Đại đồn Chí Hòa, chiến lũy vĩ đại giữa Sài Gòn xưa

Theo dõi VGT trên

Sau khi bao vây, Nguyễn Tri Phương cho quân l.iều c.hết dưới mưa đạn để hãm đồn Cây Mai. Đêm 3 và 4-7-1860, 3.000 quân Việt đã tràn lên đ.ánh chiếm một đồn lũy có 160 lính Tây Ban Nha và Pháp.

Đại đồn Chí Hòa, chiến lũy vĩ đại giữa Sài Gòn xưa - Hình 1

Đường Cách Mạng Tháng Tám sáng 11-11, đoạn gần ngã ba Ông Tạ hướng về ngã tư Bảy Hiền. Đây là con đường Thiên Lý thời nhà Nguyễn và là trục dọc của đại đồn Chí Hòa – Ảnh: M.C.

Kỳ 1: Thử dựng lại đại đồn Chí Hòa từ… nghĩa địa cũ

Kỳ 3: “Những người lính An Nam lạ lùng” trong mắt quân viễn chinh

Bản đồ quân sự mà trung úy hải quân Pháp Léopold Pallu, sĩ quan tùy viên tổng hành dinh tướng Charner (chỉ huy lực lượng thủy quân lục chiến đ.ánh đại đồn Chí Hòa) vẽ là hình ảnh rõ nhất về đại đồn Chí Hòa.

Đại đồn lớn đến mức trong Lịch sử cuộc viễn chinh Nam kỳ năm 1861, Léopold Pallu gọi đó là thành (citadelle).

Đại đồn Chí Hòa lớn gấp 15 lần thành Gia Định

Thành Gia Định bị thất thủ năm 1859 vuông vức, mỗi cạnh khoảng 450m, tổng diện tích khoảng hơn 0,2km2 (hơn 20 ha).

Cụm đồn lũy Chí Hòa chỉ tính riêng khu vực chính (đại đồn) đã gần 3km2 (300 ha).

Những đồn lũy đầu tiên của đại đồn được xây dựng ngay sau khi thành Gia Định thất thủ ngày 14-2-1859. Theo Monographie de la province de Gia Đinh (chuyên khảo về tỉnh Gia Định – 1902), thượng thư bộ Hộ Tôn Thất Hiệp đã sai lính đắp đồn T.iền trên đường Thiên Lý (nay là Cách Mạng Tháng Tám) đi Tây Ninh. Đồn Hữu (phải) và đồn Tả (trái) hai bên.

Lúc này quân Pháp đang ở khu vực trung tâm Sài Gòn.

Hai bên đã từng đụng độ nhau. Hai tháng sau khi thất thủ Gia Định, 6g sáng 10-4-1859, một nhóm quân Việt từ đồn T.iền đi Chợ Lớn đã bất ngờ đụng một tiểu đội Pháp. Hai bên dàn quân và n.ổ s.úng vào nhau. Cả hai bên đều có người c.hết.

Một năm sau, 16-4-1860, Pháp đ.ánh chiếm khu vực chùa Cây Mai (góc Nguyễn Thị Nhỏ – Hồng Bàng hiện nay) và chùa Kiểng Phước (theo học giả Vương Hồng Sển và nhà văn Sơn Nam, nằm góc Lý Thường Kiệt – Nguyễn Chí Thanh, có thể ở khu vực Trường ĐH Y dược TP.HCM hiện nay) mà lính Việt lúc ấy đang đóng quân).

Người Pháp tổ chức đ.ánh chiếm tiếp đồn T.iền nhưng gặp sự chống trả mạnh mẽ của quân dân đại đồn nên đã thất bại nặng, phải co cụm trở về.

Đại đồn Chí Hòa, chiến lũy vĩ đại giữa Sài Gòn xưa - Hình 2

Lính Pháp (trái), Việt (giữa) và Tây Ban Nha (phải) trong trú đóng khu vực đại đồn Chí Hòa và xung quanh đồn – Ảnh tư liệu

Triều đình Huế cử Nguyễn Tri Phương vào Nam với chức kinh lược đại thần để điều khiển mọi việc. Ông đã tu bổ, xây dựng vững chắc, quy mô hơn phòng tuyến đồn lũy, hình thành rõ nét đại đồn Chí Hòa.

