Đại chiến màn hình smartphone: Nokia CBD có như quảng cáo?
Màn hình của smartphone là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng quyết định hiệu năng của smartphone đó. Trong bài viết này, công nghệ màn hình CBD của Nokia sẽ được “lên sàn đấu” cùng với những đối thủ nặng ký như Retina, Super AMOLED…
Hiện tại, nếu bạn có ý định mua 1 chiếc smartphone, thì có lẽ ngoài yếu tố cấu hình, thiết kế, tính năng thì có lẽ màn hình của chiếc smartphone đó là một trong những yếu tố được cân nhắc nhiều nhất. Ngoài những thông số cấu thành như kích thước, độ phân giải… thì công nghệ chế tạo ra màn hình đó cũng là một chi tiết rất quan trọng, ảnh hưởng nhiều đến hiệu năng cũng như hình ảnh hiển thị trên màn hình đó. Công nghệ chế tạo màn hình sẽ mang tính chất quyết định đến khả năng hiển thị màu sắc, độ tương phản, góc nhìn, khả năng chống lóa…
Gần đây, Nokia có cho ra đời một công nghệ màn hình mới, gọi là CBD (Clear Black Display). Công nghệ này được quảng cáo là sẽ giúp cho màn hình hiển thị màu đen sâu hơn và khả năng chống lóa ngoài nắng tốt hơn nhờ lớp phủ phân cực.
Và các chuyên gia công nghệ đã quyết định đem những tuyên bố đó vào thử nghiệm. Đối thủ của CBD lần này gồm Retina của Apple, một loạt các màn hình LCD, Amoled và Super Amoled.
Vòng 1: CDB vs Retina
CDB trên chiếc E7 tỏ ra rực rỡ hơn Retina trên iPhone 4, tuy nhiên có vẻ như CBD hơi quá tay khi hiển thị các màu nóng. Điều này cũng dễ hiểu khi mà bản chất của CBD là màn hình AMOLED.
Có kích thước 4 inch nhưng lại chỉ đạt phân giải 640 x 360, rõ ràng E7 tỏ ra lép vế về mặt mật độ điểm ảnh so với Retina. Khi nhìn gần có thể thấy khá rõ điểm ảnh trên màn hình của E7.
Khi thử nghiệm ngoài nắng, dường như CBD không tỏ ra thực sự vượt trội so với Retina
Clip thể hiện khả năng hiển thị dưới ánh mặt trời chiếu trực tiếp. Sự khác biệt là rất nhỏ. Nhìn chung, có vẻ như ý tưởng sử dụng smartphone dưới ánh nắng mùa hè chói chang vẫn là 1 ý tưởng tồi, dù cho smartphone đó có dùng IPS LCD hay CBD
Vòng 2: CBD vs Super AMOLED
Về cơ bản, CBD chính là 1 màn hình AMOLED có tích hợp thêm 1 lớp phủ phân cực phía trên (giống như lớp phủ trên kính râm) giúp loại bỏ các tia sáng phản xạ từ đó làm tăng độ tương phản cũng như khả năng chống lóa cho màn hình. Còn Super AMOLED cũng chính là 1 màn hình AMOLED có thêm lớp cảm biến màn hình cực mỏng, được quảng cáo là giúp màu sắc hiển thị rực rỡ hơn do ít phải đi qua các lớp màn hình hơn. Liệu rằng 2 công nghệ cùng 1 gốc này có gì khác biệt?
So sánh giữa Super AMOLED trên Galaxy S và CBD trên E7, dường như có cùng gốc AMOLED nhưng sự khác biệt giữa 2 màn hình này là khá rõ ràng.
CBD có xu hướng cho màu trầm hơn, không rực rỡ như Super AMOLED, và ở các gam màu trầm và trung tính hiển thị thật hơn.
Nhìn chung cả 2 màn hình đều cho khả năng hiển thị màu sắc tuyệt vời: Rực rỡ và tương phản rất cao.
