Đại biểu Quốc hội lại yêu cầu Chính phủ huy động vàng, ngoại tệ trong dân
Đại biểu Quốc hội Trần Quang Chiểu (đoàn Nam Định) đề nghị Chính phủ cần sớm có giải pháp huy động nguồn ngoại tệ vào trong dân phục vụ cho nền kinh tế.
Đại biểu Quốc hội lại yêu cầu Chính phủ huy động vàng, ngoại tệ trong dân
Phát biểu tại hội trường Quốc hội, đại biểu Trần Quang Chiểu đã so sánh hai giai đoạn trong điều hành chính sách tiền tệ của Chính phủ.
Giai đoạn thứ nhất là giai đoạn lạm phát tăng chi, nợ xấu tăng chóng mặt, nợ công tăng đột biến. Yếu kém trong điều hành chính sách tiền tệ của Chính phủ giai đoạn này thể hiện trên 3 mặt.
Một là về tín dụng, tín dụng trong nước giai đoạn này được điều hành theo quan điểm tăng trưởng tín dụng bằng mọi giá, lấy tăng trưởng tín dụng làm mục đích, làm chỉ tiêu phấn đấu, làm thành tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành của cả hệ thống. Đối với tín dụng của nước ngoài thì vay được là cứ vay. Hôm nay vay mai sau trả, giai đoạn này có một khối lượng khổng lồ bơm vào nền kinh tế, song nền kinh tế không áp dụng được.
Hai là thành lập ồ ạt các tổ chức tín dụng. Trong thời gian ngắn, Chính phủ đã cho thành lập thêm hàng chục tổ chức tín dụng khác nhau trong khi quy mô của nền kinh tế đất nước ta chỉ xung quanh 100 tỷ USD.
Ba là điều hành chính sách tiền tệ nặng về hành chính, thậm chí phi thị trường như ấn định lãi suất, nâng vốn điều lệ đột ngột, đánh giá tài sản theo kiểu khách quan, áp đặt cho việc mua ngân hàng 0 đồng…
Giai đoạn thứ hai là trong những năm gần đây, đặc biệt sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 12, điều hành chính sách tiền tệ của Chính phủ có nhiều sự năng động, linh hoạt, tôn trọng quy luật thị trường, tương đối ăn khớp với chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa cùng một số chính sách kinh tế khác.
Giai đoạn này thể hiện trên bốn mặt. Một là xử lý nợ xấu nhanh và chắc. Trong thời gian rất ngắn, nợ xấu từ trên 10% toàn hệ thống nay xuống còn 2,02%; xử lý số tiền trên 227.000 tỷ, đạt trên 43% tổng số nợ xấu cần xử lý.
Hai là về cung ứng tín dụng cho nền kinh tế, Chính phủ đã điều hành cung ứng đủ và hiệu quả. Đến nay, tăng trưởng tín dụng chỉ xung quanh 15%/năm, trong đó năm 2018 chỉ 13,89% song GDP vẫn tăng trưởng trên 7%.
Ba là về điều hành lãi suất, trong bối cảnh ngày càng xuất hiện nhiều yếu tố gây áp lực tăng lãi suất, lạm phát, Chính phủ đã chỉ đạo các ngân hàng thương mại chủ động tiết giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh nên vẫn duy trì được ổn định lãi suất huy động và lãi suất cho vay, từng bước giảm lãi suất cho vay. Thời điểm hiện nay lãi suất vay phổ biến ngắn hạn chỉ còn 6%-9%/năm.
Video đang HOT
Bốn là về điều hành tỷ giá và thị trường vàng, từ năm 2006 đến nay, Chính phủ chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước điều hành tỷ giá trung tâm trên thị trường ngoại tệ đã thích ứng với các cú sốc phát sinh, giảm thiểu tác động bất lợi đến tỷ giá.
“Tỷ giá trên thị trường của chúng ta ổn định, giảm tâm lý đầu tư ngoại tệ, cung cầu ngoại tệ thuận lợi cho nền kinh tế thanh khoản, ngoại tệ tốt, dự trữ ngoại tệ tăng cao, đặc biệt tạo niềm tin của nhân dân với đồng tiền Việt Nam”, đại biểu Trần Quang Chiểu đánh giá.
Đề cập đến điều hành chính sách tiền tệ trong thời gian tới, đại biểu Trần Quang Chiểu cho rằng Chính phủ cần tập trung vào ba vấn đề.
Một là sớm và nhanh chóng giảm lãi suất cho vay vì lãi suất hiện còn ở mức cao trong khi dư địa giảm lãi suất vẫn còn.
Hai là Chính phủ cần sớm có giải pháp huy động nguồn ngoại tệ vào trong dân phục vụ cho nền kinh tế.
“Hằng năm, đất nước chúng ta phải vay nước ngoài nhiều tỷ USD để bù đắp bội chi và trả nợ gấp với lãi suất không thấp trên 6% trong khi lượng vàng và ngoại tệ trong dân còn rất lớn”, đại biểu Chiểu nói.
Ba là, đề nghị Ngân hàng Nhà nước cần xem lại một số nội dung trong dự thảo sửa đổi Thông tư số 39/2014 và Thông tư 43/2016 như: hạn chế các phương thức giải ngân cho các công ty tài chính, mỗi người chỉ được mở một ví điện tử tại một tổ chức cung ứng dịch vụ, không được giao dịch quá 20 triệu đồng/ngày hoặc người người tiêu dùng phải khai báo lại mặc dù đã có thông tin định danh theo tài khoản ngân hàng.
“Theo tôi, những nội dung trên nếu được ban hành sẽ cản trở thực hiện về kinh tế số và đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt”, đại biểu Chiểu bình luận.
Lê Nguyễn
Theo vietnamfinance.vn
Năm 2019, "tiền nhiều để làm gì?" và câu trả lời của chuyên gia kinh tế
Việc tìm kênh đầu tư tài chính tối ưu trong năm 2019 vẫn luôn là một bài toán không đơn giản đối với các nhà đầu tư, khi vàng và ngoại tệ được cảnh báo gặp khó.
Bất động sản là kênh an toàn
Đầu tư bất động sản là một bức tranh nhiều mảng màu trong năm 2018 với những cơn sốt đất không chỉ ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM mà còn cả ở những địa phương xuất hiện trong quy hoạch đặc khu kinh tế.
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cho rằng: "Với phân tích đánh giá cuối năm 2018, tổng thể thị trường bất động sản đang có giao dịch khá tốt kèm theo giá đi lên khoảng 30 - 60% cho các sản phẩm đất nền, nhà phố và tăng từ 10 - 20% cho phân khúc căn hộ. Với nguồn cung đất nền ngày càng khan hiếm như hiện nay thì dự báo đầu tư vào bất động sản năm nay sẽ là kênh đầu tư an toàn và mang lại khả năng sinh lời cao. Trong đó, bất động sản cho thuê ở những vị trí tốt và với giá hợp lý sẽ tiếp tục phát triển trong tương lai".
Tuy nhiên ông Phong cũng lưu ý năm 2019, Ngân hàng Nhà nước xác định mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm nay là 14% nên việc dòng vốn tín dụng dần được siết chặt lại sẽ có tác động tới tín dụng BĐS.
Theo giới chuyên gia, BĐS là kênh hấp dẫn trong 2019.
Cùng với đó, tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn đã giảm từ 45% năm 2018 xuống mức 40% sẽ khiến vay tín dụng cho lĩnh vực này thu hẹp lại. Chính vì vậy, đầu tư BĐS cần phải có những tính toán cụ thể, đâu là phân khúc đang tăng trưởng và phân khúc nào có khả năng xảy ra dư cung.
Vàng, ngoại tệ không còn là sự lựa chọn tối ưu
Với kênh đầu tư truyền thống là vàng, nhìn lại năm 2018, dù được cho là khá yên ắng, không có biến động đáng kể nào nhưng nếu so với đầu năm 2018, giá vàng SJC vẫn giảm khoảng 250.000 đồng/lượng, tương ứng giảm 0,7%; giá vàng thế giới cũng mất đi 2,9%. Mặc dù vàng vẫn luôn được xem là một trong những kênh đầu tư an toàn nhưng để kiếm lời ở kênh này rất khó trong 2019.
Chuyên gia kinh tế Phạm Tất Thắng nhận định, ngoại tệ đang gặp phải những vấn đề khó lường trước tình hình biến động của kinh tế thế giới. Tỷ giá, thị trường ngoại hối bị phụ thuộc vào nhiều mối quan hệ trên thế giới và những cuộc chiến tranh thương mại giữa các quốc gia lớn.
