Đại gia đình 3 thế hệ, 12 người chen chúc trong căn nhà vỏn vẹn 10m2
Từ trước đến nay, Quận 1 vẫn được cho là khu vực trung tâm của TP.HCM. Tuy nhiên, ở khu vực Mả Lạng nằm trong con hẻm 245 Nguyễn Trãi, Quận 1 cuộc sống của bà con gần như khác biệt hoàn toàn với sự nhộn nhịp, xa hoa bên ngoài thành phố.
Những căn nhà ẩm thấp, mục nát, diện tích chưa đầy 10m2 lại là nơi trú ngụ của đại gia đình 3-4 thế hệ. Mấy chục năm nay họ vẫn trong tình trạng mòn mỏi như vậy.
Dù nằm ở Quận 1, TP.HCM nhưng nơi đây không khác gì cái hang. (Ảnh: Dân trí)
Gia đình bà Tư đã bị sập căn gác tầng 2 bằng gỗ trên dưới 10 lần nhưng vẫn không có tiền sửa chữa. Dù biết nguy hiểm nhưng vì không có tiền bà cũng đành bơ đi mà sống. Chia sẻ với Dân trí, người phụ nữ cho biết, bà đã chuyển về khu vực Mả Lạng (Quận 1, TPHCM) từ năm 1982. Khi ấy, mỗi căn nhà chỉ có nền đất và 2 vách mê bồ tre. Vợ chồng bà đã dựng thêm một căn gác bằng gỗ để có không gian sinh hoạt nhưng vì không chắc chắn nên cứ chục năm nó lại sập một lần.
Người phụ nữ cùng đứa cháu tận dụng không gian phía dưới để ăn ngủ, sinh hoạt. Ở giữa sàn nhà được đặt tạm một chiếc đệm cho hai bà cháu ngủ. Đồ đạc vì không có chỗ để nên vương vãi khắp sàn.
Ban ngày bà Tư phải bế cháu ra đầu hẻm ngồi cho thoáng. (Ảnh: Dân trí)
Còn với gia đình bà Hồng, 59 tuổi căn nhà rộng vỏn vẹn 9,9m2 (ngang 2,2m, dài 4,5m) ở đây đã trở thành nơi cư trú của đại gia đình bà suốt mấy chục năm nay. Người phụ có 4 người con, sau khi dựng vợ gả chồng tính hết dâu rể và các cháu là 12 người. Toàn bộ 12 thành viên này đều sống trong căn nhà chưa tới 10m2 ở khu Mả Lạng, quận 1, TP.HCM. Vì nhà chật không có chỗ để xe nên buổi tối một số chiếc phải mang ra khóa cổ dựng ở bên ngoài.
“Tôi có 4 đứa con, dựng vợ gả chồng, thêm dâu rể, cháu nữa là 12 người, cứ chia ra mỗi thành viên một chút mà ở. Tối 6 đứa ngủ ở gác, dưới đủ dựng 2 chiếc xe và thêm vài người ngủ, chiếc nào còn dư thì khóa cổ dựng bên ngoài…”, bà Hồng chia sẻ với Dân trí.
Gia đình bà Hồng có tới 12 thành viên nhưng vẫn sống chung trong căn nhà chưa đầy 10m2. (Ảnh: Dân trí)
Vì nhà quá nhỏ nên mỗi người chỉ có một khoảng trống tin hin để ngồi. (Ảnh: Dân trí)
Dù cuộc sống chật chội, khó khăn nhưng người phụ nữ vẫn hài hước đùa rằng đây chính là “căn nhà cổ”. Bởi từ năm 1982 đến giờ bà mới chỉ xây tường gạch duy nhất một lần.
Cùng trong cảnh ngộ đó, bà Tám (Tổ trưởng khu phố) chia sẻ với Dân trí cho hay bao nhiêu năm qua ngôi nhà của bà chỉ lợp bằng gỗ sơ sài. Mỗi khi mùa mưa tới bà lại nơm nớp lo sợ vì nước liên tục tạt vào nhà khiến gỗ ẩm mốc, mục nát. Mặc dù nhiều lần muốn tu sửa ngôi nhà nhưng vì nằm trong dự án treo suốt hơn 2 thập kỷ qua nên người phụ nữ đành bất lực.
“23 năm nằm trong dự án treo khiến việc xin giấy phép xây dựng và sinh hoạt đều trở nên khó khăn. Đến giờ cô mới xin sửa chữa một lần, nhưng vẫn phải cam kết sửa theo hiện trạng cũ, không được nâng tầng, làm đúng vật liệu quy cách cho phép nên ván gỗ chỉ được lót thêm ván xi-măng thôi, cầu thang cũng không được đúc…”, bà Tám chia sẻ với Dân trí.
Bà Tám cảm thấy vô cùng ngao ngán với cuộc sống mòn mỏi trong khu vực chật chội này. (Ảnh: Dân trí)
Trước đó, vào năm 2000, TP.HCM đã chủ trương giải tỏa khu vực Mả Lạng với diện tích 6,8ha để chỉnh trang đô thị. Dự án này đã được giao cho nhiều đơn vị nhưng suốt hơn 2 thập kỷ trôi qua vẫn không thể thực hiện. Mới đây, TP.HCM đã quyết định hủy bỏ dự án này. Các thông báo thu hồi đất trước kia cũng không còn hiệu lực. Điều đó có nghĩa là cư dân khu vực Mả Lạng sẽ được phục hồi nhiều quyền lợi từ mua bán, cho tặng, thừa kế đến cầm cố hay xây dựng với nhà đất mà mình đang sinh sống. Điều này khiến nhiều người vui mừng nhưng cũng khiến không ít người hụt hẫng.
Với gia đình bà Hồng, dù cuộc sống chật chội, khó khăn nhưng bà vẫn mong muốn được ở lại đây vì các con của bà đều làm việc, học tập tại nơi này, chuyển đi xa sẽ bất tiện hơn. Hơn nữa nếu được đền bù chung cư thì gia đình bà có tới 12 thành viên cũng không thể đủ sống. Bà Tư cũng đồng ý với quan điểm này vì khu vực Mả Lạng được chính quyền quan tâm nên rất an toàn, chưa từng thiếu ăn. Ngay cả thời điểm dịch Covid-19, các hộ gia đình cũng được chính quyền quan tâm, chăm lo. Hơn nữa, bà con xung quanh cũng sống chan hòa với nhau.
Chiếc gác xép nợp tạm bợ có thể đổ sập bất cứ lúc nào. (Ảnh: Dân trí)
Video đang HOT
Những chiếc cầu thang gỗ bị ngấm nước mưa đã mục hết. (Ảnh: Dân trí)
Trong khi đó, bà Tám lại mong muốn được chuyển tới khu định cư mới. Đây là ước mơ của bà từ lâu vì ngôi nhà chật chội ẩm thấp đã khiến cuộc sống của gia đình bà gặp nhiều bất tiện. Người phụ nữ cũng thẳng thắn khẳng định nơi đây mang tiếng là khu vực trung tâm thành phố nhưng không khác gì cái hang. Nếu cứ tiếp tục sống ở đây thì sẽ mãi mãi sống mòn như vậy.
Những đứa trẻ phải học tập trong môi trường chật chội, đồ đạc la liệt xung quanh. (Ảnh: Dân trí)
Đây cũng không phải câu chuyện hiếm gặp ở các thành phố lớn. Trước đó, mạng xã hội cũng từng chia sẻ không ít căn nhà siêu mỏng ở Thủ đô Hà Nội. Nằm giữa khu “đất vàng” phố cổ, có những căn nhà chỉ vỏn vẹn vài m2 mà có tới cả gia đình sinh sống. Trong đó phải kể đến căn hộ của bà Nguyễn Thị Tỉnh nằm sâu trong ngõ Phất Lộc (Phường Hàng Buồm, Hoàn Kiếm, Hà Nội) được cho là căn hộ đặc biệt nhất trong ngõ. Bởi gọi là nhà cho sang chứ thực ra nó chỉ nhỏ tin hin với diện tích 2,2m2. Ấy vậy, đây lại là nơi sinh sống của 5 con người, 3 thế hệ, từ người già đến trẻ nhỏ.