Video đang HOT

Theo bản đồ của Léopold Pallu, đại đồn có hình thang dài, đáy lớn lõm ở giữa (theo hình thế một con rạch tự nhiên chảy ra kênh Nhiêu Lộc – con rạch này giờ không còn), cắt qua Cách Mạng Tháng Tám hiện nay ở đoạn đường Bắc Hải. Đáy nhỏ nằm khoảng khu vực đường Trương Công Định, Bàu Cát (Tân Bình).

Đại đồn nằm dài theo đường Thiên Lý (nay là Cách Mạng Tháng Tám – trên bản đồ hiện nay chiều dài này khoảng gần 3km). Bản đồ vẽ rất rõ đồn gồm năm khu vực ngăn cách nhau theo chiều dọc này; mỗi khu vực như một thành lũy riêng biệt, qua lại bằng những cánh cổng lớn chắc chắn như cổng thành.

Có lẽ thiết kế này để phòng khi khu vực nào thất thủ, quân đồn trú có thể rút sang khu vực khác và thực tế đã xảy ra như vậy khi Pháp tấn công đại đồn sau này.

Riêng khu vực cuối cùng có thêm một tường bao bên trong và hai đồn lớn bên ngoài, theo bản đồ hiện nay một ở khoảng ngã tư Bảy Hiền và một ngay cạnh vòng xoay Lăng Cha Cả. Bản đồ ghi fort des Mandarins (đồn chỉ huy).

Đầm Sen gần đại đồn được tận dụng che chắn cạnh dài phía nam đại đồn. Và thực tế, khi liên quân Pháp – Tây Ban Nha tấn công, họ đã phải đ.ánh vòng qua khu đầm này.

Đại đồn Chí Hòa, chiến lũy vĩ đại giữa Sài Gòn xưa - Hình 3

Đại đồn Chí Hòa (màu cam – với khu vực chỉ huy nằm gần phía Bà Quẹo hiện nay – góc phía bắc đại đồn) và hệ thống đồn lũy của xung quanh (màu đỏ). Giữa các đồn phía nam còn có thêm hai lũy dọc và ngang mà trong bản đồ hành quân của Léopold Pallu ghi là chiến lũy mới (nouvelle ligne). Tuy nhiên, bản đồ này vẽ thiếu đồn Tây Thới nằm giữa đồn Thuận Kiều và Rạch Tra – Bản đồ hành quân của Léopold Pallu

Đại đồn Chí Hòa, chiến lũy vĩ đại giữa Sài Gòn xưa - Hình 4

Vị trí đại đồn Chí Hòa trên bản đồ Sài Gòn và vùng phụ cận 1892. Lúc này con rạch tự nhiên tạo nên góc lõm của đại đồn vẫn còn – Ảnh tư liệu – Đồ họa Trị Thiên

Đại đồn Chí Hòa, chiến lũy vĩ đại giữa Sài Gòn xưa - Hình 5

Vị trí đại đồn Chí Hòa trên bản đồ hiện nay – Đồ họa: Trị Thiên

13 đồn lũy dày đặc quanh đại đồn và áp sát Sài Gòn – Chợ Lớn

Thật ra, không chỉ co cụm trong khu vực 3km2 đại đồn, tướng Nguyễn Tri Phương còn cho xây dựng thêm hàng loạt đồn lũy mới bảo vệ đại đồn từ vòng ngoài với phạm vi kiểm soát rất rộng.

Cụ thể, thay cho đồn Cây Mai và đồn Kiểng Phước bị mất, bên cạnh đồn Hữu rất lớn cách đồn Cây Mai (đã bị Pháp chiếm) gần 2km, ông cho xây dựng bốn đồn khác gần như áp sát hai đồn cũ, có đồn chỉ cách 400, 500m. Hai chiến lũy dài khoảng 5km nối các đồn với nhau để bảo vệ nhau cùng với bảo vệ từ xa cạnh phía nam dài 3km.

