Đại ca phong tình và nỗi hối hận muộn mằn
Dân giang hồ đất Cảng đều biết đến và có phần nể trọng Đồng Xuân Long (biệt hiệu Long “Rồng”). Khi còn là kẻ tự do ngoài xã hội, chỉ cần Long “Rồng” ho một tiếng, có tới vài chục đàn em sẵn sàng xếp hàng chờ lệnh đánh, chém.
Đại ca khét tiếng
Đang thụ án tù vì 2 tội “Cưỡng đoạt tài sản” và “Chống người thi hành công vụ”, tại trại giam Phú Sơn 4 – Bộ Công an, ở tuổi 48, Long “Rồng” nhớ lại quá khứ “vàng son” của mình.
Khi còn tự do ngoài xã hội, Long “Rồng” rủng rỉnh nhờ nghề mua bán ô tô cũ. Anh ta chuyên mua đi bán lại những dòng xe sang.
Phạm nhân Đồng Xuân Long
Và theo lời anh ta, để trụ được ở đất Hải Phòng với thứ nghề cần lắm “bôn ba” như vậy, phải có chút “máu mặt”.
Long “Rồng” “lấy số” bằng một tiền án, “độ lì” trong những lần giải quyết mâu thuẫn làm ăn. Luôn điềm tĩnh và thu nạp được nhiều đàn em, chỉ cần Long “Rồng” ho một tiếng, có vài chục đàn em sẵn sàng xếp hàng chờ lệnh đánh, chém.
Giữa tháng 7/2012, trong khi lái chiếc Lexus đến ngã ba Giải Phóng – Hoàng Liệt, Hà Nội, Long bị cảnh sát giao thông dừng xe kiểm tra do vi phạm luật. Lúc đó, đại ca đất Cảng đã không dừng xe, ngông cuồng cho xe chạy tiếp khiến cảnh sát phải rượt đuổi.
Bỏ chạy được một cây số, Long đột ngột xuống xe, túm áo, giật ve áo của một cảnh sát. Ngay sau đó anh ta bị tạm giữ để điều tra hành vi chống người thi hành công vụ. Được tại ngoại, Long “Rồng” thể hiện thói ngông khi tham gia vụ cưỡng đoạt tài sản.
Tháng 12/2012, Long đứng ra giải quyết việc đòi nợ cho một chủ hiệu cầm đồ ở Hà Nội. Long triệu tập khoảng 30-40 đàn em dưới trướng tìm đến thị uy “con nợ”. Nạn nhân hoảng sợ đã phải đưa trước cho nhóm của Long 50 triệu đồng. Khi đang nhận tiền, đại ca đất Cảng bị bắt giữ.
Tháng 9/2013, TAND Hà Nội đưa Long “Rồng” ra xét xử và tuyên phạt anh ta tổng cộng 5 năm 4 tháng tù vì hai tội danh “Cưỡng đoạt tài sản” và “Chống người thi hành công vụ”.
Video đang HOT
Ngồi tù ở tuổi trung niên, Long “Rồng” được Ban giám thị trại phân công giúp cán bộ bảo ban các phạm nhân khác thực hiện các quy chế của trại giam như đi lại, tác phong, học tập chính sách pháp luật.
Phong tình
Phía sau song sắt, đại ca từng khét tiếng một thời tâm sự rằng, ngoài người vợ chính thức, Long “Rồng” nặng tình với hai người phụ nữ khác. Người tình thứ nhất, phạm nhân này bảo không muốn nhắc đến.
Còn về người tình thứ hai, một phụ nữ nhan sắc, mới ngoài 20 tuổi và chỉ hơn con lớn của Long “Rồng” vài tuổi. Long kể, anh ta quen với cô gái trong một lần vào bar nghe nhạc. Thấy thiếu nữ xinh đẹp, Long bắt chuyện làm quen để rồi đem lòng yêu cô gái.
Cuộc tình vụng trộm với cô gái trẻ được Long “Rồng” vun đắp trong 7 tháng thì ông ta vướng lao lý.
“Tôi bị bắt tạm giam ở Hoả Lò và cô ấy cũng thỉnh thoảng vào thăm, gửi quà”, nam phạm nhân kể.
Cũng đến khi bị bắt, người vợ chính thức của ông ta mới biết chồng mình có nhân tình.
Dù vậy, từ ngày chồng vào trại giam Phú Sơn cải tạo, tháng nào vợ của Long “Rồng” cũng lên thăm và dặn dò chồng gắng cải tạo tốt. Tết này, không được xum vầy cùng gia đình nhưng được vợ chuẩn bị cho đủ thứ quà đón Tết, Long “Rồng” bảo ông ta vẫn cảm thấy hơi ấm của gia đình.
Quản giáo Đinh Văn Khôi, tổ trưởng giáo dục phân trại số 1, trại giam Phú Sơn cho biết, từ ngày vào trại, Long chấp hành tốt nội quy, xác định rõ tội của mình và chấp hành nghiêm quyết định của bản án, luôn tích cực tham gia học tập, lao động, rèn luyện, cũng như các phong trào văn hoá, văn nghệ do Ban giám thị phát động”.