Video đang HOT
Màn hình của Galaxy S luôn có xu hướng tươi sáng hơn E7 1 chút.
Vòng 3: Khả năng sử dụng ngoài trời.
Rõ ràng với 1 nước nhiệt đới như Việt Nam, khả năng hiển thị dưới ánh nắng trực tiếp của màn hình smartphone là một yếu tố vô cùng quan trọng. Màu sắc dù đẹp đến đâu nhưng nếu bị lóa mờ dưới nắng thì coi như vô dụng khi dùng ngoài trời, một yếu điểm khó tha thứ nếu bạn là một người ưa hoạt động hoặc đơn giản là suốt ngày “bon bon” trên đường.
Kiểm tra khả năng sử dụng ngoài trời thì 2 điện thoại cho kết quả tệ nhất là 2 smartphone sử dụng màn hình LCD là Desire HD và Xperia X10. Khả năng chống lóa tốt nhất thuộc về các smartphone đến từ Samsung và Nokia. Retina của Apple cũng tỏ ra không kém cạnh.
Về độ rực rỡ cũng như tương phản , các màn hình gốc AMOLED rõ ràng chiếm ưu thế tuyệt đối so với màn hình LCD truyền thống. Đặc biệt màu xanh da trời hiển thị trên màn hình CBD tỏ ra rất sâu và mượt
Bảng so sánh trên có thể giúp bạn có được cơ sở tham khảo khi muốn chọn mua 1 smartphone mới. Có vẻ như màn hình CBD được đánh giá cao ở mọi mặt.
Kết luận:
Tận dụng được ưu thế về khả năng hiển thị màu sắc rực rỡ, độ tương phản và khả năng chống lóa vốn đã rất tốt của màn hình AMOLED nay còn được tăng cường bởi lớp phủ phân cực, rõ ràng CBD là một công nghệ rất đáng quan tâm nếu bạn thực sự có đòi hỏi cao cho màn hình của chiếc smartphone tương lai. Tuy nhiên CBD là công nghệ độc quyền của Nokia và nếu thực sự muốn sở hữu smartphone có màn hình sử dụng công nghệ này, thì sự lựa chọn duy nhất là các smartphone của Nokia. Hiện tại sự lựa chọn này bị gói gọn trong 1 vài mẫu mới ra của Nokia như E6, E7, N8. Tuy nhiên thực sự hi vọng rằng trong thời gian tới, Nokia sẽ tích hợp CBD trên nhiều model hơn nữa.
Dù rằng không thể phủ nhận tiềm năng của CBD là rất lớn, nhưng Nokia có lẽ sẽ còn phải nỗ lực thêm nhiều hơn nữa thì mới có thể thuyết phục người sử dụng quay trở lại với smartphone của hãng. Màn hình là một yếu tố quan trọng, nhưng không phải là yếu tố quyết định. Tất nhiên, nếu như Nokia tìm được sự dung hòa hợp lý giữa phần cứng, phần mềm và những công nghệ thú vị như CBD, Fixed focus… thì có lẽ ngày về của vị vua sẽ không quá xa.
Theo PLXH
"Đại chiến" internet: Hoa Kỳ - Trung Quốc
Cùng bình luận về "cuộc chiến" internet giữa Mỹ và Trung Quốc trên nhiều mặt trận.
Từ trước đến nay, khi nói về những "cường quốc", ắt hẳn trong số những quốc gia chúng ta nghĩ tới sẽ có Mỹ và Trung Quốc. Tuy nhiên chủ đề bàn luận ngày hôm nay hoàn toàn không phải về kinh tế, chính trị hay xã hội của hai quốc gia này, mà là về một khía cạnh hoàn toàn khác: Internet. Hãy cùng so sánh hai cường quốc này trên những khía cạnh liên quan đến mạng Internet toàn cầu để có cái nhìn toàn cảnh về cộng đồng mạng của hai quốc gia này.
