Đại dịch COVID-19: Vì sao ca hát giúp át nỗi sợ, sự cô đơn?
Từ ban công Ý đến nhà bếp Anh, Bỉ, Mỹ, mọi người ca hát như một cách để cảm thấy kết nối với nhau nhiều hơn. Điều gì khiến ca hát trở thành công cụ tuyệt vời như vậy giữa đại dịch COVID-19?
Ca hát là một cách tuyệt vời để tăng cường tâm trạng và nuôi dưỡng ý thức cộng đồng không chỉ trong đại dịch COVID-19 – Ảnh: Reuters
Gần đây, hình ảnh người dân Ý ca hát, chơi nhạc bằng đủ thứ nhạc cụ ngoài ban công được lan truyền mạnh mẽ.
Giữa lúc hạn chế ra ngoài và tiếp xúc với nhau, họ chọn âm nhạc làm công cụ lên dây cót tinh thần cho chính mình và cho người khác. Xu hướng này lan nhanh sang Dallas (Mỹ), rồi Bỉ, Anh. Lời ca tiếng hát thành phương tiện khiến mọi người xích lại gần nhau trong hoàn cảnh đại dịch bùng phát, cách ly xã hội được triển khai.
Thật ra, không có gì ngạc nhiên về chuyện vào lúc sợ hãi và không chắc chắn như thời điểm COVID-19 hoành hành, chúng ta hát để cảm thấy tốt hơn. Các nghiên cứu đã nhiều lần chỉ ra rằng ca hát có sức mạnh thúc đẩy tâm trạng và thậm chí, nâng cao ngưỡng đau của chúng ta, theo Stylist.
“Ca hát là một hoạt động chánh niệm. Khi hát, ta tập trung trọn vẹn vào khoảnh khắc hiện tại. Điều này giúp đánh lạc hướng ta khỏi những cảm xúc tiêu cực khác, và do đó, ảnh hưởng tích cực đến tâm trạng của chúng ta”, tiến sĩ Elena Touroni, nhà tâm lý học tư vấn và đồng sáng lập Phòng khám Tâm lý học Chelsea (Anh), giải thích với Stylist.
Ca hát cũng có khả năng giải phóng các chất dẫn truyền thần kinh liên quan đến tâm trạng tích cực. “Hoạt động ca hát khuyến khích phóng endorphin và dopamine. Cả hai đều là những chất dẫn truyền thần kinh chịu trách nhiệm giúp chúng ta trải nghiệm niềm vui và sự thích thú. Các nghiên cứu còn phát hiện ra rằng lượng cortisol trong nước bọt giảm sau khi ta hát – cortisol là một loại hoóc môn gây căng thẳng, và do đó, ít cortisol dẫn đến giảm cảm giác căng thẳng và lo lắng”, Charlotte Armitage, nhà tâm lý học kinh doanh và truyền thông tại Học viện Điện ảnh và Truyền hình Yorkshire – YAFTA (Anh), nói trên Stylist.
Không phải đến đại dịch COVID-19 thì lợi ích “lên dây” tâm trạng của ca hát mới được phát hiện. Suốt lịch sử của mình, âm nhạc đã mang mọi người lại gần nhau và thúc đẩy ý thức cộng đồng. Từ những bài hát vang lên trong các nhà máy hồi Thế chiến 2 đến âm nhạc đóng vai trò gắn kết phụ nữ thời Phong trào Suffragette (Phong trào đòi quyền bầu cử cho phụ nữ tại Mỹ) đều vậy.
Các nghiên cứu cũng nhiều lần chứng minh rằng ca hát có thể khiến chúng ta thấy gần gũi nhau hơn. Nghiên cứu năm 2016 phát hiện, ca hát với người khác – ngay cả trong các nhóm lớn mà mọi người không biết nhau – thúc đẩy sự gắn kết xã hội. “Điều này làm giảm cảm giác cô lập mà mọi người hiện đang trải qua”, Charlotte Armitage chia sẻ.