Đầu tư vàng và ngoại tệ gặp khó.
Ví dụ, chiến tranh thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ sẽ tiến triển như thế nào thì không ai có thể nói trước được nên giá ngoại tệ sẽ khó đoán, không ổn định đòi hỏi nhà đầu tư phải đánh giá để lướt sóng. Thế nhưng, điều này không hề dễ dàng.
Đồng tình với nhận định trên, ông Nguyễn Minh Phong cho rằng năm 2019 không nên đầu tư vào kênh tài chính là vàng vì vàng rất khó đoán định, đặc biệt là trong bối cảnh thị trường tài chính tiền tệ đang có nhiều động thái khó đoán. Tương tự như vàng, ngoại tệ cũng không phải lựa chọn đầu tư được các chuyên gia kinh tế khuyến nghị đối với người dân có tiền dư thừa.
Chứng khoán liệu còn hấp dẫn?
Năm 2018, thị trường chứng khoán với những diễn biến phức tạp. Chỉ số VN-Index dừng ở mức 892.54 điểm, giảm 9% so với năm 2017. Quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt gần 3,9 triệu tỷ đồng, tăng 10,6% so với năm 2017, tương đương với 70% GDP năm 2018, vượt chỉ tiêu đề ra tại Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020.
Giá trị giao dịch cổ phiếu bình quân đạt 6.500 tỷ đồng/phiên, tăng 29% so với năm 2017. Đặc biệt, vốn đầu tư gián tiếp của nước ngoài vẫn vào ròng đạt 2,8 tỷ USD, cơ bản bằng mức kỷ lục 2,9 tỷ USD của năm 2017. Giá trị danh mục của nhà đầu tư nước ngoài ước đạt trên 32,8 tỷ USD.
Thị trường chứng khoán 2019, được dự báo gặp khó với nhiều biến động.
Ông Phong dự báo thị trường chứng khoán Việt Nam 2019 chịu tác động mạnh mẽ của cả yếu tố bên ngoài lẫn bên trong. Sự bất ổn sẽ đến nhiều hơn từ các yếu tố bên ngoài như cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, dấu hiệu suy thoái đến từ các nền kinh tế lớn và sự điều chỉnh lãi suất tại các quốc gia. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia nhận định, dù khó khăn, thách thức trong năm 2019 vẫn còn nhưng nhiều cơ hội vẫn đang mở ra.
"Mặc dù thị trường chứng khoán với nhiều yếu tố khó đoán định gây ra bởi căng thẳng địa chính trị và thương mại nhưng những mặt hàng có chất lượng cao vẫn sẽ là cơ hội cho các nhà đầu tư. Đặc biệt là chứng khoán của những công ty Nhà nước làm ăn tốt", chuyên gia Nguyễn Minh Phong nhấn mạnh.
S ai lầm nếu đầu tư theo phong trào
"Trong chuyện đầu tư, tốt nhất là mỗi người nên căn cứ vào tình hình tài chính của mình. Bên cạnh đó, mỗi người cần phải xem xét là mình có kinh nghiệm, chuyên môn, hiểu biết ở lĩnh vực muốn đầu tư như thế nào cũng như khả năng nắm bắt thị trường nhanh nhạy, chứ đừng đuổi theo phong trào. Luôn luôn là sai lầm nếu đuổi theo phong trào", chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cảnh báo.
Đồng ý với quan điểm trên, chuyên gia kinh tế Phạm Tất Thắng nhấn mạnh, với diễn biến thị trường biến động, không thể lường trước được và tình hình bất ổn còn đang hiện hữu thì một lời khuyên duy nhất dành cho các nhà đầu tư: Hãy đầu tư bằng cách phân tán sự rủi ro, không nên quá đầu tư lớn vào một kênh tài chính nào cả.
Ngọc Quỳnh
Theo nguoiduatin.vn
Vàng và đô la tăng giá vào thời điểm đón Giáng sinh Phiên đầu tuần ngày 24/12, vàng trong nước có những diễn biến tích cực. Ngân hàng Nhà nước cũng tăng giá bán USD. Thời điểm trước thềm Giáng sinh, người dân lựa chọn mua vàng làm quà. Ảnh minh họa: Nguồn Internet. Giá vàng trên thế giới có sự biến động khi được dự báo tiếp tục đi lên trước đồng USD suy...