Số lượng người sử dụng Internet
Mười năm về trước, Mỹ là quốc gia có số lượng người sử dụng Internet nhiều nhất thế giới. Nhưng nay thì không: Con số 239 triệu người dùng Internet tại Mỹ vẫn chưa là gì so với hơn 420 triệu người ở "đất nước hơn 1 tỉ dân".
Ngày hôm nay, số người sử dụng Internet tại Mỹ và Trung Quốc chiếm đến 33% tổng số cư dân mạng toàn cầu. Chỉ riêng Trung Quốc đã chiếm hơn 51% tổng số người dùng Internet tại Châu Á.
Tuy nhiên, nếu xét theo tỷ lệ người dùng, Trung Quốc vẫn thua xa Mỹ, khi con số này tại Mỹ là 77,3% dân số. Trong khi tại Trung Quốc chỉ là 31,6%. Thế nhưng một lần nữa, ưu thế số đông lại giúp Trung Quốc, vì nếu số lượng người dùng Internet tại quốc gia này bằng với Mỹ (khoảng 70%), con số 420 triệu ở trên sẽ trở thành hơn 1 tỉ người!
Tốc độ tăng trưởng
Nếu xét về tốc độ tăng trưởng, thì Trung Quốc mới thực sự là một con mãnh hổ. Trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến 2010, số lượng người sử dụng Internet tại Trung Quốc đã tăng... 1767%, nghĩa là gấp gần 18 lần chỉ trong vòng 10 năm! Trong khi đó, con số này tại Mỹ chỉ là 152%, nghĩa là chỉ vào khoảng 2,5 lần. Lý do chủ yếu như đã nói ở trên, với tỉ lệ vào khoảng 70%, Mỹ rất khó có thể đạt được con số tăng trưởng như tại Trung Quốc, nơi mà dân số trẻ tăng nhanh với nhu cầu được tiếp cận với những công nghệ mới. Mặc dù đạt được con số tăng trưởng đáng ngạc nhiên như vậy, Trung Quốc lại không hề có dấu hiệu chậm lại.
Nhìn lại một chút vào quá khứ, vào năm 2000, Mỹ có 95 triệu người dùng Internet. Đến năm 2010, họ đã có 239 triệu người. Những con số này tại Trung Quốc lần lượt là 22 triệu và... 420 triệu người.
Tốc độ kết nối Internet
Ở khía cạnh này, Mỹ dư sức bỏ xa Trung Quốc. Nếu đem ra so sánh, tốc độ trung bình tại Mỹ cao gấp 5 lần so với Trung Quốc. Điều này có được là do những đường truyền băng thông rộng đã và đang được sử dụng rộng rãi tại Mỹ.
Cụ thể hơn, chúng ta có thể thấy tại Mỹ, 34% tổng số kết nói Internet nhanh hơn 5 Mbit/ giây. Con số này tại Trung Quốc chỉ là 0,4%.
Công cụ tìm kiếm
Google chưa bao giờ thực sự muốn làm việc nghiêm túc để trở thành công cụ tìm kiếm số một tại Trung Quốc. Và bây giờ, khi gã khổng lồ đã chính thức rút khỏi thị trường tỉ dân, thì công cụ tìm kiếm lên ngôi chính là Baidu, kẻ được mệnh danh "Google của Trung Quốc".
Những website được truy cập nhiều nhất
Những trang web được truy cập nhiều nhất tại Mỹ cũng chính là những trang web hết sức quen thuộc với đã số người dùng Internet trên thế giới. Nếu như nhìn vào top website được truy cập nhiều nhất tại Trung Quốc, chúng ta sẽ giật mình nhận ra rằng thậm chí trong số đó có những tên miền bạn chưa hề nghe tới. Từ đó, khá nhiều người rút ra nhận xét: một trang web thành công tại Trung Quốc không nhất thiết phải là một trang web được nhiều người nước ngoài biết tới.