Tóm lại, ca hát là một cách tuyệt vời để tăng cường tâm trạng và nuôi dưỡng ý thức cộng đồng nên không khó hiểu khi nó được phổ biến khắp thế giới, nhất là lúc đại dịch COVID-19 lan sang nhiều nước, theo Stylist.
Sự cô đơn có thể làm tăng nguy cơ đột tử của con người: Bạn có tự tin rằng mình không cô đơn? Hãy làm bài test này
Bạn có tự tin khẳng định mình không hề cô đơn không? Hãy làm bài test nhanh của nhóm nghiên cứu tâm lý, được phát triển bởi Tiến sĩ John M.Grohol để biết được mình thực sự đang cô đơn đến mức nào.
Khi chúng ta lớn lên, chúng ta ngày càng quen với việc tự làm mọi thứ một mình. Cuộc sống hối hả khiến bạn tự cho rằng mình luôn bận rộn, không có thời gian để buồn phiền hay cảm thấy cô đơn, lạc lõng. Tuy nhiên, có một khoảng thời gian nào đó bạn bỗng nhận ra cuộc sống của mình thật tẻ nhạt và trống rỗng.
Cô đơn không chỉ là một cảm xúc tiêu cực, nó có thể có những hậu quả vô cùng tồi tệ đối với sức khỏe.
Một nghiên cứu của Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ (APA) chỉ ra rằng sự cô đơn có thể làm tăng nguy cơ đột tử của con người. Thậm chí cô đơn còn gây ra cái chết trẻ nhiều hơn cả bệnh béo phì mang lại.
Không những thế, một nghiên cứu lớn ở hàng trăm nghìn bệnh nhân đã chỉ ra rằng: Việc bị cô lập xã hội và cảm thấy cô đơn làm tăng tỉ lệ tử vong sớm hơn nhiều các chỉ số sức khỏe khác.
Bạn có tự tin khẳng định mình không hề cô đơn không? Hãy làm bài test nhanh của nhóm nghiên cứu tâm lý, được phát triển bởi Tiến sĩ John M.Grohol để biết được mình thực sự đang cô đơn đến mức nào.
Cách thực hiện: Hãy chuẩn bị giấy bút, chọn thành thật 1 đáp án đúng với mình nhất (mỗi câu trả lời sẽ tương ứng với 1, 2, 3, 4 điểm). Thời gian cân nhắc trả lời tối đa 3 phút/câu.
1/ Bạn luôn thấy không vui vẻ khi phải làm mọi việc một mình?
1 điểm: Không bao giờ
2 điểm: Hiếm khi
Video đang HOT
3 điểm: Thỉnh thoảng
4 điểm: Thường xuyên
2/ Bạn có thường xuyên thấy rằng mình không có ai để trò chuyện, tâm sự?
1 điểm: Không bao giờ
2 điểm: Hiếm khi
3 điểm: Thỉnh thoảng
4 điểm: Thường xuyên
3/ Bạn cảm thấy mình không thể chịu đựng được sự đơn độc?
1 điểm: Không bao giờ
2 điểm: Hiếm khi
3 điểm: Thỉnh thoảng
4 điểm: Thường xuyên
4/ Bạn cảm thấy không có ai là thực sự hiểu mình ?
1 điểm: Không bao giờ
2 điểm: Hiếm khi
3 điểm: Thỉnh thoảng
4 điểm: Thường xuyên
5/ Bạn có thường xuyên mong chờ cuộc gọi hoặc tin nhắn từ người khác ?
1 điểm: Không bao giờ
2 điểm: Hiếm khi
3 điểm: Thỉnh thoảng
4 điểm: Thường xuyên
6/ Bạn thường xuyên cảm thấy mình rất lạc lõng, cô độc?
