Đại chiến điện toán đám mây: Bị thất sủng, Alibaba đang thua trận trước Amazon
Từng tự tin tuyên bố tăng trưởng 50%/năm, giờ đây mảng điện toán đám mây của Alibaba lại đang lao đao khi bị các dự án địa phương từ chối.
Cách đây hơn 1 năm, trong khi Alibaba đang đối mặt với các cuộc điều tra của chính phủ thì giám đốc tài chính Maggie Wu của hãng đã nhanh chóng tuyên bố công ty sẽ mở rộng mảng điện toán đám mây để cạnh tranh với đối thủ nước ngoài.
“Trung Quốc sẽ là nền kinh tế lớn nhất thế giới trong 10 năm nữa và đương nhiên các công ty cũng như vô số ngành nghề sẽ cần đến mảng điện toán đám mây”, giám đốc Maggie Wu phát biểu tại một hội nghị của Goldman Sachs vào tháng 2/2021.
Để khẳng định quyết tâm của mình, bà Wu đưa ra mức tăng trưởng mục tiêu 50%/năm cho Ali Cloud, mảng điện toán đám mây của Alibaba, dù con số này được đánh giá là quá “phi thực tế”.
Thật vậy, tăng trưởng của Ali Cloud trồi sụt liên tục với doanh số chỉ tăng 12% trong quý I/2022 so với cùng kỳ năm trước. Phía Tencent thậm chí còn cho biết mảng điện toán đám mây của họ đã suy giảm doanh số trong cùng kỳ.
Việc thua trận trong mảng điện toán đám mây là minh chứng rõ ràng cho thấy các ông lớn công nghệ Trug Quốc đang gặp khó khăn toàn diện. Ngoài sự siết chặt kiểm soát từ chính quyền Bắc Kinh, các tập đoàn công nghệ còn phải đối mặt với rủi ro giảm tốc kinh tế cũng như hàng loạt các đợt giãn cách chống dịch gây cản trở hoạt động giao thương.
Ngoài ra, hàng loạt đối thủ cạnh tranh tham dự như Huawei, Tianyi Cloud của China Telecom hay Tsinghua Unigroup cũng gia tăng áp lực với những ông lớn Alibaba, Tencent.
Theo tờ Financial Times, giấc mơ của Alibaba và Tencent khi dựa vào mảng điện toán đám mây để phát triển như Amazon Web Services hay Azure của Microsoft đang làm, qua đó thống trị nền thương mại điện tử toàn quốc đã vỡ tan.
Trái với những hãng công nghệ tại Mỹ, mảng điện toán đám mây của Alibaba đã giảm tốc trong 1 năm qua dù lợi nhuận vẫn khá tốt. Riêng với Tencent thì đã chuyển từ vị thế tăng trưởng sang hòa vốn.
Thất thế
Một trong những nguyên nhân chính khiến mảng điện toán đám mây của Alibaba và Tencent thất trận là do đặc thù thị trường. Những doanh nghiệp thuê dịch vụ điện toán đám mây chiếm đến 60% thị phần mảng này ở Trung Quốc, với Alibaba và Tencent là 2 nhà dẫn đầu. Điều này cũng tương tự như ở Mỹ khi Amazon, Microsoft và Google nắm giữ cuộc chơi.
Tuy nhiên, khoảng 50% các doanh nghiệp thuê dịch vụ điện toán đám mây thuộc ngành công nghệ, vốn đang bị chính phủ Trung Quốc siết chặt kiểm soát cũng như rất dễ chịu tổn thương khi chính sách thay đổi.
Tương tự, nhưng mảng như giáo dục trực tuyến hay giải trí cũng đang bị chính quyền Bắc Kinh tăng cường thanh tra với nhiều quy định mới như cấm dạy thêm, siết chặt quản lý thuế… khiến họ giảm thuê ngoài dịch vụ điện toán đám mây.
Video đang HOT
“Rất nhiều hãng công nghệ nhỏ có chưa đến 100 nhân viên đã phải đóng cửa từ đầu năm đến nay. Họ là những khách hàng trọng yếu và nếu mất họ thì chúng tôi sẽ chịu thiệt hại lớn”, một nguồn tin tại Alibaba tiết lộ cho tờ FT khi nhắc đến sự dịch chuyển của thị trường do chính phủ ban hành những quy định mới.