Mặt bắc đồn cũng có bốn đồn nằm cạnh các con rạch: một đồn nằm ở khu vực cầu Lê Văn Sỹ hiện nay, hai đồn hai bên cầu Kiệu – ba đồn này cách thành Gia Định thất thủ khoảng 3km. Một đồn khác rất lớn bản đồ quân sự của Léopold Pallu ghi fort Annammite (đồn An Nam) nằm giữa rạch Vàm Thuật và cầu kinh Thanh Đa – chúng tôi ước đoán ở khúc nối rạch Lăng và rạch Cầu Sơn, khoảng đường Nguyễn Xí (Bình Thạnh) hiện nay. Đồn này án ngữ con đường quan trọng đi Biên Hòa, nối với lực lượng quân Việt ở thành Biên Hòa chưa bị chiếm lúc đó.

Hai đồn khác, một nằm sát khu vực chỉ huy của bộ phận chỉ huy đại đồn (Nguyễn Tri Phương, Tôn Thất Hiệp, Phạm Thế Hiển – bản đồ ghi là des Mandarins), nay là khoảng ngã tư Bảy Hiền và một nằm gần khu vực vòng xoay Lăng Cha Cả hiện nay.

Đại đồn Chí Hòa, chiến lũy vĩ đại giữa Sài Gòn xưa - Hình 6

Khu vực ngã tư Bảy Hiền về hướng Bà Quẹo hiện nay. Đây là khu vực trung tâm chỉ huy đại đồn Chí Hòa xưa – Ảnh: M.C.

Đại đồn Chí Hòa, chiến lũy vĩ đại giữa Sài Gòn xưa - Hình 7

Vòng xoay Lăng Cha Cả sáng 11-11. Khu vực này xưa cũng có đồn cạnh bên khu lăng mộ này để kiểm soát quân Pháp từ hướng Nam Kỳ Khởi Nghĩa và bảo vệ đồn chỉ huy ở ngã tư Bảy Hiền – Ảnh: M.C.

Phía sau đại đồn, về hướng bắc cũng có ba đồn lớn: Thuận Kiều (ở Tân Thới Nhứt, Q.12 hiện nay) và Tây Thới (xã Tân Thới Nhì, Hóc Môn), Rạch Tra (nằm giữa địa Hóc Môn – Củ Chi) nhằm hỗ trợ đại đồn cũng như rút quân về phía Tây Ninh khi cần thiết.

Theo nhà văn Phan Trần Chúc, một vị tướng Pháp lúc đó khen ngợi: “Thấy phương pháp dụng binh của Nguyễn Tri Phương, người ta phải tin rằng vị nguyên soái anh hùng của nước Nam đã biết phương lược xây dựng lối pháo đài tạm thời như Totleben ở Sébastopol, Denfert Rochereau ở Belfort, Osman Pacha trong trận Plevna”.

Quân Pháp nhận xét: “Thành lũy của Nguyễn Tri Phương dựng mau như nấm mọc, hễ chỗ nào có lối đi là có ngay chiến lũy ngăn cản”.

Có ý kiến cho rằng sau khi mất thành Gia Định năm 1959, nhà Nguyễn chủ trương “thủ để hòa”, nhưng chắc chắn lực lượng quân dân Việt khu vực đại đồn Chí Hòa không chỉ thủ mà thực tế đã có lúc tấn công dữ dội lực lượng quân Pháp đang chiếm đóng khu vực bên ngoài thành Gia Định và dọc kinh Bến Nghé.

Cụ thể, theo nhà văn Phan Trần Chúc, “sau khi bao vây được quân Pháp, Nguyễn Tri Phương cho quân l.iều c.hết dưới mưa đạn để hãm đồn Cây Mai. Trong đêm 3 và 4-7-1860, 3.000 quân của ông đã anh dũng chiếm được một đồn lũy do đại úy người Tây Ban Nha Fernandez chỉ huy với 100 lính Tây Ban Nha và 60 lính Pháp. Trong tháng 11 cùng năm, quân Pháp lại tấn công dữ dội các pháo đài ở Gia Định nhưng quân nhà Nguyễn đã đ.ánh lui được đối phương khiến quân Pháp bị thiệt hại… (Nguyễn Tri Phương – Nxb Văn Hóa Thông Tin).

Cũng từ khu vực đại đồn, các nhóm dân quân Việt đã nhiều lần đột nhập tận nơi quân Pháp trú đóng, như chiều 7-12-1860 nhóm này đã phục kích g.iết c.hết đại úy thủy quân lục chiến Barbé khi viên sĩ quan này từ chùa Khải Tường (Trường THPT Lê Quý Đôn, Q.3 hiện nay) đến đền Hiển Trung (nay thuộc khu vực Bộ Công an trên đường Nguyễn Trãi, Q.1).

Léopold Pallu viết: “Chiều hôm đó, đại úy thủy quân Barbé cưỡi ngựa đi tuần tra như thường lệ. Bọn s.át n.hân rình rập trong một bụi cây… Ông bị đột kích bằng giáo té ngay xuống ngựa. Bọn An Nam liền c.ắt đ.ầu, bò qua các bụi rậm và cỏ cao trở về giới tuyến cũ của thành Kỳ Hòa (tên người Pháp gọi đại đồn Chí Hòa). Sáng hôm sau, người ta thấy phần thân thể còn lại (của Barbé) bị bỏ bên vệ đường…”.

Quân dân Việt ở toàn bộ khu vực đồn lũy Chí Hòa cuối năm 1860, theo các tư liệu của người Pháp có khoảng 21.000 quân chính quy và 10.000 quân dân dũng (vốn làm ở đồn điền nên còn gọi là lính đồn điền, “mến nghĩa làm quân chiêu mộ”). Trong khi đó, quân Pháp – Tây Ban Nha lúc cao điểm chỉ có khoảng 800 quân, bị vây chặt tới nỗi sáu, bảy tháng liền không nhận được tin tức gì từ phía Pháp.

Ngươc lại, có lẽ quân dân nhà Nguyễn cũng không nắm hết thực lực địch nên chưa quyết định tổng tấn công tái chiếm thành Gia Định.

“Một cơ hội giải phóng đất nước đã bị bỏ qua” – hầu hết các nhà nghiên cứu, nhà văn hóa của chúng ta đã thốt lên tiếc rẻ về giai đoạn này như vậy.

Đón đọc kỳ 3: Quân Việt ở đại đồn Chí Hòa dũng cảm hơn quân Tây, k.hinh t.hường cái c.hết và “hình ảnh kỳ lạ” mà lính Pháp – Tây Ban Nha chứng kiến khi tấn công đại đồn Chí Hòa?

(Theo T.uổi Trẻ)

Trại giam Chí Hòa - 'trận đồ bát quái' giữa lòng Sài Gòn

Rộng 7 hecta với 8 cạnh đều nhau, nhìn từ trên cao, Khám Chí Hòa - nơi tạm giam bị can, như một trận đồ bát quái giữa trung tâm thành phố.

Trại giam Chí Hòa, còn gọi là Khám Chí Hòa, nằm tại quận 10, TP HCM, là nhà tù được người Pháp xây dựng từ năm 1943 nhằm thay thế Khám Lớn Sài Gòn ở góc đường Lý Tự Trọng - Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Công trình được cho là do người Nhật khởi xướng sau khi đảo chính Pháp để giam tù nhân, tuy nhiên khi thi công chưa hoàn thành, họ đã rút khỏi Việt Nam.

Sau đó, người Pháp tiếp tục công việc bỏ dở. Hầu như toàn bộ vật liệu như xi măng, sắt, thép đều chở từ Pháp sang. Ngày 8/3/1953, khi Khám Chí Hòa xây dựng hoàn chỉnh, Khám Lớn Sài Gòn bị phá bỏ. Ngoài một số tù nhân được phóng thích, còn lại khoảng 1.600 người cùng chiếc máy c.hém chuyển về Khám Chí Hòa.

Trại giam Chí Hòa - trận đồ bát quái giữa lòng Sài Gòn - Hình 1

Khám Chí Hòa nhìn từ trên cao trước năm 1975. Ảnh: S.T

Với diện tích 7 hecta, Khám Chí Hòa cao 3 tầng lầu, 238 phòng. Trong đó có hai dãy nhà dành cho phạm nhân nữ. Nơi đây từng giam tù chính trị chống lại thực dân Pháp, chống chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Ngày nay, nơi này được Công an TP HCM dành cho các bị can trong các vụ án trên địa bàn.

Khám Chí Hòa do một kiến trúc sư người Nhật thiết kế và xây dựng theo thuyết ngũ hành, bát quái được đ.ánh giá là một công trình kiến trúc đặc biệt. Vừa hòa hợp những đặc trưng cơ bản của kiến trúc Pháp: kiên cố, kín đáo, mát mẻ, vừa mang nét huyền bí âm dương ngũ hành của phương Đông.

Khám có hình bát giác với 8 cạnh đều nhau, 8 góc tượng trưng cho 8 quẻ: Càn, Khôn, Chấn, Tốn, Cẩn, Khảm, Đoài, Ly trong Kinh Dịch. Khám có 8 khu giam phạm nhân, xây hình bát giác vuông.Một vài tài liệu nghiên cứu lại cho rằng, Khám Chí Hòa được xây dựng dựa trên bát quái trận đồ của Khổng Minh Gia Cát Lượng thời Tam Quốc. 8 quẻ tương ứng với 8 cửa trận là: Hưu - Sinh - Thương - Đỗ - Cảnh - Tử - Kinh - Khai.

Mỗi cạnh của bát quái trận đồ là một khu, lưng xây bịt kín ở phía ngoài còn phía trong toàn song sắt và mỗi khu có 4 buồng giam. Chí Hòa chỉ có một cửa vào nên người ta gọi đó là "cửa tử". Qua cửa này là hệ thống đường hầm thiết kế theo cung vị nếu không được hướng dẫn, người đi vào sẽ bị mất phương hướng, giống như lọt vào một mê cung, không thể tự tìm đường ra được.

Trại giam Chí Hòa - trận đồ bát quái giữa lòng Sài Gòn - Hình 2

Tháp nước chính giữa trận đồ bát quái giống như thanh kiếm cắm xuống. Ảnh: CAND

Giữa Khám Chí Hòa là khoảng sân rộng cũng hình bát giác chia thành 8 khu tam giác nhỏ, với rất nhiều cây, bãi cỏ sạch sẽ và thoáng mát. Ở giữa là một vọng gác cao hơn 20 m, trên có bể chứa nước phình to như một cây kiếm cắm thẳng xuống. Đứng tại đây, lính canh có thể dễ dàng quan sát tất cả các phòng giam.

Với kiến trúc trận đồ bát quái của Chí Hòa, phạm nhân khi đã vào đây thì khó mà vượt ngục. Lịch sử cho đến nay chỉ có 3 lần vượt ngục thành công. Trường hợp thứ nhất là các chiến sĩ cách mạng vào thời điểm Nhật đảo chính Pháp năm 1945, thứ 2 là tướng cướp Điền Khắc Kim vào năm 1972 và người thứ ba là tử tù khét tiếng Phước "Tám Ngón" năm 1995.

Từ lâu, Khám Chí Hòa đã gắn với những giai thoại kỳ bí. Người ta đồn rằng, vọng gác chính giữa khám chính là thanh kiếm trấn. Những tên tội phạm dù có xảo quyệt đến đâu thì khi ở đây mọi thủ đoạn của chúng cũng bị thanh kiếm "linh" này hoá giải. Thanh kiếm này chính là "trái tim" của của toà nhà, nếu nó bị nhổ lên thì toàn bộ "trận đồ" sẽ tự vỡ.

Một câu chuyện ly kỳ khác vẫn được người ta truyền miệng là do có nhiều người c.hết trong Khám Chí Hòa nên âm khí ở đây rất nặng nề. Vì thế, trời thường xuyên làm sấm sét đ.ánh bể một góc để khai một cửa Sanh, cho oán khí được thoát ra, người c.hết được siêu thoát.

Từng có thông tin cho rằng, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đã rước một thầy địa lý rất cao tay về nhằm hoá giải một phần "trận đồ" này. Thực tế, một trong 8 nóc nhà của hình bát giác đã được san bằng, phá vỡ tính hoàn hảo của "bát quái", thuận theo thiên ý mở một cửa Sanh cho các linh hồn được bay đi. Trong khi đó, một số nhà khoa học thì cho rằng bên dưới của tòa nhà có thể là mỏ quặng khiến sét hay đ.ánh trúng Khám Chí Hòa.

Trại giam Chí Hòa - trận đồ bát quái giữa lòng Sài Gòn - Hình 3

Trại giam Chí Hòa nhìn từ vệ tinh. Ảnh: Google maps

Trong khuôn viên Khám Chí Hòa còn có một nhà thờ (ngày nay được sử dụng làm Hội trường của Trại) được Pháp xây dựng làm nơi "rửa tội" cho những tù nhân trước khi bị x.ử t.ử. Ngoài ra, để giải thoát "âm khí", năm 1954, cai ngục Khám Chí Hòa cho xây bên ngoài "bát quái trận" (nhưng vẫn nằm trong khuôn viên khám) ngôi chùa đặt tượng Phật. Sau này ngôi chùa không còn, bức tượng Phật hiện nằm trên một hồ nước nhỏ.

Trung Sơn

Theo VNE

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Bão Yagi đổ bộ khiến 4 người c.hết, 78 người bị thương
18:27:26 07/09/2024
Hà Nội: Cây đổ la liệt, nhiều xe ô tô bị đè bẹp sau cơn dông mạnh
18:01:30 06/09/2024
Thiên tai làm 147 người c.hết, mất tích và gây thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng
20:23:53 06/09/2024
Những hình ảnh thiệt hại đầu tiên do bão số 3 ở Hạ Long
14:28:43 07/09/2024
Bão số 3 giảm 1 cấp nhưng vẫn rất mạnh
22:39:36 06/09/2024
Dải mây cuồn cuộn như vòi rồng trên bầu trời Nghệ An trước siêu bão Yagi
12:16:14 06/09/2024
Rìa siêu bão số 3 Yagi 'chạm' đất liền, miền Bắc bắt đầu mưa lớn kèm sấm sét
09:42:20 06/09/2024
Hà Nội: 15-16 giờ chiều nay gió sẽ mạnh nhất, giật cấp 10
14:01:33 07/09/2024

Tin đang nóng

Anh trai bất ngờ "quay xe" phốt Hằng Du Mục, làm lộ điều chưa ai biết về em gái
18:24:03 07/09/2024
Vũ Luân bị hủy hàng loạt show diễn ở nước ngoài, liền lên tiếng nói rõ sự tình
16:29:39 07/09/2024
Duy Mạnh thẳng mặt bóc mẽ sự thật về từ thiện, cư dân mạng vỗ tay "thô mà thật"
16:06:36 07/09/2024
Hà Nội: Xót xa hoàn cảnh người mẹ bị cây bật gốc đè c.hết, chuẩn bị sang Hàn
17:23:09 07/09/2024
Doãn Hải My tự tay đổ sữa mẹ không để con uống, buồn bã tiết lộ bản thân bị bệnh
17:04:42 07/09/2024
Chăm bố 5 năm, thấy di chúc không có tên mình, tôi đưa ông về thẳng nhà họ hàng ở quê nhưng không ai trách tôi một lời
17:33:22 07/09/2024
Mai Ngô sốc khi Hoàng Thùy, Lê Thu Trang bị loại khỏi 'The Next Gentleman'
15:36:32 07/09/2024
Cô gái 68cm cưới chồng điển trai 1m68, 2 năm sau xảy ra chuyện không ai ngờ
18:11:46 07/09/2024

Tin mới nhất

Vì sao bão Yagi không suy yếu sau khi đổ bộ Quảng Ninh - Hải Phòng?

21:15:06 07/09/2024
Sau khi đi vào đất liền Quảng Ninh - Hải Phòng, bão Yagi (bão số 3) vẫn duy trì cường độ cấp gió cấp cao, cấp 11 - cấp 13, giật cấp 14 - cấp 16 trong thời gian dài.

Đêm nay, bão số 3 ảnh hưởng trực tiếp Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Nguyên...

