“Đại gia” di động gặp khó trước cuộc chiến smartphone
Cuộc chiến smartphone ngày càng trở nên khốc liệt hơn khi những “cây cổ thụ” trong làng di động như Nokia, RIM, Palm bị loại trừ… và thậm chí Apple cũng đang bị lung lay vị trí. Các nhà phân tích dự đoán một làn sóng mới đang diễn ra trong phân khúc nóng bỏng này.
Apple dần mất thế
Các nhà quan sát cho rằng, nếu kết quả kinh doanh quý của Apple tiếp tục giảm sút sẽ khiến cho ngành công nghiệp smartphone toàn cầu hiện nay dễ bị tổn thương hơn trước những cú sốc kinh tế, so với thời kỳ khủng hoảng kinh tế năm 2008 – 2009.
Tại các thị trường phát triển, tất cả mọi người đều sở hữu một chiếc smartphone. Còn tại các thị trường đang nổi, tỷ lệ thâm nhập thấp hơn nhiều, nhưng các điện thoại rẻ tiền hơn có giá dưới 100 USD lại chiếm ưu thế.
iPhone 4S chỉ là “bình cũ rượu mới” của iPhone 4. Nếu iPhone 5 không tạo ra được sự đột phá thì Apple khó lòng trụ vững trong phân khúc smartphone.
Tuy nhiên, nhu cầu smartphone vẫn duy trì mạnh mẽ ngay cả khi doanh số bán hàng của các thiết bị điện tử khác giảm sút. Lý do được đưa ra là người tiêu dùng cảm thấy vẫn đáng giá để nâng cấp lên một smartphone có màn hình cảm ứng, duyệt email và web đầy đủ.
Nhưng các nhà phân tích cho rằng, nếu không có sự đột phá công nghệ giống như màn hình cảm ứng được tạo ra trên iPhone đầu tiên vào năm 2007 – người mua sẽ không vội vàng để nâng cấp điện thoại của họ trong khoảng thời gian này.
“Nền kinh tế đang tác động lên tất cả thiết bị điện tử. Ngay cả Apple, cũng chịu sự ảnh hưởng của cuộc suy thoái này và hiện chưa thoát ra được”, theo nhà phân tích Daniel Ernst của Hudson Square Research. Điều đó đã thể hiện rõ ở kết quả kinh doanh quý II vừa qua của Apple, thấp hơn so với mong đợi và tốc độ tăng trưởng xuống mức thấp nhất trong hai năm vừa qua. Một trong những lý do được Apple đưa ra là do khủng hoảng nợ ở Châu Âu.
Sức ép giá cả
Video đang HOT
Theo Strategy Analytics, doanh số smartphone bán ra trên toàn cầu tăng 32% trong quý 2, tốc độ tăng trưởng chậm nhất kể từ mức tăng 16% vào năm 2009. Hãng nghiên cứu này dự đoán rằng, sản lượng smartphone bán ra sẽ chậm lại, với tốc độ tăng trưởng 40% trong năm 2012, trong khi năm 2011 tốc độ tăng trưởng là 68%. Điều đó dễ dàng nhận thấy tốc độ này chỉ còn 23% vào năm 2013.
Thông thường, từ 18 đến 24 tháng, người dùng sẽ nâng cấp điện thoại của họ một lần nhưng hiện giờ khoảng thời gian đó đã kéo dài thêm 3 tháng nữa vì họ thấy chưa nhất thiết phải nâng cấp, theo nhà phân tích Carolina Milanesi của Gartner.
Các nhà phân tích cho rằng, nhu cầu từ các thị trường mới nổi sẽ hỗ trợ doanh số bán smartphone ngay cả nếu kinh tế toàn cầu trở nên tồi tệ hơn. Nhưng nguồn cung đang tăng của các thiết bị giá rẻ đến từ các hãng như Huawei và ZTE sẽ gây áp lực giá cả nếu kinh tế được cải thiện.
“Chúng tôi dự đoán, ASP (giá bán trung bình) sẽ giảm trong năm 2013 và tăng lên từ thời điểm đó”, theo nhà phân tích Neil Mawston của Strategy Analytics. Nếu kinh tế tiếp tục đi theo đường thẳng hoặc giảm, sẽ đẩy người dùng chuyển sang các thiết bị giá rẻ.
