Đại gia bia mất hơn 4.700 tỉ đồng vì dịch COVID-2019
Tỉ phú Thái nắm giữ Sabeco đang nhìn thấy tiền bốc hơi nhanh chóng trước hàng loạt phiên đỏ lửa của thị trường chứng khoán. Ông cũng chính thức mất gần nửa giá trị tiền đầu tư vào Sabeco.
Tỉ phú Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi
Kết thúc phiên giao dịch ngày 12-3, với việc mất 42 điểm, thị trường chứng khoán Việt Nam chính thức mất mốc 800 điểm và ngày càng rớt sâu xuống còn 769,25 điểm.
Khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chính thức tuyên bố COVID-19 là đại dịch và các nước phải chung tay đối phó dập dịch thì thị trường chứng khoán quốc tế đã chứng kiến cơn hoảng loạn của giới đầu tư. Chỉ số Dow Jones mất hơn 1.400 điểm, Nikkei 225 mất gần 900 điểm, cũng như thị trường đỏ lửa từ Âu sang Á đã đẩy thị trường chứng khoán Việt Nam lao dốc theo.
Ngày 12-3 là phiên đỏ lửa và là cú rớt điểm khủng khiếp sau phiên 11-3, chỉ số VN Index giảm 26,15 điểm, xuống mức 811,35 điểm.
Ngày hôm nay, cổ phiếu của Sabeco mất 7.400 đồng (tương đương 4,87% giá trị), như vậy với hơn 641 triệu cổ phiếu đang lưu hành, công ty này đã bay mất hơn 4.700 tỉ đồng giá trị vốn hóa. Tỉ phú Thái nắm quyền sở hữu 53,59% Sabeco, tương đương 343,6 triệu cổ phần, khiến vị này đi tong hơn 2.500 tỉ đồng.
Video đang HOT
Ngoài ra, với việc từng chi đến 320.000 đồng cho một cổ phiếu Sabeco thì hiện giá trị này đã mất đi một nửa khi hiện giá cổ phiếu công ty này chỉ còn 144.600 đồng.
Đáng chú ý, người giàu thứ 10 của Việt Nam – ông Nguyễn Đức Tài, Chủ tịch HĐQT Công ty Đầu tư Thế Giới Di Động, đang chịu thiệt hại kép khi nhân viên nhiễm COVID-19 và ông bị mất tiền khá nhiều. Nếu phiên ngày 11-3, cổ phiếu Thế Giới Di Động mất 6.500 đồng thì phiên hôm nay (12-3), cổ phiếu này mất thêm 6.100 đồng.
Với việc nắm giữ hơn 63 triệu cổ phiếu Thế Giới Di Động, chỉ trong hai ngày, số tài sản của ông bốc hơi mất gần 800 tỉ đồng.
PHƯƠNG MINH
Theo PLO.vn
Chứng khoán châu Á: Nikkei 225, Shenzhen Composite "lặn" hơn 4% vì dịch Covid-19
Chứng khoán châu Á tiếp tục ngụp lặn trong phiên 28/2 khi nỗi sợ dịch Covid-19 vẫn đeo bám nhà đầu tư.
Chứng khoán Nhật Bản sáng nay 28/2 vẫn đứng đầu danh sách các thị trường giảm điểm tại châu Á. Ảnh: AFP
Chứng khoán Nhật Bản vẫn đứng đầu danh sách các thị trường mất điểm tại châu Á khi chỉ số Nikkei 225 mất 4,14% còn chỉ số Topix trượt 4,1%.
Số liệu công bố sáng nay 28/2 cho thấy doanh số bán lẻ tại Nhật Bản trong tháng 1 giảm 0,4% so với cùng kỳ năm ngoái, vẫn thấp hơn mức dự báo giảm 1,1% mà Reuters đưa ra trước đó.
