Đại Đồng (Quảng Nam): Thôn làng thêm đẹp, nhà nhà giàu lên
Những ngày này, không khí hân hoan đang lan tỏa ở xã Đại Đồng (huyện Đại Lộc, Quảng Nam). Đây là xã vừa cán đích 19 tiêu chí nông thôn mới (NTM) những ngày cuối năm 2018.
Sức sống mới ở Đại Đồng
Ông Trương Hữu Mai – Chủ tịch UBND xã Đại Đồng cho biết, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, cán bộ và nhân dân địa phương hết sức vui mừng vì xã đã cán đích NTM vào cuối năm 2018. Theo ông Mai, để có thành tích như hôm nay, thời gian qua, cấp ủy Đảng, chính quyền xã đã tranh thủ sự quan tâm giúp đỡ của cấp trên, huy động mọi nguồn lực của địa phương, từng bước biến mục tiêu thành hiện thực.
Diện mạo nông thôn ở Đại Đồng ngày càng khởi sắc, cơ sở hạ tầng ngày càng khang trang, đồng bộ. Ảnh: P.V
Trong xây dựng NTM, xã xác định điều quan trọng nhất là từng bước nâng cao nhận thức của người dân. Đảng ủy, chính quyền đã tăng cường thông tin tuyên truyền để người dân hiểu đúng về bản chất của việc xây dựng NTM. Qua đó tạo được sự đồng thuận, hưởng ứng nhiệt tình của nhân dân, góp phần hoàn thành một số tiêu chí tưởng như khó đạt được.
Qua hơn 6 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, Đại Đồng đã xây dựng được 9,49km đường giao thông trục xã, liên xã đạt tỷ lệ 100%; 13,949km đường trục thôn, xóm; 4,729km đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa; 4,520km đường trục chính nội đồng được bêtông hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện. Nhìn chung, giao thông ở xã đáp ứng tốt nhu cầu đi lại của nhân dân.
Video đang HOT
Bên cạnh việc đầu tư giao thông, hàng loạt các công trình phúc lợi khác được đầu tư như trạm y tế, trường học, chợ, khu thể thao xã, nhà văn hóa… Toàn xã có 8/8 thôn có nhà văn hóa, đạt tỷ lệ 100%. Trong đó, có 4 nhà văn hóa được sửa chữa, 4 nhà văn hóa xây mới. Thời gian qua, xã đã xây dựng nhà văn hóa thôn và khu thể thao thôn Hà Thanh với tổng giá trị 581 triệu đồng; nhà văn hóa và khu thể thao thôn Vĩnh Phước với tổng giá trị 704 triệu đồng; đường giao thông nội đồng 2km với giá trị 1,1 tỷ đồng; Trường Tiểu học Hồ Phước Hậu (5 phòng) với tổng giá trị 1,9 tỷ đồng, Trường Tiểu học Nam Trân (8 phòng và nhà đa năng) với tổng giá trị công trình 5,2 tỷ đồng; đường từ chợ vào chùa Cổ Lâm với tổng giá trị 8 tỷ; xây dựng chợ với tổng giá trị trên 8 tỷ; kiên cố hóa kênh mương thôn Lộc Phước với tổng giá trị 1,7 tỷ đồng…
Nhiều mô hình cho thu nhập cao
Theo Chủ tịch UBND xã Đại Đồng, việc phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân là mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm của xây dựng NTM. Chính vì thế, bên cạnh việc tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, Đảng ủy, UBND xã chú trọng phát triển sản xuất, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất, nhờ đó tạo sự chuyển biển trong lĩnh vực nông nghiệp.
Đại Đồng đã xây dựng được nhiều mô hình kinh tế, đề án làm ăn hiệu quả như trồng rừng, chăn nuôi bò, trồng ớt, trồng lúa chất lượng cao… Đặc biệt là mô hình nuôi cá nước ngọt và trồng sen ở Bàu Mưng, Bàu Dầm (thôn Lâm Tây); duy trì nuôi cá nước ngọt ở mặt nước đập Ồ Ồ, đập Cửu Kiến, Bàu Gà và nuôi cá lồng ở Bàu Sấu. Mô hình trồng cây sả cũng đem lại thu nhập cao cho người dân.
