Dải Gaza cần hàng chục tỷ USD và nhiều thập kỷ để phục hồi kinh tế
Theo phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc (LHQ), Hội nghị LHQ về Thương mại và phát triển ( UNCTAD) ngày 31/1 đã công bố báo cáo, đánh giá rằng cuộc xung đột tại Dải Gaza đang gây ra mức độ tàn phá chưa từng có đối với nền kinh tế, vì vậy vùng lãnh thổ này cần hàng chục tỷ USD và nhiều thập kỷ để có thể phục hồi.
Cảnh đổ nát sau vụ không kích của Israel xuống thành phố Rafah, miền Nam Dải Gaza ngày 24/1/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Báo cáo của UNCTAD đề cập mức độ ảnh hưởng kinh tế – xã hội của cuộc khủng hoảng, trong đó có xét tới thiệt hại về Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), thời gian phục hồi và các tác động lâu dài đối với tình trạng nghèo đói và chi tiêu hộ gia đình. Báo cáo ước tính GDP hằng năm của Gaza đã giảm 655 triệu USD trong năm 2023, tương đương 24%. Khoảng 80% dân cư ở vùng lãnh thổ này phải sống dựa vào nguồn viện trợ quốc tế; hơn 60% dân số sống dưới mức nghèo khổ và tỷ lệ thất nghiệp lên tới 45% trước khi xung đột bùng phát. Người dân Gaza không thể tiếp cận đầy đủ nguồn nước sạch và điện. Bên cạnh đó, phần lớn thiệt hại vì các hoạt động quân sự trước đây của Israel vẫn chưa được khắc phục.
UNCTAD dự báo Dải Gaza cần nhiều thập kỷ để có thể khôi phục điều kiện kinh tế – xã hội về mức trước xung đột và công cuộc này còn phụ thuộc đáng kể vào viện trợ nước ngoài.
Video đang HOT
Báo cáo của UNCTAD hối thúc cộng đồng quốc tế hành động ngay lập tức trước khi quá muộn.
Bản báo cáo của UNCTAD được công bố trong bối cảnh Hội đồng Bảo an LHQ ngày 31/1 nhóm họp để thảo luận về cuộc khủng hoảng Trung Đông, các phán quyết tạm thời của Tòa án Công lý quốc tế (ICJ) liên quan tới những cáo buộc diệt chủng ở Dải Gaza và tình hình cứu trợ nhân đạo tại dải đất ven biển này.
Phát biểu cùng ngày, Giám đốc phụ trách tình trạng khẩn cấp của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Michael Ryan cho rằng người dân Gaza đang chết đói do những hạn chế áp đặt đối với công tác viện trợ nhân đạo. Theo ông, nguy cơ xảy ra nạn đói ở vùng lãnh thổ này của Palestine vốn đã ở mức cao và giờ còn nghiêm trọng hơn trong bối cảnh không gian can thiệp nhân đạo ngày càng bị thu hẹp ở mọi phương diện. Nhấn mạnh rằng “người dân Palestine tại Dải Gaza đang sống trong một thảm họa lớn” và tình hình có thể còn trở nên tồi tệ hơn nữa, ông Ryan nhấn mạnh sự cần thiết phải đảm bảo an toàn cho người dân Gaza cũng như các cơ sở y tế của họ.
Trong phát biểu của mình, ông Ryan cũng nhấn mạnh rằng người dân tại Gaza không thể tồn tại nếu chỉ dựa vào viện trợ lương thực. Việc phải đối mặt với tình trạng thiếu dinh dưỡng, sống trong không gian quá đông đúc và cái lạnh bủa vậy do thiếu nơi trú ẩn sẽ có thể tạo điều kiện cho các dịch bệnh lớn bùng phát, đặc biệt là ở trẻ em.
WHO kêu gọi thế giới tài trợ 1,5 tỷ USD để đối phó với khủng hoảng nhân đạo
Ngày 15/1, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) kêu gọi cộng đồng quốc tế tài trợ 1,5 tỷ USD để đáp ứng các nhu cầu chăm sóc sức khỏe của hàng triệu người đang là nạn nhân của các cuộc khủng hoảng nhân đạo trên khắp thế giới.
WHO cảnh báo về tình trạng lây lan của dịch COVID-19 WHO chưa thể tiếp cận Dải Gaza suốt 2 tuần qua WHO đánh giá hệ thống y tế ở Nam Gaza đang sụp đổ nhanh chóng WHO hủy kế hoạch đưa hàng cứu trợ y tế tới phía Bắc Gaza
Nhân viên y tế khám cho một em nhỏ tại bệnh viện dã chiến ở thành phố Rafah, miền Nam Dải Gaza, ngày 8/1/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết cơ quan y tế toàn cầu này đặt mục tiêu hỗ trợ nhân đạo cho khoảng 87 triệu người trong năm 2024. Để đạt mục tiêu này, WHO cần khoản tài trợ tổng cộng 1,5 tỷ USD trong thời gian sớm nhất có thể. Ông Tedros ước tính trong năm nay, 166 triệu người sẽ cần hỗ trợ y tế trên thế giới, trong đó có các nước Ukraine, Haiti, Sudan và các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng của Palestine.
Đáng chú ý, tình trạng y tế khẩn cấp đòi hỏi nguồn tài trợ nhiều nhất xảy ra tại các vùng lãnh thổ của Palestine, đặc biệt tại Gaza - nơi xung đột giữa Hamas và Israel bùng phát từ tháng 10/2023. WHO nhấn mạnh cần 219 triệu USD để đáp ứng các nhu cầu thiết yếu tại Gaza trong thời gian từ 3-6 tháng, tùy vào diễn biến xung đột. Bên cạnh đó, 2 trường hợp khẩn cấp về y tế toàn cầu khác đòi hỏi khoản tài trợ lớn là dịch COVID-19 và Afghanistan. Quốc gia Nam Á này có 23,7 triệu người cần tiếp cận khẩn cấp nước sạch và vệ sinh môi trường.
Ông Tedros cũng đặc biệt lo ngại về sự bùng phát trở lại của bệnh tả trên khắp thế giới, đòi hỏi khoản tài trợ gần 50 triệu USD để đối phó. Trong khi đó, WHO cần 77 triệu USD để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe tại Ukraine.
Tổng Giám đốc WHO cảnh báo nếu không hành động, thế giới có nguy cơ hứng chịu hậu quả khôn lường.
Lý do Israel và Hamas hoãn thực hiện thỏa thuận con tin và ngừng bắn Theo kênh CNN ngày 23/11, hiện chưa chắc chắn về lý do trì hoãn thực hiện thỏa thuận thả con tin giữa Israel và Hamas, nhưng một quan chức Israel cho rằng việc trì hoãn này không nghiêm trọng và có thể do một số chi tiết nhỏ về vấn đề thực hiện. Cảnh đổ nát sau các cuộc oanh tạc của Israel...