Top 5 trang web được truy cập nhiều nhất tại Mỹ:
1. Google.com
2. Facebook.com
3. Yahoo.com
4. Youtube.com
5. Amazon.com
Top 5 trang web được truy cập nhiều nhất tại Trung Quốc:
1. Baidu.com (công cụ tìm kiếm)
2. QQ.com (mạng xã hội)
3. Sina.com.cn (cổng thông tin mạng)
4. Taobao.com ("eBay của người Trung Quốc)
5. Google.com.hk (Google Hồng Kông)
Google tại Đại Lục đã đóng cửa, tuy nhiên Google Hồng Kông vẫn có trong danh sách 5 trang web được truy cập nhiều nhất, chủ yếu là do Google.cn đã chuyển những yêu cầu của người dùng sang Google.com.hk.
Tên miền
Khi nói về tên miền, hầu hết những số liệu đều chỉ ra những tên miền được phân loại theo quốc gia sở hữu, chứ không phải theo quốc tịch người mua tên miền. Vì thế Mỹ sẽ là "nhà vô địch" nếu xét về số lượng tên miền được bán ra. Nếu so với 76 triệu tên miền tại Mỹ, vì con số 4,8 triệu tại Trung Quốc vẫn chỉ là một chú bé tí hon đứng cạnh gã khổng lồ.
Tuy nhiên, nếu xét theo số lượng tên miền cấp quốc gia được hoạt động, thì con số 3,38 triệu tên miền .cn của Trung Quốc đã vượt xa con số 1,88 triệu tên miền (.us) của Mỹ. Thực ra, tên miền .com đã quá phổ biến, điều này làm cho tên miền quốc gia .us của Mỹ bị lu mờ ít nhiều.
Tạm kết
Điểm qua những gì vừa bàn tới, chúng ta có thể rút ra những điểm khái quát sau:
- Cộng đồng sử dụng Internet tại Trung Quốc nhiều hơn gần gấp 2 lần tại Mỹ (con số cụ thể ở đây là 1,76 lần).
- Hệ thống cơ sở hạ tầng mạng Internet tại Mỹ tốt hơn tại Trung Quốc khá nhiều.
- Mặc dù đã là quốc gia có số lượng người sử dụng Internet nhiều nhất, Trung Quốc vẫn là nước nắm giữ cơ hội phát triển lớn nhất thế giới.
- Nền công nghiệp buôn bán tên miền tại Mỹ đã làm cho đất nước này giữ vị trí quan trọng, nhất là khi người sử dụng Internet trên toàn thế giới đều sử dụng dịch vụ của họ.
Một kết luận nho nhỏ được tạm thời rút ra: trong khi nền tảng phát triển mạng Internet của Mỹ vẫn đứng trên Trung Quốc, thì số lượng người sử dụng mạng toàn cầu, cũng như cơ hội phát triển tại quốc gia 1 tỉ dân đã vượt xa Mỹ rất nhiều. Những con số này chỉ được thu thập trong gia đoạn từ 2000 đến 2010, vì vậy còn quá sớm để nói đến kết quả chung cuộc.
Vấn đề phát triển của mạng Internet luôn là vấn đề với những câu hỏi mở. Liệu rằng Mỹ có giữ vững vị thế của mình, hay Trung Quốc sẽ còn phát triển mạnh tới cỡ nào? Có một câu trả lời rất hợp lý cho câu hỏi này mà chúng ta thường thấy trong các bộ phim truyền hình Mỹ hay các tiểu thuyết kiếm hiệp Trung Quốc: "Hồi sau sẽ rõ!".
Tham khảo Royal Pingdom
Theo PLXH
Căng thẳng được đẩy lên cao độ trong cuộc đại chiến AoE Thế giới Cuôi cùng trân đâu được cả công đông AoE mong đợi cũng đã diên ra. Như đã thông báo từ trước, vào ngày 15/4 vừa qua, game thủ AoE Viêt Dinosaur đã có trân giao hữu với "Vua Assyrian" Thê giới RFR_Gold. Có vẻ như đôi bạn rât nóng lòng được thi đâu nên đã sẵn sàng thi đâu ngay trong setting sở...