Cho hiệu quả kinh tế ổn định nhất phải kể đến mô hình chăn nuôi 70 con bò của hộ ông Nguyễn Tấn Hiệp (thôn Vĩnh Phước); mô hình trồng cây dó bầu (trầm hương) với diện tích 4ha của hộ ông Từ Long (thôn Vĩnh Phước); mô hình trồng rừng của hộ ông Lê Thanh Trường (thôn Hà Nha), hộ ông Nguyễn Thế Phương (thôn Lam Phụng); mô hình nuôi cá của hộ ông Văn Đức Phong (đập Cửu Kiến)… Thu nhập của các hộ này luôn đạt mức từ 150 – 200 triệu đồng/hộ/năm.
Trên lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, các cơ sở nghề truyền thống trên địa bàn xã như sản xuất hương trầm, bánh tráng… tiếp tục duy trì hoạt động ổn định và có chiều hướng phát triển, góp phần giải quyết cho một số lao động ở địa phương. Đặc biệt, xã có cụm công nghiệp Đại Đồng với hơn 10 công ty đã và đang hoạt động hiệu quả, như Công ty Gạch tuynel Đại Hưng, Công ty CP Đầu tư và xây dựng Đại Đồng…
Thời gian tới, xã tiếp tục kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư nhằm giải quyết lao động cho địa phương và các xã lân cận.
Theo Danviet
Đem vườn xuống ruộng, biến lỗ thành lời
Những năm gần đây, việc trồng lúa gặp nhiều khó khăn do người nông dân không có lãi, thậm chí gặp năm mất mùa là lỗ. Chính vì thế, nhiều nông dân đã chuyển đổi đất ruộng thành những mô hình trồng cây ăn quả. Mô hình mới lạ này cũng đã xuất hiện nhiều tại xã Đại Minh, huyện Đại Lộc (tỉnh Quảng Nam) bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Mô hình mới lạ
Mô hình trồng cây ăn quả trên đất ruộng của chị Hồ Thị Lộc (43 tuổi) ở thôn Đông Gia, xã Đại Minh, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam được xây dựng vào cuối năm 2017, với tổng diện tích hơn 3ha. Toàn khu ruộng của chị Lộc đang trồng khoảng 20 loại cây ăn quả trong đó có 3.000 cây ổi, 400 cây chanh, 300 cây bưởi da xanh và nhiều loại cây ăn quả khác. Cho đến nay, sau hơn một năm chăm sóc, vườn cây ăn quả của chị Lộc đã bắt đầu thu hoạch quả bói.
Chia sẻ về cơ duyên làm mô hình mới này, chị Lộc cho biết là do lúc trước đi buôn trái cây ở trong miền Nam thấy họ làm hiệu quả, nên khi về quê chị làm theo để mong cải thiện thu nhập. Vốn bỏ ra ban đầu khoảng 35 triệu đồng/500m2 (1 sào), qua 2 năm mới có sản phẩm thu hoạch, nhưng nhờ cách chăm sóc tốt nên khi trồng được 1 năm đã có nhiều cây cho trái bói.
Mô hình của chị Lộc giải quyết việc làm cho 10 lao động thường xuyên ở địa phương với thu nhập 3,5-4 triệu đồng/người/tháng. Ảnh: Thảo Phương
Chị Lộc cho biết thêm, ban đầu khi mới chuyển đổi trồng lúa sang trồng cây ăn quá, gia đình chị gặp rất nhiều khó khăn cả về nguồn vốn, lẫn kinh nghiệm. Việc chuyên canh cây ăn quả cũng không phải dễ, đòi hỏi nông dân phải thâm canh, nắm kỹ thuật, công nghệ và chịu đầu tư. Mặc dù hiện tại vườn cây đã cho thu hoạch quả bói nhưng doanh thu cũng chỉ đủ để trả cho nhân công. Trung bình mỗi tháng chị bỏ ra 30 triệu đồng để thuê 10 nhân công làm việc, tới đây có thể sẽ tăng lên 20 nhân công vì lượng công việc nhiều.
