Đại gia BĐS chi hơn 2.000 tỷ đồng mua lại Dự án tổ hợp khách sạn và căn hộ cao cấp bị “treo” lâu năm tại Đà Nẵng
Công ty CP Tập đoàn PGT công bố thông tin vừa hoàn tất thương vụ mua bán, sát nhập (M&A) đối với dự án tổ hợp khách sạn và căn hộ cao cấp Central Coast với giá trị 2.000 tỷ đồng.
Dự án tổ hợp khách sạn và căn hộ cao cấp Central Coast do Công ty TNHH Dịch vụ Du lịch và Thương mại Minh Đông làm chủ đầu tư tại phường Phước Mỹ, quận Sơn Trà. Dự án có tổng vốn đầu tư ban đầu gần 1.300 tỷ đồng, nhưng đã ngừng triển khai từ năm 2017 đến nay sau khi xây dựng khoảng 40% khối lượng xây lắp.
Nguyên nhân do vướng mắc về thủ tục cấp phép xây dựng và chuyển nhượng vốn trong nội bộ công ty nên dự án đã được doanh nghiệp tại Đà Nẵng là Công ty CP Tập đoàn PGT mua lại. Theo đó, dự án được đổi tên thương mại từ Central Coast sang Premier Sky Residences với quy mô đầu tư xây dựng 100.419m2 sàn, 1 tầng hầm và 40 tầng nổi.
Dự án tổ hợp khách sạn và căn hộ cao cấp Premier Sky Residences sau khi hoàn thành cung cấp ra thị trường 486 căn hộ chung cư cao cấp và 300 phòng khách sạn. Hiện dự án đã được nhà đầu tư cũ thi công đến tầng thứ 23, chủ đầu tư mới tiếp tục thi công và hoàn thiện dự án vào tháng 10-2019.
Trước đó, Sở Xây dựng TP. Đà Nẵng đã phát đi thông cáo báo chí về công trình không phép vẫn xây đến 10 tầng của dự án Tổ hợp khách sạn và căn hộ cao cấp Central Coast (nằm ở vị trí giao nhau giữa đường Võ Nguyên Giáp – Đỗ Thế Chấp- Trần Hữu Tước) do Công ty TNHH Dịch vụ Du lịch và Thương mại Minh Đông (Công ty Minh Đông, có trụ sở tại phường Phước Mỹ, quận Sơn Trà) làm chủ đầu tư.
Theo đó, công trình trên đã được UBND thành phố phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường. Dự án Tổ hợp khách sạn và căn hộ cao cấp Central Coast thuộc công trình xây dựng nhóm A và đã được Cục Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ cấp chứng nhận thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy.
Hồ sơ thiết kế xây dựng công trình được Cục Quản lý hoạt động xây dựng, Bộ Xây dựng có văn bản về việc thông báo kết quả thẩm định thiết kế xây dựng công trình. Tuy nhiên, công trình trên chưa hoàn tất thủ tục về đất đai nên chưa được cấp phép xây dựng theo quy định.
Video đang HOT
Giải trình với cơ quan chức năng, đại diện chủ đầu tư cho rằng trước khi triển khai dự án, Công ty Minh Đông đã ký hợp đồng hợp tác kinh doanh với Công ty cổ phần đầu tư Thành Đông (địa chỉ tại phường Kim Mã, quận Ba Đình, Hà Nội). Toàn bộ hồ sơ, thủ tục để xây dựng và đưa công trình này vào hoạt động đều do Công ty Minh Đông đứng ra thực hiện và chịu trách nhiệm.
Song song đó, doanh nghiệp này cũng giải thích rằng hiện công việc đã qua khâu thẩm định của Bộ Xây dựng, chỉ có việc chuyển đất nội bộ trong hợp đồng của các liên danh thì theo Sở Xây dựng Đà Nẵng là chưa đúng thủ tục nên chưa cấp phép xây dựng.
Trong khi đó, Thanh tra Sở Xây dựng Đà Nẵng cho biết, tháng 6/2016 chủ đầu tư dự án Công ty TNHH Dịch vụ và Thương mại Minh Đông có nộp hồ sơ thẩm định thiết kế công trình, xin cấp giấy phép.
Tuy nhiên, qua xem xét hồ sơ, dự án có chuyển nhượng quyền sử dụng đất và hồ sơ pháp lý trong hợp tác đầu tư chưa cụ thể nên đơn vị chức năng của Sở Xây dựng trả hồ sơ, chưa cấp giấy phép xây dựng cho đơn vị này. Do đó, chủ đầu tư cần xác định rõ tư cách pháp nhân chủ đầu tư, lập thủ tục xác lập quyền sử dụng đất theo quy định để được cấp phép xây dựng.
Về hoạt động xây dựng không phép diễn ra tại dự án, Thanh tra Sở Xây dựng cũng đã xử phạt vi phạm hành chính 40 triệu đồng đối với chủ đầu tư vì tổ chức thi công xây dựng không phép.
Nam Phong
Theo Nhịp sống kinh tế
Tiếp tục siết cho vay mua nhà đất, căn hộ cao cấp từ 3 tỉ đồng trở lên
Dự thảo thông tư quy định các khoản phải đòi của ngân hàng thương mại đối với khách hàng vay mua nhà đất, căn hộ cao cấp từ 3 tỉ đồng trở lên sẽ áp dụng hệ số rủi ro lên tới 150%, gấp 3 lần quy định trước đó.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang lấy ý kiến dự thảo thông tư quy định các giới hạn, tỉ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của NH thương mại, chi nhánh NH nước ngoài (dự thảo thông tư thay thế thông tư 36/2014/TT-NHNN).
