Đại dịch COVID-19: Mỹ ghi nhận ‘tháng đen tối nhất’, với 4 triệu ca nhiễm
Tính đến ngày 28/11 (giờ địa phương), tổng số ca nhiễm COVID-19 tại Mỹ trong tháng đã vượt quá 4 triệu người, nhiều hơn gấp đôi so với số lượng từng được coi là cao kỉ lục, với 1,9 triệu người mắc hồi tháng 10 vừa qua.
Chuyển bệnh nhân nhiễm COVID-19 tới bệnh viện Tisch ở New York, Mỹ ngày 13/11/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo Tom Inglesby, Giám đốc Trung tâm An sinh sức khỏe thuộc Đại học Johns Hopkins, mức độ lây lan nghiêm trọng như vậy sẽ còn tiếp tục, thậm chí còn tệ hơn trong thời gian tới, do các hoạt động kinh tế, xã hội trên toàn quốc vẫn phải duy trì, cùng với đó là sự di chuyển của người dân trong các dịp nghỉ lễ cuối năm.
Mốc 4 triệu ca nhiễm xuất hiện tại thời điểm hàng triệu người Mỹ đi lại, mua bán trong cuối tuần này, nhân dịp Lễ Tạ ơn cũng như đợt mua hàng giảm giá “Ngày thứ 6 đen”. Một số bang tại Mỹ chưa có điều kiện công bố con số chính thức trong hai ngày qua, nên số ca nhiễm thực sự trong tháng có thể còn lớn hơn.
Hiện nay, trung bình có khoảng 170.000 ca nhiễm/ngày tại Mỹ. Riêng tuần qua, đã có tới 1,1 triệu người dương tính với virus SARS-CoV-2. Tính từ thời điểm dịch bùng phát tới nay, Mỹ vẫn là tâm dịch lớn nhất của thế giới, với tổng số hơn 13 triệu người nhiễm.
Video đang HOT
Các bệnh viện tại Mỹ đang trong tình trạng quá tải, với số bệnh nhân cần chăm sóc tăng vọt, tạo áp lực lên hệ thống y tế. Riêng trong ngày 28/11, số người nhập viện tại Mỹ lên đến 91.635 người, mức cao kỉ lục.
Nga, Ba Lan ghi nhận số ca tử vong do COVID-19 trong một ngày cao nhất
Tình hình dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp tại khu vực châu Âu khi Nga và Ba Lan ghi nhận số ca tử vong cao nhất từ trước đến nay, trong khi Hungary phải gia hạn tình trạng khẩn cấp sang năm 2021.
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân nhiễm COVID-19 tới bệnh viện ở Saint Petersburg, Nga. Ảnh: AFP/TTXVN
Giới chức Nga ngày 18/11 thông báo có thêm 456 ca tử vong do COVID-19, số ca tử vong theo ngày cao nhất kể từ khi dịch bệnh bùng phát tại nước này, nâng tổng số trường hợp không qua khỏi lên 34.387 ca.
Trong vòng 24 giờ qua, Nga cũng có 20.985 ca nhiễm mới, nâng tổng số lên 1.991.998 ca nhiễm, trở thành quốc gia có số ca mắc cao thứ 5 thế giới, sau Mỹ, Ấn Độ, Brazil và Pháp. Do số ca nhiễm mới tiếp tục tăng cao, nhiều khu vực ở Nga đang rơi vào tình trạng thiếu giường bệnh, nhân viên cũng như trang, thiết bị y tế.
* Cùng ngày 18/11, Ba Lan cũng ghi nhận số ca tử vong trong vòng một ngày ở mức cao kỷ lục với 603 ca. Số ca mắc mới trong vòng 24 giờ qua tại Ba Lan cũng tăng thêm 19.883 ca, thấp hơn nhiều số ca nhiễm mới theo ngày thông báo vào ngày 7/11 vừa qua (27.875 ca).
Thứ trưởng Y tế Ba Lan Waldemar Kraska cho rằng số ca nhiễm mới theo ngày đã giảm sau khi nước này tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh.
Ba Lan đã áp dặt các biện pháp hạn chế mới trong tháng này nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, trong đó triển khai hình thức học trực tuyến cho tất cả các trường học, đóng cửa các nhà hàng và hầu hết các cửa hàng tại các trung tâm thương mại, đồng thời cấm tập trung đông người từ 5 người trở lên.
* Hungary đã quyết định gia hạn tình trạng khẩn cấp đến tháng 2/2021, qua đó cho phép áp đặt các biện pháp phong tỏa một phần nhằm hạn chế số ca tử vong do COVID-19. Tình trạng khẩn cấp trên dự kiến hết hạn vào ngày 11/12 tới, nhưng theo một sắc lệnh của chính phủ công bố tối 17/11, sẽ kéo dài thêm 2 tháng, đến ngày 8/2/2021.
Các biện pháp hạn chế bao gồm lệnh giới nghiêm từ 20h tối hôm trước đến 5h sáng hôm sau, cấm tập trung đông người, bắt buộc đeo khẩu trang nơi công cộng, và triển khai học trực tuyến cho các trường trung học và đại học.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 trên tàu điện ngầm ở Budapest, Hungary. Ảnh: THX/TTXVN
Theo Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh châu Âu (ECDC), tỷ lệ tử vong do COVID-19 trung bình trong vòng 7 ngày, tính đến ngày 18/11, tại Hungary hiện cao thứ 4 ở châu Âu, sau CH Séc, Bỉ và Bulgaria. Ngày 18/11, Hungary ghi nhận trên 4.200 ca nhiễm mới.
* Trong khi đó, Bộ Du lịch Israel cho biết nước này đã mở cửa trở lại các khu du lịch tại Biển Chết và thành phố nghỉ dưỡng Eilat từ ngày 18/11, 2 tháng sau khi áp đặt lệnh phong tỏa hoàn toàn nhằm ngăn chặn sự lây lan của đại dịch. Tuy nhiên, du khách muốn đến các địa điểm du lịch trên phải có chứng nhận kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 được thực hiện trong vòng 72 giờ trước đó. Quy định này cũng áp dụng với những du khách đến các địa điểm nghỉ dưỡng này trong vòng 1 ngày mà không thuê phòng nghỉ.
Người dân và nhân viên làm việc chỉ được phép vào các khu nghỉ dưỡng trên nếu có kết quả xét nghiệm âm tính được thực hiện trong vòng 1 tuần trước đó, hoặc cũng có thể chọn phương pháp xét nghiệm nhanh miễn phí tại lối vào các địa điểm này. Các nhà nghỉ, khách sạn sẽ được phép mở cửa phòng ăn, bể bơi và khu vực cầu nguyện, nhưng chỉ phục vụ du khách thuê phòng tại đó.
Thủ hiến Australia xin lỗi về cụm dịch từ du thuyền Thủ hiến bang NSW xin lỗi vì không ngăn người nhiễm nCoV từ du thuyền Ruby Princess xuống Sydney hồi tháng ba, gây ra đợt bùng dịch nghiêm trọng. "Bài học đã không được rút ra kịp thời. Một lần nữa, tôi chân thành xin lỗi thay cho tất cả những cá nhân và cơ quan đã phạm phải sai lầm", Thủ hiến...