Vì căn nhà quá chật chội nên gia đình chỉ dám kê một chiếc tủ lạnh.
Để có được khoảng trống trong nhà, ngoài chiếc tủ lạnh – đồ vật bắt buộc phải có để chứa thực phẩm phục vụ cho việc buôn bán nhỏ lẻ nuôi sống cả gia đình, thì trong nhà không có thêm bất cứ vật dụng nào khác. Toàn bộ quần áo, đồ dùng, bát đĩa của gia đình đều được treo kín 4 vách tường. “ Sáng tạo” này, tuy có tiết kiệm chút khoảng trống cho căn nhà, nhưng lại khiến cho không gian trở nên nóng bức và ngột ngạt vô cùng.
Khung cửa sổ này được cho là hiếm có, còn hơn rất nhiều hộ khác kín bưng như một cái hộp diêm bí bách.
Thực hư câu chuyện người đàn ông bị vợ con 'cướp' nhà sau ly hôn
Phía sau câu chuyện người đàn ông bị vợ con "cướp" nhà sau ly hôn gây xôn xao mạng xã hội mấy ngày nay là một câu chuyện dài...
Mấy ngày nay, trên các trang xã hội tại Phú Yên xôn xao việc một người đàn ông chia sẻ video "tố" bị vợ con đuổi ra khỏi nhà, dù đó là tài sản do cha mẹ ruột ông này để lại.
Theo tìm hiểu của VTC News, người trong đoạn clip là ông Trần Đ. (SN 1963) và sự việc xuất phát từ mâu thuẫn gia đình.
Mâu thuẫn trong việc phân chia tài sản sau ly hôn
Ông Trần Đ, và bà Nguyễn Thị P. (SN 1967) kết hôn năm 1989 và sinh được 4 người con chung. Sau khi kết hôn, vợ chồng ông Đ, bà P. sống tại căn nhà và đất rộng hơn 400m2 tại thửa 535 của cha mẹ ruột ông Đ. để lại.
Cha mẹ ông Đ. sinh được 2 người con là ông Đ. và bà Đặng Thị X. (đã chết). Bà X. có 3 người con và đều là người cùng thừa kế nhà và đất thửa 535. Cha mẹ ông Đ. đã qua đời và đều không để lại di chúc.
Trong quá trình chung sống, vợ chồng ông Đ., bà P. đã phá bỏ nhà cũ, xây lại nhà mới và sửa chữa lại toàn bộ nhà phụ.
Tháng 6/2020, vợ chồng ông Đ., bà P. ly hôn nhưng không yêu cầu giải quyết về tài sản chung và nợ chung.
Đến tháng 5/2021, bà P. khởi kiện yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng và nợ chung.
Bà P. yêu cầu được nhận diện tích nhà đang ở tại thửa 535 và diện tích đất 41,6m đang thuê của UBND xã. Bà còn yêu cầu chia 4 thửa đất lúa và yêu cầu ông Đ. cùng trả số nợ chung tổng cộng 213 triệu đồng.
Ông Đ. ngồi trước căn nhà đã chia cho bà P.
Về phía ông Đ. cho rằng căn nhà và đất tại thửa 535 là do ông bà tổ tiên của ông để lại nên không đồng ý chia thừa kế, ông Đ. xin nhận nhà đất để thờ cúng và sẽ trả giá trị nhà cho bà P. Ông xin nhận 41,6m2 đất đang thuê và đề nghị chia 4 thửa đất lúa theo quy định của pháp luật.