21:10:10 07/09/2024
Tại cuộc họp, đại diện Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết tâm bão số 3 đang suy yếu, khi vào đến Hải Dương, cường độ bão giảm còn cấp 10-11, giật cấp 12-13, tốc độ di chuyển 10 km/giờ.

Hải Dương: 3 người c.hết do ảnh hưởng của bão số 3

21:03:03 07/09/2024
Do ảnh hưởng của bão số 3, trên địa bàn tỉnh Hải Dương đã có 3 người c.hết. Ngoài ra, tỉnh Hải Dương cũng đang tạm cấm một số đoạn, tuyến đường do cây gãy, đổ nhiều.

Ngư dân Hạ Long hoảng loạn bỏ chạy, hàng chục thuyền bè bị sóng đ.ánh chìm

20:54:49 07/09/2024
Hàng chục thuyền bè neo đậu tại đây đã bị sóng đ.ánh chìm. Ngư dân hoảng loạn chạy lên bờ, lo lắng khi thiệt hại lên tới hàng trăm triệu.

Gió lốc quần thảo nhiều tỉnh Tây Bắc, hàng trăm hộ dân gấp rút di dời

20:54:44 07/09/2024
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, tại các tỉnh Tây Bắc đã ghi nhận những thiệt hại ban đầu do mưa to, gió lốc.

Bão Yagi gây chìm tàu thuyền, 13 thuyền viên mất tích

20:49:25 07/09/2024
Bão số 3 Yagi đã gây gió mạnh, sóng lớn khiến cho tàu thuyền neo đậu tại Quảng Ninh và Hải Phòng bị sự cố trôi dạt. Hiện còn 13 thuyền viên mất tích.

Vợ chồng Hà Nội dùng căn hộ 100m2 cho người lạ tránh siêu bão Yagi

20:40:45 07/09/2024
Không chỉ dùng nhà riêng giúp đỡ người cần tránh siêu bão Yagi, vợ chồng ở Hà Nội còn sẵn sàng bỏ t.iền thuê taxi cho mọi người đến trú tại nhà mình.

EVN cảnh báo tin giả "lưới điện tan hoang, 99% mất điện"

19:28:44 07/09/2024
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và các đơn vị thành viên khẳng định không có thông tin cắt điện như mạng xã hội đang lan truyền.

Quảng Ninh tan hoang sau bão Yagi

19:16:52 07/09/2024
Chỉ trong ít giờ, cơn bão Yagi đổ bộ đã khiến đường phố, trường học, nhà dân... của Quảng Ninh bị hư hại nặng nề. Hệ thống lưới điện bị tê liệt, người dân hoảng loạn không dám ra khỏi nhà.

Người dân ở tâm bão Yagi: 'Gió to lắm, mái tôn sập hết rồi'

18:40:06 07/09/2024
Trong những cuộc điện thoại chóng vánh chưa đầy 1 phút, người dân ở vùng tâm bão Yagi đi qua như Quảng Ninh, Hải Phòng chỉ kịp nói đôi câu: Gió to lắm, bay mái tôn hết rồi, cúp điện rồi .

Khách sạn trên đảo Cô Tô mở cửa đón người dân ăn ở miễn phí trú bão Yagi

18:33:31 07/09/2024
Một khách sạn ở Cô Tô đã mở cửa đón người dân đến trú bão Yagi. Phòng ốc gọn gàng và sạch sẽ, mọi người còn được phục vụ cơm cháo, nước uống miễn phí.

Đường phố Hà Nội xơ xác do ảnh hưởng của bão số 3 Yagi

16:21:14 07/09/2024
Trong khi bão số 3 Yagi vào tới Quảng Ninh, Hải Phòng thì nhiều cây xanh và nhà mái tôn trên đường phố Hà Nội cũng bị đổ, sập. Lực lượng chức năng có mặt kịp thời dọn dẹp để đảm bảo an toàn giao thông.

Có thể bạn quan tâm

11 lời khuyên để cặp đôi có khoảng thời gian tuyệt vời bên nhau

Kiến thức giới tính

21:17:49 07/09/2024
Việc tham gia những chuyến du lịch cùng người yêu/bạn đời có thể mở ra những chương khám phá và gắn kết cặp đôi theo những cách tuyệt vời nhất.

