Đại diện Amazon: ‘Tôi đến Việt Nam không phải để nổi tiếng mà để làm cho hàng Việt Nam nổi tiếng’
Ông Gijae Seong, Giám đốc Phát triển bán hàng toàn cầu của Amazon Global Selling Đông Nam Á và châu Úc đã chia sẻ như vậy với tại Diễn đàn Xúc tiến xuất khẩu Việt Nam 2019 diễn ra sáng 12/4.
Amazon hiện được coi là nền tảng thương mại điện tử hàng đầu thế giới với hơn 300 triệu khách hàng trên toàn cầu. Mọi người thích mua sắm trên trang web này vì lý do giao diện đơn giản, thanh toán dễ dàng và thường xuyên có giảm giá, ưu đãi lớn.
Chổi đót Việt Nam bán trên Amazon. Ảnh chụp màn hình.
Từ đầu năm 2019, việc Amazon và Bộ Công Thương thông báo kế hoạch lựa chọn các DN Việt Nam để hỗ trợ xuất khẩu trực tuyến thông qua trang thương mại điện tử này đã thu hút sự quan tâm lớn của DN trong nước.
Thực tế, đã có không ít nhà bán lẻ, DN Việt Nam bán hàng trên Amazon và thu được hiệu quả nhất định. Nhưng khi có sự hỗ trợ chính thức của hãng Amazon, chắc chắn việc bán hàng sẽ thuận lợi hơn.
Theo ông Gijae Seong, với việc bán hàng trực tuyến, DN sẽ không cần có chi nhánh khắp mọi nơi trên thế mới mà dùng nền tảng trực tuyến để tiếp cận thông tin. Nhà sản xuất kiểm soát được giá do tiếp cận trực tiếp với khách hàng, nhận phản hồi của khách hàng, không cần nhìn số liệu báo cáo hẳng năm, điều này giúp tăng lợi nhuận và xây dựng thương hiệu tốt hơn.
Với hơn 300 triệu khách hàng trên toàn cầu, Amazon đang dẫn đầu trong phân khúc thương mại điện tử ở hầu hết các quốc gia mà họ hiện diện, kể cả khu vực Trung Đông, Ấn Độ chứ không chỉ Mỹ hay Canada.
“DN bán hàng trên Amazon có nhiều lợi thế, nhanh chóng tiếp cận với các thị trường mà chúng tôi có mặt. Năm ngoái có hơn 200.000 DN vừa và nhỏ có doanh thu trên 1 triệu USD trên Amazon. Nhiều mặt hàng của Việt Nam được ưa chuộng, bán được hơn 100.000 sản phẩm trên Amazon như chổi đót, cà phê…”, ông Gijae Seong cho hay.
Amazon có nhiều công cụ hỗ trợ DN vừa và nhỏ. Khi sản phẩm được đưa qua kênh của Amazon thì tất cả các công đoạn còn lại sẽ do Amazon đảm nhận: từ đóng gói, ship đơn hàng, tới trả lời câu hỏi của khách hàng… DN không cần có nhân viên đại lý tại các nước nữa.
Ông Gijae Seong giới thiệu các mặt hàng Việt Nam “hot” trên Amazon.
“Không những thế, hàng hóa bán trên Amazon có thể tiếp cận các “khách hàng chính” – đó là những người đã có thẻ thành viên, trung thành với sản phẩm của Amazon, được mua bất kì sản phẩm nào có logo của Amazon và nhận ship miễn phí trong vòng 2 ngày. Amazon có khoảng hàng chục nghìn khách hàng như vậy”, ông Gijae Seong nói.
Video đang HOT
Cũng tại Diễn đàn Xúc tiến xuất khẩu 2019, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho rằng cần thay đổi căn bản xúc tiến thương mại theo hướng thiết thực và hiệu quả. Đặc biệt, để tận dụng lợi thế của công nghệ thông tin, các DN cần nắm bắt cơ hội từ xuất khẩu trực tuyến, mà Amazon là một trong những kênh rất hiệu quả.
Trước đó, Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương) phối hợp với Amazon Global Selling đã công bố danh sách 100 DN được lựa chọn tham gia chương trình xuất khẩu thông qua thương mại điện tử. Các DN này sẽ được hỗ trợ tư vấn để đưa hàng lên mạng lưới Amazon tại Mỹ vào tháng 6 năm nay. Tới tháng 10, những DN bán hàng thành công nhất sẽ được lựa chọn lần nữa để tham gia đoàn xúc tiến thương mại tới Mỹ.