Ở phần còn lại, các doanh nghiệp tư nhân tự xây dựng hệ thống điện toán đám mây cho riêng mình mà không thuê ngoài chiếm 40% thị phần. Viện Hàn lâm công nghệ thông tin Trung Quốc (CAICT) cho biết những công ty này thường sử dụng hệ thống tài nguyên công nghệ chuyên dụng có độ tùy chỉnh cao để bảo mật nên khó lòng tiếp cận. Phần lớn những công ty này là các tập đoàn quốc doanh.
Chuyên gia Yi Zhang tại Catalys cho biết sự gia tăng cạnh tranh và nhu cầu đi xuống đang khiến mảng điện toán đám mây ở Trung Quốc bão hòa hơn bao giờ hết.
Trong năm tài khóa tính đến tháng 3/2022, tăng trưởng của Ali Cloud đã giảm tốc. Doanh số của mảng điện toán đám mây thuộc Alibaba chỉ tăng 23% so với cùng kỳ năm trước lên 75 tỷ Nhân dân tệ, tương đương 11 tỷ USD và có thua lỗ từ hoạt động (Operating Loss) lên tới 5 tỷ Nhân dân tệ.
Trái ngược lại, mảng điện toán đám mây của Amazon tăng trưởng doanh thu đến 38% trong cùng kỳ, lợi nhuận hoạt động (Operating Income) đạt 21 tỷ USD và doanh số đạt 67 tỷ USD.
“Điện toán đám mây là mảng kinh doanh quan trọng thứ 2 tại Alibaba sau thương mại điện tử, bởi vậy việc giảm tốc này là khá nghiêm trọng. Alibaba biện minh rằng sự suy giảm của những khách hàng quan trọng như Tiktok của Byte Dance là nguyên nhân, nhưng thực tế rõ ràng là còn có lý do khác nữa”, giám đốc Shawn Yang của Blue Lotus Capital Advisors nhận định.
Ngoài lý do Tiktok, CEO Daniel Zhang, người kế vị nhà sáng lập Jack Ma sau khi ông nghỉ hưu, còn viện vớ đại dịch khiến nhiều dự án của Alibaba bị chậm trễ. Thêm nữa nền kinh tế giảm tốc và sự suy giảm nhu cầu từ các hãng công nghệ với dịch vụ thuê điện toán đám mây đã làm kết quả kinh doanh năm vừa qua không được khả quan. Dẫu vậy, ông Zhang vẫn tự tin khẳng định mọi khó khăn chỉ là nhất thời.
“Cuộc cách mạng số hóa mới chỉ bắt đầu và chúng tôi vẫn còn rất nhiều cơ hội nữa”, CEO Zhang khẳng định.
Ám ảnh kiểm soát
Do còn nhiều lỗ hổng trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cũng như thương mại nên rất nhiều công ty tại Trung Quốc ám ảnh với việc kiểm soát, bảo mật thông tin. Bởi vậy dù CEO Zhang của Alibaba có hứa hẹn thế nào thì nhiều chuyên gia vẫn lo ngại cho mảng điện toán đám mây tại Trung Quốc.
“Chỉ những công ty nhỏ mới thuê ngoài dịch vụ điện toán đám mây ở Trung Quốc. Các doanh nghiệp lớn thường không tin vào dịch vụ này mà thích được tự kiểm soát nhằm đảm bảo tính an toàn của tài nguyên thông tin hơn”, chuyên gia Evan Zeng thuộc Gartner nhận định.
Đồng quan điểm, chuyên gia phân tích Boris Van của Bernstein cho biết việc chính phủ Trung Quốc ban hành các quy định siết chặt an ninh mạng và sự riêng tư về thông tin cá nhân vào năm 2021 càng thuyết phục nhiều hãng công nghệ từ bỏ dịch vụ thuê ngoài điện toán đám mây để có thể tự do kiểm soát nguồn tài nguyên thông tin của mình.
Bên cạnh đó, việc Alibaba bị thất thế do nhà sáng lập Jack Ma vạ miệng năm 2020 cũng là một phần nguyên nhân khiến mảng điện toán đám mây của hãng giảm tốc.
Tờ FT cho hay nhiều khu vực địa phương như thành phố Changsha ở Trung Quốc đã ưu tiên các hợp đồng cho Huawei thay vì Alibaba hay Tencent. Một quan chức giấu tên tại tỉnh Zhejiang nới với FT rằng Alibaba được ưu ái trước năm 2020 nhưng mọi chuyện đã thay đổi khi Jack Ma “bước qua lằn ranh đỏ”.