Từ Hi Thái Hậu vừa ngủ dậy liền "diệt" thái giám, cung nữ, lý do cực hãi hùng

Netizen

21:09:25 07/09/2024
Việc Từ Hi Thái hậu được cho là người đẹp nhất trong triều đại nhà Thanh gây nên nhiều nghi vấn và tranh cãi bởi không rõ đây là sự thật hay do được thổi phồng bởi người khác.

Công an vào cuộc vụ tài xế xe đầu kéo chặn đ.ánh n.gười lái ô tô trên quốc lộ 51

Pháp luật

20:46:44 07/09/2024
Công an thị xã Phú Mỹ (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) vào cuộc xác minh để làm rõ vụ việc tài xế xe đầu kéo chặn đường đ.ánh n.gười lái ô tô con trên quốc lộ 51.

Sao nam Vbiz lo lắng vì mất liên lạc với gia đình tại Hạ Long giữa cơn bão số 3

Sao việt

20:43:53 07/09/2024
Nhiều sao Việt có gia đình đang sinh sống tại vùng bão đi qua liên tục bày tỏ sự lo lắng. Mới đây nhất, diễn viên Phí Ngọc Hưng hoang mang đăng đàn vì bỗng dưng mất liên lạc với gia đình tại Hạ Long.

Ngoại trưởng Lavrov: Trung Quốc không ép Nga đạt được hòa bình với Ukraine

Thế giới

20:41:33 07/09/2024
Theo Ngoại trưởng Nga, mối quan hệ Nga-Trung không liên quan trực tiếp đến xung đột ở Ukraine, mặc dù phương Tây kỳ vọng Trung Quốc sẽ đóng vai trò then chốt trong việc tác động đến Nga.

Đoạn video khiến khán giả ngỡ ngàng của Binz

Tv show

20:39:48 07/09/2024
Từ trước tới nay, Binz quen thuộc với khán giả qua những bản rap về tình yêu. Do đó khi lần đầu thể hiện khả năng hát chèo, nam rapper 8x đã khiến khán giả phải trầm trồ.

140 triệu người xem "kính chiếu yêu" bóc Triệu Lộ Tư "dao kéo", Lưu Diệc Phi lão hoá ở sự kiện xa xỉ

Sao châu á

20:31:14 07/09/2024
Không hẹn mà gặp, cả Lưu Diệc Phi và Triệu Lộ Tư đều bị kính chiếu yêu cam thường hé lộ nhan sắc thật khác với ảnh tự đăng.

'Nghiện' khoe chân dài 1m18, Mai Phương Thúy gây tranh luận về phong cách thời trang

Phong cách sao

19:43:27 07/09/2024
Không xuất hiện quá thường xuyên trong các sự kiện giải trí nhưng Mai Phương Thúy vẫn luôn nhận sự chú ý và bàn luận của fan bởi phong cách thời trang táo bạo.

Martinez tiết lộ vai trò hiện tại của Sir Alex Ferguson tại MU

Sao thể thao

19:32:48 07/09/2024
Lisandro Martinez tiết lộ vai trò của Sir Alex Ferguson tại MU và lý do tại sao trung vệ người Argentina không dám làm phiền chiến lược gia huyền thoại người Scotland này quá nhiều.

Bữa tối ngày mưa bão nấu món canh này, nước dùng ngọt ngon thanh mát đưa cơm vô cùng

Ẩm thực

18:57:14 07/09/2024
Với sự kết hợp của các nguyên liệu, nước canh sẽ ngọt ngon, rau mềm và sảng khoái. Món ăn này dùng cùng cơm nóng vô cùng hợp vị.

Đi Giữa Trời Rực Rỡ lộ kết phim, Chải lạnh lùng bỏ đi, Pu đau đớn?

Phim việt

18:22:26 07/09/2024
Hiện Đi Giữa Trời Rực Rỡ vẫn là một trong những bộ phim nhận được nhiều sự quan tâm từ khán giả. Vậy nên dù chỉ một vài hình ảnh hay thông tin liên quan tới bộ phim đều khiến khán giả bàn tán sôi nổi.