Sự phổ biến của iPhone và Galaxy S sẽ tạo ra cho hai công ty sự cách biệt về giá. Nhưng có thể sẽ gây nhiều áp lực hơn đối với các nhà sản xuất smartphone đang gặp khó khăn như LG, HTC, Nokia và RIM. Do đó cuộc chiến giữa các nhà sản xuất điện thoại và smartphone sẽ trở nên khốc liệt hơn rất nhiều.
Con đường khó khăn phía trước đối với các nhà cung cấp quy mô nhỏ đang trở nên rõ ràng khi trong tuần này, hãng dẫn đầu thị trường – Samsung thông báo kết quả kinh doanh quý 2 với doanh số bán smartphone tốt nhất trong lịch sử, bán chạy hơn cả Apple và giành khách hàng từ các đối thủ nhỏ hơn. Quy mô lớn hơn đã cho phép Samsung giảm chi phí và vẫn giữ được lợi nhuận trên các smartphone bán ra nhưng lại gây tổn thất cho các đối thủ nhỏ hơn.
Trong khi đó, Apple mất mát do người tiêu dùng trì hoãn mua iPhone 4, 4S để chờ đón iPhone mới sắp phát hành. Còn đối với LG, bộ phận điện thoại di động chiếm 1/5 doanh số bán hàng, một quý thua lỗ vì cạnh tranh buộc LG tốn nhiều hơn chi phí tiếp thị cho các điện thoại giá rẻ hơn.
Sức mua ít
Theo Gartner, khoảng 35% trong số 1,9 tỷ USD thiết bị bán ra trong năm nay ước tính sẽ là smartphone. Khoảng từ 20 đến 25% người mua trên toàn thế giới đã sở hữu smartphone, với tỷ lệ thâm nhập tăng từ 50 đến 55% ở Mỹ.
Theo nhà phân tích Mawston của Strategy Analytic, làn sóng đầu tiên là bán các mẫu đắt tiền cho những người mua giàu có. Làn sóng thứ hai là bán các mẫu giá rẻ hơn cho những người mua bình dân hơn.
Milanesi của Gartner cho biết, Huawei và ZTE là hai lựa chọn tốt nhất trong số các nhà sản xuất smartphone tiếp cận mức giá rẻ hơn. LG và HTC là hai hãng bị tổn thất nhiều nhất do giá giảm khi họ cần nhiều hơn nữa để nội bật.
Mặt khác, áp lực cũng đặt lên các nhà sản xuất điện thoại di động khi các nhà cung cấp dịch vụ không dây giảm trợ cấp kích cầu điện thoại.
Nếu người tiêu dùng buộc phải cắt giảm chi tiêu do kinh tế khó khăn, thì theo nhà phân tích Ramon Llamas của IDG, sẽ có smartphone dành cho những túi tiền eo hẹp đó.
Theo vietbao
"Giấc mơ 4G" của Ấn Độ còn xa vời
Tham vọng xây dựng mạng 4G lớn nhất thế giới tại Ấn Độ của nhà công nghiệp Mukesh Ambani còn phải trải qua rất nhiều khó khăn và thách thức trước khi có cơ hội trở thành hiện thực.
Người đàn ông quyền lực nhất Ấn Độ và giấc mơ 4G
Tháng 12/2010, ông Mukesh Ambani, Chủ tịch tập đoàn năng lượng Reliance Industries, người đàn ông giàu có và quyền lực nhất Ấn Độ, đã gửi cho các nhà điều hành của Reliance một bản viết tay dài 36 trang.
Bản ghi nhớ trình bày những kế hoạch của ông nhằm phát triển mạng 4G lớn nhất thế giới tại Ấn Độ, đưa nước này dẫn đầu về công nghệ băng thông rộng không dây và đưa hàng triệu người Ấn Độ lần đầu tiên được sử dụng Internet.
Ông Mukesh Ambani
Gần hai năm sau đó, dự án này bắt đầu chuyển động những bước đầu tiên. Theo một nguồn tin liên quan tới vụ việc, kế hoạch của Tập đoàn Reliance bao phủ một khu vực rộng lớn của Ấn Độ, với mục tiêu là 700 thành phố, bao gồm 100 thị trường được ưu tiên hàng đầu. Theo ước tính của các nhà phân tích, nỗ lực này có khả năng sẽ tiêu tốn hơn 10 tỷ USD, và có thể yêu cầu thiết lập hàng chục ngàn cột tín hiệu di động mới. Reliance đã chi hơn 3 tỷ USD để có được phổ tần vô tuyến bao phủ toàn bộ Ấn Độ. Ngoài ra, ông Ambani còn có kế hoạch biến Reliance thành một nhà cung cấp truyền hình bằng cách xây dựng một mạng cáp quang siêu tốc kéo dài về các hộ gia đình tại nông thôn.