Giang hồ dọc ngang một thời, ở tuổi tứ tuần, đại ca khét tiếng đã nhận biết đâu mới là giá trị trân quý khi mà Tết đến xuân sang ông ta phải xa gia đình, đón tết sau song sắt lạnh giá.
T.Nhung
Theo_VietNamNet
"Quất rụng hết quả thì bỏ tiền túi mà đền"
Với tiền công mỗi ngày từ 300.000 - 500.000đ, ngoài chi phí xăng xe, nhiều người chở quất, đào, cây cảnh thuê có thể kiếm được tiền triệu trong mấy ngày cận Tết. Nhưng nếu không cẩn thận có thể phải móc tiền túi đền cho khách...
Hình ảnh những người chạy xe ba gác, xe máy lầm lũi giữa dòng người ngược xuôi trên đường phố đông đúc trở nên quen thuộc trong những ngày cận Tết này.
Nghề chở hoa, cây cạnh "hốt bạc" những ngày cận Tết.
Bác Lê Văn Tuấn, ở huyện Triệu Sơn đã ba mùa Tết chở đào thuê cho chủ ở chân cầu Phú Sơn, TP Thanh Hóa. Mỗi ngày công, bác kiếm được 300.000 - 500.000đ. "Vào những ngày giáp Tết, công việc nhiều và bận lắm, chủ có thể trả công cao hơn ngày thường", bác Tuấn chia sẻ.
Mùa Tết năm nay, bác Tuấn đi làm từ ngày 20/12 âm lịch. Tuy nhiên, để kiếm được tiền thù lao cao nhưng công việc không phải là đơn giản, nhất là nhiều người dân ngày càng có nhu cầu chơi đào thế, gốc to và nặng nên công việc chở đi giao hàng cho khách với họ rất vất vả.
Công việc tuy vất vả nhưng kiếm ra tiền trong những ngày này.
Những ngày gần đây, khách mua cây cảnh ngày một nhiều hơn nên công việc của những người chở thuê cũng vất vả hơn. Ngoài tiền công trả theo từng chuyến, nhiều người còn được khách "bo" thêm. Có những chuyến gặp khách "xộp", được bồi dưỡng 50.000 - 100.00đ, thậm chí nhiều chủ còn "bo" tới 200.000đ như chở đến các công ty, nhà hàng hay khách sạn...
Tuy có thu nhập cao nhưng công việc của những người chở hoa, cây cảnh thuê ngày Tết khá vất vả. "Đào thế gốc to, nặng lắm, giá trị lên đến tiền chục triệu nên việc đánh gốc và chở phải hết sức cẩn thận. Đi nhanh là hoa, quả rụng hết, không may sơ sẩy thì mệt lắm", bác Tuấn chia sẻ.
Không chỉ chở bằng xe máy, xe lôi mà có cả dịch vụ chở bằng ô tô.
Nhiều người không có xe ba gác, chở bằng xe máy nên chỉ nhận những cây nhỏ hoặc trung bình. Tùy kích cỡ cây mà giá khác nhau. Thường thì tính theo từng gốc, trung bình mỗi gốc đào công chở 70.000đ. Ngoài ra, còn tùy thuộc đi gần hay đi xa, giá khoảng từ 100.000 - 300.000đ, thậm chí là 400.000đ/chuyến.
Không phải lúc nào công việc cũng bận rộn, có những thời điểm ngồi chơi, nhưng những lúc tan tầm, người đi làm về tranh thủ mua cây cảnh thì những người làm nghề chở thuê không hết việc, có ngày, thu nhập tiền triệu. Nhưng nhiều lúc cũng phải chấp nhận làm không công, đôi khi còn phải móc tiền túi để bù cho khách.
Có cả những người phụ nữ tham gia làm nghề chở thuê.
Theo lời anh Vũ: "Việc chở quất phải chắc tay lái, biết cách chằng buộc, "cẩn tắc vô áy náy". Chở quất rất nặng lại cồng kềnh nên phải đi đường cẩn thận. Thường những người mới đi làm thì rất dễ bị đổ. Ngày Tết, giao thông phức tạp nên việc đi đường lại còn phải cẩn thận nhiều hơn".
Nhiều người chạy ẩu nên vượt đèn đỏ, vi phạm luật giao thông bị Cảnh sát giao thông bắt thì xem như chuyến đấy chở không công. "Đi đường không cận thận, quất rụng hết quả thì chỉ còn cách bỏ tiền túi mà bù cho khách hàng", anh Vũ cho biết thêm.
Cây cảnh Tết có giá trị lớn nên việc vận chuyển phải hết sức cẩn thận.
Giang Nguyễn
Theo Dantri
Màn hạ độc khét tiếng của đại ca giang hồ Bắc Kỳ Con Năm 2000, Phạm Văn Hướng tay trắng một thân một mình vào đất Sài Gòn mưu sinh. Với món võ học được từ người thầy Campuchia cộng với công phu "giết người trong chớp mắt", gã nhanh chóng lọt vào mắt giới giang hồ và chiếm được một chân thủ lĩnh. Sau khi tranh giành quyền lực với Anh Bảy và cướp địa...