Đại diện Amazon nhấn mạnh, DN chỉ cần gửi hàng tới kho của Amazon; còn phần lưu trữ, chuyển tới khách, chăm sóc khách và hoàn trả hàng đều do Amazon lo. Bên cạnh đó, vấn đề bảo vệ thương hiệu cũng được đặc biệt quan tâm.
Theo TTXVN
Chỉ 3 năm nữa thôi, chúng ta sẽ chứng kiến cuộc chiến không khoan nhượng giữa Amazon và Alibaba tại thị trường Việt Nam?
Chỉ 3 năm nữa thôi, chúng ta sẽ chứng kiến cuộc chiến không khoan nhượng giữa Amazon và Alibaba tại thị trường Việt Nam?
Mới đây, Cục Xúc tiến Thương mại thuộc Bộ Công thương đã công bố hợp tác với Amazon Global Selling để hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu thông qua thương mại điện tử (TMĐT).
Tức, Amazon tiến vào thị trường TMĐT ở mảng B2B (Business to Business - Doanh nghiệp tới Doanh nghiệp) - nhắm tới hỗ trợ những nhà buôn xuất khẩu qua Amazon, chứ chưa bày tỏ ý định với mảng B2C (Business to Consumer - Doanh nghiệp tới Khách hàng) - bán hàng cho người dùng Việt Nam.
10 năm trước, Alibaba đã tiến vào Việt Nam theo cách của Amazon bây giờ - nhắm tới việc hút nhà xuất khẩu Việt Nam bán hàng qua kênh Alibaba.com
Việc hợp tác với những nhà buôn là bên thứ 3 giống như một bước tiền trạm để Amazon chính thức gia nhập thị trường Việt Nam với đầy đủ những dịch vụ mà họ cung cấp, tờ Nikkei nhận định.
Ít ai biết 10 năm trước, Alibaba của tỷ phú Jack Ma đã tiến vào Việt Nam theo cách của Amazon bây giờ - nhắm tới việc hút nhà xuất khẩu Việt Nam bán hàng qua kênh Alibaba.com, thông qua các đại lý ủy quyền trực tiếp. Doanh nghiệp đầu tiên hợp tác với Alibaba là CTCP Đầu tư và Công nghệ OSB, vào năm 2009.
Hai doanh nghiệp tiếp theo lần lượt trở thành đại lý ủy quyền trực tiếp của Alibaba tại Việt Nam là CTCP Tập đoàn edX (2016) và CTCP Internet Novaon (2017).
Còn với mô hình Marketplace (sàn TMĐT có quản lý), Amazon đã bước một chân vào thị trường Đông Nam Á, với bàn đạp đầu tiên là Singapore năm 2017. Trong khi đó, với động thái mua lại Lazada, Alibaba đã cùng lúc đặt dấu chân của mình tại 6 thị trường trọng điểm của Đông Nam Á là Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.
Ông Nguyễn Minh Quý, CEO CTCP Internet Novaon - đơn vị hợp tác với các nền tảng hàng đầu thế giới như Google, Facebook, Alibaba ... và tự xây dựng các nền tảng số, đã có những chia sẻ với Trí thức trẻ quanh câu chuyện bắt tay giữa Bộ Công thương và Amazon mới đây.
Novaon thành lập năm 2006, đã phục vụ hơn 42.000 doanh nghiệp tại khu vực Đông Nam Á. Đơn vị thành viên Novaon Ads thậm chí vượt các đơn vị đến từ Thái Lan và Singapore, trở thành đối tác cao cấp của Google có thị phần lớn nhất Đông Nam Á.
Amazon có thể tiến vào thị trường Việt Nam theo hướng M&A?
* Thưa ông, ông nhìn nhận thế nào về động thái Amazon bắt tay Bộ Công thương hỗ trợ doanh nghiệp Việt đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu thông qua TMĐT mới đây?
Ông Nguyễn Minh Quý - CEO CTCP Internet Novaon.
Ông Nguyễn Minh Quý - CEO CTCP Internet Novaon: Trước hết việc Amazon bắt tay Bộ Công Thương là một việc đáng mừng và có nhiều lợi ích cho Việt Nam. Tuy nhiên, cần hiểu rõ mục tiêu cao nhất của Amazon trong hành động này là nhằm xúc tiến xuất khẩu, nhiều hơn là nhằm tấn công thị trường Việt Nam, bởi những lý do sau:
Thứ nhất, Việt Nam là nước xuất khẩu mạnh thuộc top thế giới với kim ngạch xuất khẩu năm 2018 đạt 245 tỷ USD.
Thứ 2, các Nhà bán hàng xuyên biên giới (Cross-border Merchant) của Việt Nam thuộc top cao trên thế giới về sự năng động và khả năng bán hàng toàn cầu.