Không chỉ trồng cây ăn quả mà chị Lộc còn trồng thêm rau sạch để kiếm thêm thu nhập, nhằm lấy ngắn nuôi dài. Dự kiến từ năm thứ 2-3 trở đi vườn cây ăn quả của gia đình chị Lộc sẽ cho quả tốt, khi đó thu nhập sẽ cao lên. Hiện vườn cây ăn quả của gia đình chị Lộc đã bán ổi sạch, rau sạch cho các siêu thị ở Đà Nẵng mỗi tuần 2 lần. Giống ổi lê lứa trái bói có giá 15.000 đồng/kg, ổi nữ hoàng không hạt giá 25.000 đồng/kg.
Đáng chú ý là vườn nhà chị Lộc mở cửa hàng ngày cho khách tới tham quan xung quanh vườn, nếu mua ổi mang về chị cũng bán với giá từ 15.000 - 25.000 đồng/kg tuỳ loại.
Cần được nhân rộng
Theo chị Lộc, áp dụng quy trình sản xuất nông sản sạch nên chị sử dụng phân hữu cơ hoàn toàn và không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hay phân bón hóa học, mọi việc, trong đó có việc nhổ cỏ dại đều được làm thủ công.
"Khi cây ra quả, tôi và nhân công đi bọc túi bao trái để quả không bị sâu đục, phân bón chủ yếu là phân hữu cơ hoặc phân chuồng ủ hoai. Để có diện tích vườn cây ăn trái như hiện nay, tôi phải thuê lại đất ruộng của người dân với giá 1 triệu đồng/500m2. Trong đó, tôi thuê của UBND xã Đại Minh 1ha và người dân xung quanh 2ha..."- chị Lộc chia sẻ.
Mô hình trồng cây ăn quả trên đất ruộng của chị Hồ Thị Lộc với tổng diện tích hơn 3ha, khoảng 20 loại cây ăn quả đang cho trái bói. Ảnh: T.P
Chị Lộc phân tích, vì đất ruộng mềm xốp, có độ ẩm cao nên giúp cây phát triển tốt, quả cũng ngon ngọt hơn, nhưng cũng vì đất ruộng thấp, trũng nên phải làm hệ thống thoát nước. Các mương thoát nước đào giữa các liếp trồng cây để tránh tình trạng ngập úng vào mùa mưa.
"Thời gian tới, tôi mong muốn được sự quan tâm hỗ trợ vốn, cũng như kỹ thuật của các cấp, các ngành nhằm mở rộng mô hình, đồng thời kết hợp với phát triển du lịch sinh thái để nâng cao thu nhập cho gia đình"- chị Lộc chia sẻ.
"Mô hình trồng cây ăn quả trên đồng ruộng của chị Hồ Thị Lộc bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế cao, không những giúp gia đình chị Lộc ổn định cuộc sống, mà còn giải quyết việc làm cho 10 lao động thường xuyên ở địa phương với thu nhập 3,5-4 triệu đồng/người/tháng. Mong rằng thời gian tới, mô hình sẽ được phát triển và nhân rộng trên địa bàn của xã, nhằm giúp người dân thoát nghèo"- ông Phạm Văn Út - Chủ tịch Hội Nông dân xã Đại Minh cho biết.
"Mô hình trồng cây ăn quả trên đồng ruộng của chị Hồ Thị Lộc bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế cao, không những giúp gia đình chị Lộc ổn định cuộc sống, mà còn giải quyết việc làm cho 10 lao động thường xuyên ở địa phương với thu nhập 3,5-4 triệu đồng/người/tháng. Mong rằng thời gian tới, mô hình sẽ được phát triển và nhân rộng trên địa bàn xã, nhằm giúp người dân thoát nghèo".
Ông Phạm Văn Út
Theo Danviet
Đại Thắng giữ vững "lá cờ đầu", điểm sáng khu dân cư kiểu mẫu Với sự quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của nhân dân, năm 2017, xã Đại Thắng (huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam) đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Sau niềm vui chung đó, lãnh đạo xã cũng trăn trở để tìm các giải pháp nhằm giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM....