được cha mẹ đồng thuận thì đều là trái pháp luật. Quy định này cũng tương tự tại các nước Đông Nam Á và hầu hết trên thế giới, ngoại trừ một số ít nước phương Tây.
Theo VNEXpress
Cộng đồng đồng tính bênh vực hai chàng trai cưới nhau Sau khi chính quyền "tuýt còi" đám cưới của hai chàng trai ở Hà Tiên, Tổ chức ICS về quyền lợi người đồng tính lớn nhất Việt Nam hôm nay khẳng định việc hai chàng trai tổ chức tiệc cưới (không đăng ký kết hôn) là hợp pháp. Hai chàng trai trao nhau ly rượu "hợp cẩn" trong nghi lễ cưới hôm 16/5...