1 điểm: Không bao giờ
2 điểm: Hiếm khi
3 điểm: Thỉnh thoảng
4 điểm: Thường xuyên
7/ Bạn cảm thấy mình không thể tiếp xúc và giao tiếp với mọi người xung quanh?
1 điểm: Không bao giờ
2 điểm: Hiếm khi
3 điểm: Thỉnh thoảng
4 điểm: Thường xuyên
8/ Bạn cảm thấy bị đồng nghiệp xa lánh ?
1 điểm: Không bao giờ
2 điểm: Hiếm khi
3 điểm: Thỉnh thoảng
4 điểm: Thường xuyên
9/ Bạn cảm thấy rất khó để kết bạn mới?
1 điểm: Không bao giờ
2 điểm: Hiếm khi
3 điểm: Thỉnh thoảng
4 điểm: Thường xuyên
10/ Bạn thường xuyên bị người khác cô lập, xa lánh trong các cuộc vui
1 điểm: Không bao giờ
2 điểm: Hiếm khi
3 điểm: Thỉnh thoảng
4 điểm: Thường xuyên
KẾT QUẢ
Giờ hãy tính tổng số điểm mình có và so sánh với kết quả dưới đây:
Từ 0 - 14 điểm: Mức độ cô đơn thấp hoặc gần như không có
Bạn ít khi cảm thấy cô đơn, lạc lõng trong cuộc sống. Bạn biết cách kết nối với mọi người, tự tìm cho mình những niềm vui riêng. Nhờ điều này mà bạn luôn vui vẻ và suy nghĩ tích cực hơn hẳn người khác.
Từ 15 - 21 điểm: Mức độ cô đơn bình thường
Mức độ cô đơn mà bạn đang có cũng thuộc số đông những người trải nghiệm bài test này. Bạn không cần quá bận tâm điều này vì hầu hết mọi người đều cảm thấy một chút cô đơn theo thời gian. Tuy nhiên, nếu cảm giác cô đơn ngày một gia tăng ngay cả khi ở bên cạnh người thân, bạn bè thì ban cần phải đi khám tâm lý càng sớm càng tốt.
Từ 22 - 29 điểm: Mức độ cô đơn vừa phải
Bạn đang phải chịu đựng sự cô đơn ở mức độ vừa phải. Cảm giác lạc lõng, buồn chán chính là dấu hiệu cho thấy cuộc sống của bạn bị thiếu cân bằng. Hãy tự tìm cho mình một người đủ thân thiết và tin tưởng để chia sẻ hết áp lực và nỗi buồn trong cuộc sống, đây là cách bạn giải tỏa cảm xúc cô đơn nhanh nhất.
Từ 30 điểm trở lên: Mức độ cô đơn cực cao
Bạn thực sự cô đơn đến mức cô độc, điều này khiến bạn có xu hướng suy nghĩ tiêu cực. Hãy đi khám tâm lý hoặc sức khỏe tâm thần càng sớm càng tốt bởi bạn có nguy cơ cao bị trầm cảm. Nghiêm trọng hơn, bạn có thể hành xử và suy nghĩ vô cùng cực đoan.
Ngoài ra, để tránh bị trầm cảm do sự cô đơn cao, bạn nên tự thay đổi một chút trong cuộc sống của mình:
- Suy nghĩ đơn giản và tích cực hơn trong mọi vấn đề
- Tích cực tham gia các hoạt động xã hội
- Nuôi thú cưng
- Dành thời gian cho việc luyện tập thể thao
- Chủ động trò chuyện và kết thêm nhiều bạn mới.
(Tổng hợp)
Theo Helino
Những vấn đề sẽ gặp phải nếu ăn quá nhiều đường Tiêu thụ nhiều đường sẽ khiến cơ thể gặp một số vấn đề như sớm có nếp nhăn, thường xuyên tức giận... Đường là một loại gia vị đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa và cung cấp năng lượng cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu tiêu thụ quá nhiều đường sẽ rất có hại cho sức khỏe. Theo The Health...