“Thời kỳ hoàng kim của Alibaba đã chấm dứt khi không còn được lòng chính phủ nữa. Bởi vậy chúng tôi hiện đang dựa vào dịch vụ điện toán đám mây của các hãng quốc doanh như Tianyi nhằm đảm bảo sự ổn định. Đây sẽ là xu thế mới của các dự án chính phủ trong những năm tới”, nguồn tin chính phủ của FT nói.
Đem về cả tỷ USD cho Amazon, nhưng mảng điện toán đám mây AWS cũng đầy mảng tối bên trong
Theo khiếu nại của những nhân viên cũ, bên trong mảng kinh doanh đầy lợi nhuận này của Amazon lại đầy vụ việc bắt nạt, phân biệt chủng tộc và giới tính.
Môi trường làm việc khắc nghiệt trong các kho hàng của Amazon đã trở nên quá quen thuộc với công chúng. Lợi nhuận mỏng manh và liên tục phải chiều lòng khách hàng của mảng thương mại điện tử gần như buộc công ty phải vắt kiệt sức các nhân viên kho hàng cũng như giao nhận để đảm bảo hiệu suất công việc.
Thế nhưng ngay cả mảng kinh doanh điện toán đám mây đầy lợi nhuận của Amazon cũng không thoát khỏi các tai tiếng liên quan đến nhân sự của mình. Sự việc chỉ được biết đến sau khi cựu nhân viên Cindy Warner đệ đơn kiện nhắm vào ProServe, một bộ phận trong mảng dịch vụ đám mây Amazon Web Services (AWS), với cáo buộc mình bị sa thải vì nói về việc phân biệt giới tính tại công ty.
Không chỉ đơn kiện này, báo cáo của Business Insider cho biết, đã có 21 nhân viên cũ và mới của AWS cũng cho biết tình trạng tương tự trong ProServe, bao gồm cả các vụ việc về tình trạng bắt nạt, xúc phạm phụ nữ, các bình luận thiên vị, trù dập nhắm vào những người khiếu nại và hình phạt nhẹ đối với các hành vi sai trái. Nhiều người không dám công khai nói về điều này do lo sợ bị trả thù.
Bên cạnh đó, ngay từ ngày đầu nhậm chức CEO của Amazon vào tháng Bảy năm ngoái, ông Andy Jassy đã nhận được bản kiến nghị có chữ ký của hơn 500 nhân viên mô tả về văn hóa "phân biệt đối xử, quấy rối, bắt nạt và thành kiến với phụ nữ và các nhóm yếu thế" được xây dựng một cách hệ thống trong mảng kinh doanh này.
Kể từ khi lên nhậm chức, ông Jassy đã nhắm đến việc biến Amazon thành "nơi làm việc tốt nhất trên Trái Đất", nhưng đồng thời vẫn phải tiếp tục đà tăng trưởng hiện tại. Trong tuyên bố của mình, Amazon cho biết, các cáo buộc tại ProServe "không phản ánh văn hóa của Amazon". Công ty cũng cam kết "điều tra các cáo buộc về văn hóa trong nhóm ProServe" và đưa mọi việc đi đúng hướng.
Mặc dù vậy, nhân viên bộ phận này vẫn đang lũ lượt dứt áo ra đi. Theo một nhân sự cấp cao của Amazon, tỷ lệ tiêu hao nhân sự của ProServe trong quý đầu năm nay đang cao gấp đôi mức dự kiến. Tuy nhiên phát ngôn viên của Amazon cho biết, các con số trên không chính xác nhưng cũng không cung cấp các con số cụ thể.
Trong khi đó, Amazon cũng mới điều chuyển Todd Weatherby, người từng đứng đầu ProServe, người bị cáo buộc phân biệt giới tính trong đơn kiện của Warner, sang "vai trò cố vấn" trong một đợt cải tổ bộ phận này.
Mặt trái trong cỗ máy tăng trưởng của Amazon
Được thành lập từ năm 2012, ProServe đã giúp biến mảng đám mây của Amazon từ một mảng kinh doanh nhỏ thành một nền tảng khổng lồ dành cho các tập đoàn lớn trên thế giới. Nhân viên của ProServe về cơ bản là những người tư vấn đám mây làm việc trực tiếp cho các khách hàng VIP như Nestlé, BMW và Samsung, giúp họ thiết lập và duy trì các sản phẩm đám mây của Amazon.
Các nguồn tin của Business Insider cho biết để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và đối tác, các quản lý của nhóm đã tuyển dụng nhanh hết mức có thể. Nhân sự làm việc của ProServe đã tăng trưởng đến 78% trong một năm, đi kèm với đó là các lãnh đạo mới ít kinh nghiệm quản lý nhưng lại quản lý các nhóm tương đối lớn. Bên cạnh đó, bộ phận này cũng không có văn hóa hoặc hệ thống nào để biến các lãnh đạo này thành những nhà quản lý phù hợp.