Trong phụ lục dự thảo thông tư đã điều chỉnh hệ số rủi ro đối với một số khoản phải đòi. Cụ thể, hệ số rủi ro 50% áp dụng cho các khoản phải đòi được bảo đảm toàn bộ bằng nhà ở (bao gồm cả nhà ở hình thành trong tương lai), quyền sử dụng đất, công trình xây dựng gắn với quyền sử dụng đất của bên vay. Các khoản phải đòi này cũng đáp ứng điều kiện là khoản cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh; cho vay cá nhân mua nhà ở xã hội, mua nhà ở theo các chương trình, dự án hỗ trợ của Chính phủ; cho vay cá nhân mua nhà có giá trị dư nợ gốc dưới 1,5 tỉ đồng.
Đáng lưu ý, hệ sống rủi ro 150% áp dụng cho khoản phải đòi đối với cá nhân phục vụ nhu cầu đời sống mà dư nợ gốc của một khách hàng có giá trị từ 3 tỉ đồng trở lên. Hệ số này cao gấp 3 lần so với quy định trước.
Vốn vay ngân hàng đổ vào mua nhà đất, căn hộ từ 3 tỉ đồng trở lên bị áp hệ số rủi ro cao hơn. Ảnh: Lê Phong
Theo ban soạn thảo, việc điều chỉnh nhằm thực hiện chủ trương của Chính phủ về hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật liên quan đến thị trường bất động sản, bảo đảm phát triển hiệu quả, bền vững thị trường bất động sản và an toàn hoạt động của hệ thống NH.
Tại dự thảo này, Bộ Xây dựng cũng có ý kiến yêu cầu kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào lĩnh vực bất động sản theo hướng thắt chặt nguồn tín dụng, giảm hạn mức cho vay đối với các dự án bất động sản cao cấp và một chủ đầu tư có nhu cầu vay số lượng lớn cho nhiều dự án bất động sản.
"NHNN nên tiếp tục kiểm soát cho vay cá nhân phục vụ nhu cầu đời sống liên quan đến bất động sản để mua nhà ở phân khúc cao cấp, gián tiếp yêu cầu NH thương mại, chi nhánh NH nước ngoài cần dự trữ thêm vốn đối với lĩnh vực bất động sản có tiềm ẩn rủi ro" - đại diện ban soạn thảo nêu rõ.
Quy định này yêu cầu NH thương mại cần kiểm soát dư nợ cho vay cá nhân để phục vụ nhu cầu đời sống liên quan đến bất động sản ở phân khúc cao cấp.
Ngoài ra, theo NHNN, việc tăng hệ số rủi ro đối với các khoản vay tiêu dùng, vay mua nhà ở cao cấp trên 3 tỉ đồng cũng hạn chế dòng vốn cho vay tiêu dùng đổ vào kinh doanh bất động sản, giảm thiểu rủi ro khi thị trường bất động sản có biến động mạnh theo chiều hướng xấu. Các NH thương mại phải xây dựng biện pháp và kế hoạch xử lý để đảm bảo sau thời hạn tối đa 6 tháng kể từ ngày thông tư có hiệu lực tuân thủ đúng quy định.
Mới đây, Thống đốc NHNN cũng yêu cầu NHNN các tỉnh, thành phố thường xuyên theo dõi, nắm bắt tình hình thị trường bất động sản và việc cấp tín dụng của các NH thương mại đối với lĩnh vực này trên địa bàn, đặc biệt tại các tỉnh, thành phố, khu vực có hiện tượng sốt đất. Khi tình hình có biến động bất thường, các đơn vị chủ động thực hiện khảo sát, đánh giá và kịp thời báo cáo, đề xuất với thống đốc biện pháp xử lý. Tăng cường công tác thanh tra, giám sát hoạt động tín dụng, đặc biệt là đối với lĩnh vực bất động sản, cho vay phục vụ đời sống, tiêu dùng...
Báo cáo thị trường của CBRE năm 2018 cho thấy trong phân khúc bất động sản cao cấp, hạng sang ở TP HCM, tỉ lệ mua đầu tư chiếm đến 61%; khách hàng mua để ở chỉ chiếm 26%. So sánh với năm trước, tỉ lệ nhà đầu tư kinh doanh thứ cấp năm 2018 tăng mạnh.
Theo Hiệp hội Bất động sản TP HCM, việc gia tăng quá nhiều nhà đầu tư kinh doanh thứ cấp trong phân khúc nhà ở cao cấp và trung cao cấp nhằm đầu tư kinh doanh, cất giữ tài sản dễ dẫn đến việc đầu cơ và kích giá ảo trên thị trường bất động sản...
Thái Phương
Theo nld.com.vn
Bất động sản Tp.HCM: Sự trở lại ngoạn mục của căn hộ cao cấp Thị trường bất động sản TP.HCM quý 1 năm 2019 chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ của căn hộ phân khúc hạng A, đánh dấu cuộc đua về giá trị thương hiệu và chất lượng sản phẩm trong xu hướng sở hữu và đầu tư bất động sản tại Tp.HCM. Sức hút từ căn hộ cao cấp Theo CBRE Việt Nam, nguồn...