Ông Đ. còn xác định nợ chung của vợ chồng là 1 chỉ vàng, số nợ còn lại ông không đồng ý vì vợ chồng sống xa nhau trên 20 năm nên ông không biết số tiền đó.
Ngày 31/5/2021, Tòa án nhân dân huyện Tây Hòa đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án "Chia tài sản sau ly hôn và chia tài sản thừa kế" giữa ông Đ. và bà P.
Toà án đưa ra phán quyết chia cho ông Đ. nhà và đất tại thửa 535 để ông thờ cúng tổ tiên nhưng phải trả cho bà P. số tiền hơn 300 triệu đồng. Ngoài ra, ông Đ. còn trả phần nợ chung 213 triệu đồng và trả tiền chia đất đai cho những người có liên quan gồm các con bà X. Tổng cộng, để lấy căn nhà, ông Đ. phải trả hơn 700 triệu đồng.
Còn bà P. được nhận ngôi nhà trên diện tích 41,6m2 đất thuê của UBND xã Hòa Bình 1.
Không đồng ý với phán quyết của cấp sơ thẩm, ông Đ. cho rằng, vợ chồng ông chỉ nợ 1 chỉ vàng, còn những khoản nợ khác ông không mượn nên không biết và không đồng ý trả.
Còn bà P. thì làm đơn kháng cáo xin được nhận hiện vật là đất và nhà tại thửa 535. Bà P. cho rằng ông Đ. không sống tại địa phương, ông không ở nhà nên không đảm bảo việc thờ cúng tổ tiên. Trong khi đó bà và các con thì không có chỗ ở, phải đi thuê nhà.
Ngày 21/10/2021, TAND tỉnh Phú Yên mở phiên phúc thẩm xét xử vụ án. Tòa án nhận định bà P. một mình nuôi 4 người con ăn học nên người, đang ở với con trai và từ lâu đã thờ cúng ông bà tại đất và nhà tại thửa 535 nên yêu cầu của bà P. là có cơ sở.
Vậy nên, tòa án giao cho bà P. được sử dụng đất và nhà tại thửa 535 nhưng bà P. phải trả cho ông Đ. số tiền gần 300 triệu đồng. Ngoài ra, bà P. phải trả các khoản nợ chung và trả tiền chia đất đai cho những người có liên quan.
Không đồng ý với bản án phúc thẩm. Ông Đ. tiếp tục có đơn kháng nghị giám đốc thẩm nhưng được tòa án nhân dân cấp cao trả lời không có căn cứ.
Ngày 9/3, có quyết định thi hành án, buộc ông Đ. phải ra khỏi đất và nhà tại thửa 535 để trả lại nhà cho bà P. và các con theo phán quyết của tòa án.
Ông Đ. cho rằng, ông bị vợ và các con đuổi ra khỏi nhà. Ông uất ức vì căn nhà này do ba mẹ ruột của ông để lại nhưng gần cuối đời ông lại không được ở, không được thờ phụng tổ tiên ông bà mà lại đóng cửa hiu quạnh và giao cho người khác.
Ông lấy bạt che trước cửa nhà, rồi nằm dưới đất sinh hoạt ngủ nghỉ.
Người dân nơi đây nói rằng, ông Đ. là người sống hiền lành
"Có chết tôi cũng không đi, nhà cửa của cha mẹ tôi, rồi giờ tôi còn nhà cửa đâu mà đi. Tôi bị vợ con 'cướp nhà, đuổi ra đường'. Tôi có 4 đứa con thành đạt nhưng không ai quan tâm tôi hết." - ông Đ. nói.
Thấy vậy, nhiều người dân nơi đây cũng rơm rớm nước mắt khi chứng kiến hoàn cảnh của ông. Có người đem đồ ăn, nước uống giúp đỡ. Nhiều người dân nói ông Đ. sống hiền lành, do đi làm xa nên ít khi về địa phương và cũng không ăn chơi, cờ bạc
Người vợ nói gì?