Chứng khoán Trung Quốc đại lục hôm nay "rực lửa" khi chỉ số thành phần Shenzhen Component và Shenzhen Composite lần lượt lặn sâu 4,44% và 4,384%, còn Shanghai Composite mất 3,37%. Trên thị trường chứng khoán Hong Kong, chỉ số Hang Seng giảm 2,69%.
Tâm lý lo ngại dịch Covid-19 cũng nhấn chìm chứng khoán Hàn Quốc với chỉ số Kospi "bay" 3,09%, trong khi chỉ số S&P/ASX 200 tại Australia trượt sâu 3%.
Tổng quan lại, chỉ số MSCI khu vực châu Á - Thái Bình Dương (ngoại trừ thị trường Nhật Bản) rớt mạnh 2,56%.
Dịch Covid-19 diễn biến nhanh bên ngoài Trung Quốc trở thành mối họa khôn lường cho tăng trưởng kinh tế và lợi nhuận của doanh nghiệp, đồng thời phủ mây đen lên thị trường chứng khoán những ngày qua.
Chetan Seth, chuyên gia vốn khu vực châu Á - Thái Bình Dương tại công ty Nomura cho rằng: "Những gì diễn ra lúc này cũng là điều mà các nhà đầu tư lo ngại. Họ e ngại dịch bệnh đang tiến tới nấc thang đại dịch toàn cầu".
"Nếu nhìn vào số liệu những ca nhiễm Covid-19 tăng lên, các bạn sẽ biết điều gì đang xảy ra. Trong khi số ca nhiễm mới tại Trung Quốc đi xuống thì số ca mắc Covid-19 bên ngoài Trung Quốc lại tăng lên", Chetan Seth nói.
Chứng khoán Mỹ đêm qua tiếp tục phiên "tắm máu" khi chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones "bốc hơi" 1.190,95 điểm về 25.766,64 - mức sụt giảm kỷ lục trong ngày trong lịch sử giao dịch. Chỉ số S&P 500 cũng lặn sâu 4,4% để chốt phiên 25.766,64 điểm trong khi Nasdaq Composite mất 4,6% và đóng cửa với 8.566,48 điểm. Đây cũng là những cú trượt sâu nhất trong ngày của hai chỉ số S&P 500 và Nasdaq kể từ tháng 8/2011.
Phiên "đỏ lửa" hôm 27/2 đẩy cả 3 chỉ số Dow Jone, S&P 500 and Nasdaq Composite vào "vùng điều chỉnh" - phạm vi mà Phố Wall ấn định những chỉ số mất từ 10% trở lên so với mốc kỷ lục gần nhất.
Chỉ số đô la Mỹ so với các đồng tiền mạnh khác trượt dài từ mốc 99,0 thiết lập hôm qua về 98,462.
"Nhiều khách hàng của chúng tôi thắc mắc sao đô la Mỹ "đánh rơi" danh hiệu tài sản trú ẩn an toàn khi xuất hiện lo ngại Mỹ sẽ là quốc gia tiếp theo hứng chịu số ca mắc Covid-19 tăng đột biến", Kathy Lien, giám đốc điều hành chiến lược ngoại hối tại Quỹ quản lý tài sản BK Asset Management cho biết.
Được xem là đồng tiền trú ẩn an toàn, đồng yên Nhật Bản sáng nay trao tay ở mức 108,93 JPY "ăn" 1 USD, mạnh lên so với mốc 111,2 JPY/USD trong tuần qua, trong khi đó đô la Australia suy yếu về mức 1 AUD/0,6532 USD.
Lê Quân (CNBC)
Theo baodautu.vn
Virus Covid-19 vẫn ám ảnh giới đầu tư Dù đã bình tĩnh hơn sau 2 phiên hoảng loạn, nhưng những thông tin tiêu cực liên tiếp về sự lây lan của virus Covid-19 sau đó được đưa ra khiến giới đầu tư nhanh chóng mất bình tĩnh, khiến phố Wall có phiên giảm điểm thứ 5 liên tiếp trong ngày thứ Tư (26/2). Ảnh AFP Sau chuỗi 4 phiên giảm liên...