Đối với đơn kiện của Warner, các cáo buộc bắt nguồn từ một cuộc gọi giữa cô và đồng nghiệp nam và đại diện nhân sự của Amazon. Ban đầu cuộc gọi nhằm giải quyết một tranh cãi nội bộ về khách hàng VIP của công ty, nhưng nhanh chóng đi chệch hướng và biến thành cãi vã lẫn nhau:
"Cô không là gì cả." Đồng nghiệp của Warner đã hét vào mặt cô. "Tôi sẽ đảm bảo rằng cô chẳng đi đến đâu cả trong cái tổ chức này." Sau đó người đồng nghiệp này còn gọi cô bằng các từ ngữ xúc phạm phụ nữ.
Cho dù phòng nhân sự đã điều tra sự việc này và đệ trình nó lên Jassy, khi đó đang là CEO của AWS, nhưng đơn kiện của Warner cho biết, người đồng nghiệp này sau đó cũng không bị kỷ luật. Ông Weatherby, quản lý của cô Warner, khi đó đã chế giễu, xúc phạm cô vì thất bại trong việc khiếu nại.
Đại diện của Amazon cho biết, công ty đã "tiến hành điều tra kỹ lưỡng về khiếu nại của cô Warner và nhận thấy các cáo buộc của cô là không có cơ sở."
Vị giám đốc nổi nóng
Ngay cả Pravin Raj, giám đốc của bộ phận này và từng là một người kỳ cựu đến từ Cisco, cũng bị nhiều nhân viên đánh giá như một người đặc biệt khó làm việc cùng. Theo nguồn tin của Business Insider, vị giám đốc này thường xuyên quát nạt nhân viên, dễ nổi nóng và thường đưa ra các nhận xét xúc phạm phụ nữ và người da màu.
Theo nguồn tin nội bộ, đã có nhiều lời phàn nàn về ông Raj được gửi tới bộ phận nhân sự của Amazon. Ngay cả trong đơn kiện của Warner cũng cho biết, nhiều nhân viên của ProServe đã khiếu nại về các "hành vi phân biệt đối xử và quấy rối" của ông Raj.
Theo nhiều nhân viên của ProServe, với chức vụ cao của mình trong bộ phận này, Raj như một "người thực thi" của Weatherby, vì vậy được bảo vệ khỏi các hành vi sai trái của mình trong một thời gian. Tám người khác từng làm việc tại ProServe cũng chứng thực điều này và cho biết Raj sẽ thay mặt Weatherby trừng phạt người khác khi cần thiết.
Warner và nhiều nhân viên khác ở ProServe cho biết, các nhà quản lý và lãnh đạo cấp cao ở Amazon đã lạm dụng chương trình quản lý hiệu suất của công ty, còn được biết tới với cái tên Focus, để trừng phạt những nhân viên dám lên tiếng phản đối.
Một vài năm trước, một nhân viên đã bị đưa vào chương trình Focus sau khi lên tiếng chỉ trích khả năng lãnh đạo của Raj. Warner cho biết, người này bị trừng phạt chỉ đơn giản là vì "đã vượt mặt Pavin".
Ban đầu, Focus được lập ra với mục đích huấn luyện các nhân viên có hiệu suất kém, nhưng thay vào đó, giờ đây nó được sử dụng như một vũ khí để ngăn mọi người lên tiếng tại công ty.
Vào tháng Bảy năm ngoái, trước hàng loạt khiếu nại nội bộ về thiên vị và bắt nạt diễn ra tại ProServe, AWS đã thuê một công ty bên ngoài, hãng Oppenheimer Investigations, để tiến hành điều tra. Thế nhưng gần 10 tháng sau đó, nhân viên trong bộ phận này cho biết, họ vẫn chưa nhận được cập nhật nào nhằm giải quyết các mối lo ngại của những khiếu nại trên.
Vụ cá cược thế kỷ của Amazon Việc Jeff Bezos dám đặt cược vào AWS, công nghệ điện toán đám mây bị nghi ngờ về tính khả thi, giúp Amazon có một "cỗ máy" kiếm tiền thật sự. Mới đây, trên Twitter của mình nhà sáng lập Amazon đã đăng tải hình ảnh ông đóng khung kỷ niệm cuốn tạp chí BusinessWeek, được xuất bản cách đây 16 năm. Ảnh...