Chúng tôi tìm gặp bà Nguyễn Thị P. - người được cho là đuổi chồng cũ ra đường. Bà P. cho biết, từ khi sự việc được lan truyền mạng xã hội thì bà bị nhiều người khủng bố, tấn công tinh thần nên hiện rất rối bời, hoang mang.
" Từ đêm qua đến giờ, tôi không thể nào ngủ được. Người ta không hiểu sự tình cứ vu khống, bôi nhọ tôi. Phải ở trong hoàn cảnh của tôi mới biết được tôi đã phải chịu đựng như thế nào?'- bà P. nói.
Bà P. là giáo viên đã nghỉ hưu ở một trường mầm non trên địa bàn huyện.
Trong quá trình chung sống, bà P. và ông Đ. sinh được 4 người con (3 gái, 1 trai). Hiện, 3 người con gái đã có gia đình và ở riêng.
Bà P. cho rằng, bà đã chịu nhiều sự bôi nhọ trong sự việc này
Năm 2000, ông Đ. bỏ nhà đi làm ăn xa, biệt tích, không chu cấp tiền nuôi con cái và mẹ già. Bà P. một mình gồng gánh nuôi cả gia đình bằng số tiền lương ít ỏi, nuôi 4 người con ăn học đến nơi đến chốn. Do căn nhà cũ kĩ, bà phải mượn tiền để sửa nhà để có chỗ che mưa che nắng cho cả gia đình.
" Vào tháng 5/2020, địa phương mời các chủ hộ lên nhận tiền đền bù trúng ruộng. Do ông Đ. không có ở địa phương nên tôi lên làm giấy tờ và lấy tên tôi. Ông Đ. về biết được việc tôi đứng tên lãnh tiền đất ruộng nên vợ chồng gây mâu thuẫn với nhau" - bà P. phân trần.
Do không tìm được tiếng nói chung, vào tháng 6/2020, bà P. viết đơn ly hôn không tranh chấp tài sản vì cả 2 thỏa thuận rằng sẽ để toàn bộ tài sản lại cho con trai.
Sau khi ly hôn, ông Đ. và bà P. xảy ra mâu thuẫn tranh chấp tài sản nên vào tháng 5/2021, bà P. làm đơn lên tòa để chia tài sản và nợ chung sau ly hôn.
" Hiện tôi đang ở nhà con gái và cũng không dám về đó (ngôi nhà chia cho bà -PV) ở vì hàng xóm xung quanh là họ hàng của ông Đ. rất nhiều. Bản thân tôi và con trai cũng ở nhà thuê từ khi ly hôn. Tôi cũng chỉ muốn giành tài sản cho con trai tôi" - bà P. nói.
Bà P. bộc bạch thêm, bây giờ, mọi chuyện đã đi quá xa, bà và ông Đ. không thể nhìn mặt nhau được nữa nên chỉ có thể giải quyết bằng pháp luật.
" 20 năm qua, ông Đ. sống ở đâu thì hãy về nơi đó sống. Hãy để mọi chuyện kết thúc tại đây", bà P. ngậm ngùi.
Đại diện UBND xã Hòa Bình 1 cho biết, hiện đã nắm được sự việc nhưng vì đó là chuyện riêng của gia đình nên không thể can thiệp. Trên phương diện địa phương, sẽ chỉ đạo ban ngành đảm bảo tình hình an ninh trật tự.
Cô gái về thăm quê choáng vì nhà bác quá lớn, góc nào cũng đẹp Một ngôi nhà có thiết kế đẹp, không gian thoáng đãng, gần gũi với thiên nhiên chắc chắn sẽ "hút hồn" bất cứ người nào. Đặc biệt những ngôi nhà ở quê thường có diện tích rộng, là nơi các con các cháu rất yêu thích, chọn là điểm dừng chân, tránh xa ồn ào của thành phố xô bồ. Mới đây, một...