Thứ 3, lực lượng tham gia bán hàng xuyên biên giới Việt Nam trong vài năm qua tăng 200 - 300% về số lượng, nhưng cần nhiều sự hỗ trợ, đào tạo nhằm nâng cao năng lực bán hàng quốc tế để tạo bứt phá doanh thu.
* Năm 2017, Amazon đã tiến vào thị trường Singapore - một thị trường dân số 5,6 triệu người với thu nhập cao. Ông có nghĩ rằng Amazon sẽ bỏ qua thị trường Việt Nam với số dân 96 triệu người với tỷ lệ người trung lưu đang tăng mạnh?
Amazon có lối chơi vô cùng mạnh mẽ và quyết liệt
Amazon sẽ không bỏ qua thị trường Việt Nam, nhưng họ sẽ không quá coi thị trường Việt Nam là ưu tiên. Tỷ lệ thanh toán tại thời điểm giao hàng (COD) của Việt Nam quá cao trên 80%, điều này khiến cho các nền tảng mang tính địa phương cao thuận lợi hơn các nền tảng quốc tế.
Bên cạnh đó, mức độ cạnh tranh của thị trường Việt Nam hiện tại tương đối cao giữa các đơn vị đầu ngành. Vì vậy, nếu tấn công thị trường Việt Nam hay Đông Nam Á, theo tôi, phương án M&A (mua bán - sáp nhập) là phương án đáng được cân nhắc.
Việt Nam sẽ là nơi diễn ra cuộc chiến giữa Amazon và Alibaba?
* Nếu Amazon vào Việt Nam thì sao? Việc này sẽ tác động thế nào tới thị trường TMĐT và cả bán lẻ truyền thống của Việt Nam? Câu chuyện Amazon làm suy yếu ngành bán lẻ tại Mỹ có thể lặp lại ở Việt Nam hay không?
Dù Amazon có vào Việt Nam hay không, thì với tốc độ tăng trưởng của TMĐT năm gần nhất ở mức 24% (theo Sách trắng TMĐT Việt Nam năm 2018) thì trong 5-10 năm tới, TMĐT chắc chắn lấn sân bán lẻ truyền thống về thị phần.
Ở Trung Quốc, tỷ lệ TMĐT trên tổng ngành bán lẻ đã đạt gần tới con số 20%. Các nhà bán lẻ truyền thống Việt Nam đều đang có những dự phòng theo hướng bán lẻ đa kênh (Omni channel) và chuyển đổi số để sẵn sàng cho cuộc đối đầu không khoan nhượng này.
Nếu có việc Amazon nhảy vào thị trường Việt Nam , chắc chắn tốc độ tăng tỷ lệ này sẽ tăng lên, vì thị trường sẽ trở nên vô cùng sôi động và khắc nghiệt. Cần lưu ý, lối chơi của Amazon vô cùng mạnh mẽ và quyết liệt.
* Theo ông, thị trường Việt Nam có thể chứng kiến cuộc chiến giữa Alibaba và Amazon ra sao?
Cuộc chiến đó đã và đang diễn ra trên bình diện toàn cầu. Các mảng kinh doanh cốt lõi của 2 công ty từ mảng TMĐT, Cloud, đến dữ liệu lớn, thiết bị thông minh đều có sự đụng độ lớn.
Thị trường Việt Nam, đụng độ đang xảy ra chủ yếu ở hai mảng:
Thứ 1, mảng thu hút nhà xuất khẩu lên Amazon và lên Aliababa.com (B2B) và Aliexpress (B2C),
Thứ 2, mảng Cloud giữa Aliyun và Amazon Web Service (AWS).
Gần đây, Alibaba mới thành lập 2 trung tâm dữ liệu tại Indonesia, thể hiện tham vọng lớn với Đông Nam Á về mảng Cloud.
Việc đụng độ mảng kinh doanh lõi tại thị trường Vịệt Nam, dự báo trong 3 năm chắc chắn diễn ra, quan trọng là theo cách nào mà thôi.
* Xin cảm ơn ông!
Theo GenK
Bộ Công thương hợp tác Amazon, doanh nghiệp Việt đón 'cuộc chơi lớn' Ông Bernard Tay, Giám đốc Amazon Global Selling khu vực Đông Nam Á đánh giá Việt Nam có tiềm năng hàng đầu Đông Nam Á xuất khẩu hàng hóa qua Amazon. Ông này cho rằng, Việt Nam là một quốc gia có nhiều mặt hàng thế mạnh, có thể dễ dàng bán hàng trên nền tảng của doanh nghiệp này. Quái thú ăn...