Tuy nhiên, dự án đã vấp phải một vài trở ngại ban đầu và khó đảm bảo được thành công.
Chi phí xây dựng mạng 4G thực ra cao hơn rất nhiều so với dự kiến, đặc biệt ở các khu vực dân cư thưa thớt. Trong khi đó, loại công nghệ 4G mà Reliance sử dụng - có tên "TD-LTE" - không phải tiêu chuẩn tại Mỹ và châu Âu, vì thế các nhà sản xuất smartphone lớn trên thế giới như Apple và Samsung không sản xuất thiết bị hỗ trợ mạng này.
Ngoài ra, dường như cũng còn quá sớm để triển khai vì ngay cả các dịch vụ băng thông rộng 3G vẫn còn khá mới mẻ tại Ấn Độ. Nhà phân tích Rajiv Sharme của HSBC đã nhận định: "Thị trường vẫn chưa sẵn sàng cho công nghệ LTE".
Điểm sáng trong ngành viễn thông Ấn Độ
Mặc dù thành công còn rất xa vời, việc triển khai 4G vẫn là một điểm sáng trong ngành viễn thông vốn bị đè nặng bởi các vụ bê bối và sự hỗn loạn về quản lý của Ấn Độ. Mạng 4G của Reliance sẽ là mạng lớn nhất ngoài nước Mỹ và Nhật Bản. Ấn Độ dự kiến sẽ có nhiều thuê bao 4G hơn trong 4 năm tới - 37 triệu thuê bao - nhiều hơn Brazil, Nga và Indonesia, theo số liệu của công ty tư vấn Ovum.
Hiện nay, chỉ có 9% trong tổng số 1,2 tỷ dân của Ấn Độ được truy cập Internet, vì các đường cáp đồng và cáp quang không thể tiếp cận những thị trấn nhỏ và vùng nông thôn. Các nhà phân tích nói rằng băng thông rộng không dây 4G sẽ cho phép nhiều người dân lần đầu tiên được truy cập web.
"Mảng kinh doanh các dịch vụ kỹ thuật số của chúng tôi sẽ cách mạng hóa đời sống của hàng triệu người Ấn Độ bằng cách cho họ được truy cập web", ông Ambani nói tại cuộc họp thường niên của Reliance hồi tháng Sáu, khi ông tuyên bố là công ty sẽ đầu tư tổng số 10 tỷ USD vào các danh mục đầu tư trong vòng 5 năm.
Ngoài mạng 4G, Reliance còn muốn cung cấp hoặc tạo điều kiện cho sự phát triển một "nền tảng mạng xã hội" và "nền tảng giáo dục". Theo bản ghi chép của ông Ambani, các trung tâm dữ liệu khổng lồ sẽ được sử dụng để lưu trữ dữ liệu từ xa, cung cấp dịch vụ Web dựa trên đám mây cho các doanh nghiệp.
Một nhà tư vấn cho dự án 4G cho hay, Reliance còn hướng tới phát triển một "trình quản lý kết nối giống Apple cho tất cả các thiết bị để có trải nghiệm Internet thân thiện ở gia đình".
Áp lực mà ông Ambani gặp phải là Reliance phải bắt đầu triển khai sớm. Reliance là công ty duy nhất có giấy phép băng thông rộng không dây toàn quốc, nhưng nó sẽ vấp phải sự cạnh tranh đáng kể. Bharti Airtel, nhà mạng không dây lớn nhất Ấn Độ, cũng đã ra dịch vụ 4G tại Kolkata và Bangalore vào đầu năm nay, và có thể sẽ sớm tiếp tục mở rộng thêm. Hơn nữa, giấy phép băng tần của ông Ambani yêu cầu mạng của Reliance phải tiếp cận thị trường nông thôn trước năm 2015.
Theo vietbao
"Nhảy xuống nước cũng không cứu được Nokia" CEO Nokia từng ví họ như người đàn ông đứng trên con thuyền bốc cháy và cách duy nhất là bơi trong nước lạnh. Còn các nhà phân tích lại cho rằng sau khi lao xuống sông thì hãng này đang chìm quá nhanh. Trong phiên giao dịch ngày 9/7, giá cổ phiếu của Nokia chỉ còn ở mức 1,84 USD (37.000 đồng)...