Đại dịch COVID-19 sẽ khiến quá trình robot thay thế con người nhanh hơn?
Bên cạnh đại dịch COVID-19 đang làm nao núng cả thế giới, con người còn phải đối mặt với một mối đe dọa khác đối với cuộc sống của họ – sự trỗi dậy của robot trong nguồn lực lao động.
Dù thế nào đi nữa, robot đang dần thay thế vị trí của con người trong công việc, và tình hình bùng phát dịch bệnh hiện nay chỉ khiến quá trình đó diễn ra nhanh hơn mà thôi.
“Người ta luôn muốn có yếu tố “con người” trong mọi tương tác của họ nhưng COVID-19 đã thay đổi điều đó”, Martin Ford, tác giả viết về cách robot đóng vai trò của mình đối với nền kinh tế trong những thập kỷ tới.”COVID-19 sẽ thay đổi sự ưu tiên của khách hàng và mở ra cơ hội mới cho quá trình tự động hóa”
Các công ty lớn nhỏ đang mở rộng việc sử dụng robot để tăng cường cách ly xã hội cũng như cắt giảm số lượng nhân viên phải có mặt làm việc. Robot đang được sử dụng để thực hiện những tác vụ công việc mà con người không thể làm ở nhà.
Walmart, nhà bán lẻ lớn nhất nước Mỹ, đang sử dụng robot cho việc lau chùi sàn nhà. Ở Hàn Quốc, gần đây robot được sử dụng để đo thân nhiệt và phân phát nước sát khuẩn tay.
Với lời cảnh báo từ chuyên gia sức khỏe, việc giãn cách xã hội sẽ có thể vẫn tiếp tục diễn ra đến năm 2021, cho nên, những công nhân robot sẽ rất được ưa chuộng.
Các doanh nghiệp chế tạo những sản phẩm sát khuẩn, làm sạch, trong thời gian này, chứng kiến nhu cầu tăng đột biến.Robot UVD – nhà sản xuất Đan Mạch chế tạo robot sát khuẩn bằng tia sáng ultraviolet, đã vận chuyển hàng trăm máy đến các bệnh viện ở Châu Âu và Trung Quốc.
Video đang HOT
Tại những nhà hàng và cửa hàng tạp hóa có dịch vụ “mang đi” cũng sử dụng máy móc cho việc này. “Khách hàng bây giờ càng quan tâm hơn về sự an toàn của chính bản thân họ cũng như sự an toàn và sức khỏe của nhân viên” Blake Morgan, tác giả của cuốn sách “khách hàng tương lai” cho biết.
Tuy nhiên, điều này cũng có giới hạn. Việc thanh toán tự động tại các của hàng hàng tạp hóa nên được tối thiểu hóa tiếp xúc giữa người với người, tuy nhiên, nếu như hệ thống không hoạt động tốt hoặc dễ hỏng, khách hàng sẽ tránh và tìm đến cửa hàng có người thanh toán.
Dịch vụ ăn uống cũng là một lĩnh vực mà ở đó việc sử dụng robot có thể diễn ra nhanh bởi những lo ngại về sức khỏe.
Chuỗi cửa hàng ăn nhanh như McDonald’s đang tiến hành thử nghiệm robot với chức năng đầu bết và người phục vụ.
Tại các kho bãi như của Amazon và Walmart, robot đã được sử dụng trước đó để nâng cao hiệu suất. Đại dịch lần này đã khiến cả hai ông lớn này phải cân nhắc đến việc sử dụng robot trong khâu phân loại, gói hàng và vận chuyển. Điều này sẽ giải quyết được vấn đề của các nhân viên kho bãi khi họ phàn nàn về việc không thể cách ly xã hội với các đồng nghiệp với điều kiện làm việc hiện nay. Tuy nhiên, theo các chuyên gia công nghệ, điều nãy cũng có thể khiến họ mất việc.
Công nghệ máy móc tại kho bãi của Amazon
Khi công ty đã đầu tư vào việc thay thế nhân công, họ sẽ không bao giờ tuyển lại người để thay thế vào vị trí đó nữa. Bởi vì chi phí để chế tạo robot và đưa chúng vào công việc rất đắt đỏ. Nhưng một khi “vào cuộc”, robot sẽ rẻ hơn, hiệu quả hơn con người.
“Con người sẽ thích đến những nơi ít nhân viên và nhiều máy móc hơn, bởi vì ở đó họ cảm thấy yên tâm khi rủi ro ít hơn” Martin Ford cho biết.
Tống Trần Hiến
Đôi bạn trẻ chế tạo máy rửa tay tự động chung sức chống dịch Covid-19
Một đôi bạn trẻ quê Phú Thọ đã chế tạo thành công máy rửa tay tự động chung sức chống dịch Covid-19.
Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, nhóm bạn trẻ ở Thị trấn Phong Châu (huyện Phù Ninh, Phú Thọ) đã hưởng ứng tinh thần từ lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ "người có tiền góp tiền, người có hiện vật góp hiện vật, người có sức góp sức, người có ý tưởng góp ý tưởng", đã chung sức chống dịch Covid-19.
Niềm vui khi sản phẩm máy rửa tay tự động đã được sáng chế thành công của hai em Toàn và Huy.
Hiện tại hai em đang là sinh viên năm thứ nhất tại Hà Nội, em Nguyễn Quang Huy hiện là sinh viên khoa Quản Trị kinh doanh (Học viện Tài chính) và Nguyễn Đức Toàn- sinh viên khoa Quốc Tế (Đại học Quốc Gia Hà Nội), cả hai em cùng sinh 2001 ở thị trấn Phong Châu.
Từ khi còn là học sinh THPT, các em đã có niềm đam mê đặc biệt với khoa học kỹ thuật, giành nhiều thời gian nghiên cứu và thực hiện các dự án sáng chế. Tháng 4/2019, Toàn và Huy đã đạt giải Nhất cuộc thi KHKT tỉnh Phú Thọ và giải Khuyến khích cuộc thi KHKT cấp quốc gia với mô hình hệ thống tưới hoa lan tự động điều khiển bằng ứng dụng trên điện thoại thông minh.
Em Toàn (bên trái) và em Huy (bên phải) bên sáng chế chung tay đẩy lùi dịch Covid-19 của mình.
Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 có diễn biến phức tạp, hai em được nghỉ học về quê tại Thị trấn Phong Châu. Thời gian tạm nghỉ học ở nhà tại thị trấn Phong Châu, hai em đã cùng lên ý tưởng chế tạo máy rửa tay tự động, toàn bộ khâu lên ý tưởng và lắp đặt được thực hiện trong vòng 2 ngày.
Máy hoạt động dựa trên nguyên lý dùng cảm biến chuyển động tích hợp biến trở, đấu với một máy bơm làm từ mô tơ loại nhỏ 12V; đầu bơm vào nối với bình đựng dung dịch còn đầu ra chính là vòi nối ra ngoài, khi đưa tay vào đầu vòi thì cảm biến nhận diện và gửi thông tin ngay lập tức cho bơm hoạt động, bơm một lượng vừa phải vào tay người sử dụng.
Chiếc máy có thiết kế nhỏ gọn, sử dụng nhanh chóng, người dùng chỉ cần đưa tay vào vòi là vòi tự chảy ra một lượng vừa đủ nước rửa tay khô. Thời gian thao tác chỉ từ 1-2 giây và không cần có tiếp xúc với máy để tránh lan truyền virus. Chi phí chế tạo cho một chiếc máy giao động từ 700 đến 900 nghìn đồng tùy vào chất liệu (gỗ, kim loại) của vỏ máy.
Em Nguyễn Đức Toàn chia sẻ: "Xuất phát từ việc gia đình bạn Huy có cửa hàng kinh doanh, đông người ra vào, em và Huy đã nảy ra ý tưởng chế tạo một chiếc máy rửa tay tự động để phục vụ trong gia đình. Sau khi chế tạo, chúng em thấy máy hoạt động tốt, hiệu quả nên đã cùng chế tạo thêm một số máy để tặng các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thị trấn và Trường THPT Phù Ninh là nơi chúng em đã từng học tập. Trong thời gian tới, chúng em dự định sẽ tiếp tục nghiên cứu, cải tiến và làm thêm nhiều máy để tặng cho một số cơ quan, đơn vị trên địa bàn phục vụ cộng đồng cùng chung tay đẩy lùi dịch bệnh Covid-19".
Hành động của các em tuy nhỏ bé nhưng đã thể hiện đúng tinh thần sáng tạo của tuổi trẻ Đất Tổ, luôn sẵn sàng chung tay cùng cộng đồng phòng chống dịch Covid-19./.
Ngọc Khánh
Robot khử khuẩn của trường ĐH được bàn giao cho khu cách ly phòng Covid-19 Robot khử khuẩn của một trường ĐH vừa được bàn giao và bắt đầu làm việc trong khu cách ly phòng chống dịch Covid-19 tại ký túc xá ĐH Quốc gia TP.HCM. Robot khử khuẩn CD 1.0 được bàn giao cho khu cách ly ký túc xá ĐH Quốc gia TP.HCM - Lê Phúc Robot khử khuẩn CD 1.0 (Covid Defender 1.0) của...