Đại biểu Quân đội TQ tuyên bố thận trọng hơn các học giả diều hâu
“Quân độiTrung Quốcvươn ra bên ngoài là để bảo vệ lợi ich quốc gia như nguồn năng lượng, bảo vệan ninhhàng hải, bảo vệ tài sản, công dân ở nước ngoài…”.
Hải quân Trung Quốc đang “vươn ra thế giới”
Tờ “China in Brief” tháng 3 của Quỹ Jamestown Mỹ vừa đăng bài viết “Đại biểu Quân đội Trung Quốc giải thích ý đồ quân sự” của tác giả Peter Mattis. Bài viết cho rằng, mỗi năm đến kỳ họp Quốc hội của Trung Quốc, dư luận lại xôn xao về vấn đề hiện đại hóa của quân đội nước này.
Nhưng, năm nay, nhiều đại biểu Quốc hội của Quân đội Trung Quốc lại nói rõ về vấn đề hiện đại quân sự của họ, đây là một vấn đề được phương Tây rất quan tâm. Những tiếng nói này tuy không nhiều, nhưng đáng chú ý. Điều quan trọng nhất là, với những lời phát biểu của lãnh đạo Trung Quốc, Trung Quốc không có ý định thay đổi chính sách hiện đại hóa quân sự đã định.
Từ phát biểu của các đại biểu Quân đội Trung Quốc có thể thấy có 3 thông tin lớn về Quân đội Trung Quốc. Trước hết, họ đề cập đến mối quan tâm của thế giới đối với tăng trưởng chi tiêu quân sự của Trung Quốc, cho biết ngân sách quốc phòng thống nhất với nhu cầu của Bắc Kinh, đồng thời còn cung cấp một số thông tin về “địa chỉ” tiêu những đồng tiền này.
Thứ hai, họ kêu gọi sẵn sàng chiến đấu với khuôn khổ chính là cải thiện tố chất quân nhân. Cuối cùng, có đại biểu cho rằng, Quân đội Trung Quốc sẽ đối mặt với một loạt thách thức mới khi tiến hành điều chỉnh, vươn ra toàn cầu. Những thông tin này hoàn toàn không mới, nhưng khác với nội dung chính thức, vì vậy thu hút sự chú ý.
Video đang HOT
Hải quân Trung Quốc tập trung “vương ra thế giới”
Đại biểu Quân đội Trung Quốc tiếp tục nói đến sự phát triển của Trung Quốc và vị thế quốc tế của họ, họ phản ứng với việc dư luận nước ngoài phê phán họ tăng chi tiêu quân sự và thiếu minh bạch. Họ cho biết, chi tiêu quân sự của Trung Quốc tuy tăng lên, nhưng tỷ lệ chi tiêu quốc phòng trong GDP thấp hơn mức trung bình của thế giới.
Báo chí TQ tuyên truyền rằng trước đây, chi tiêu quân sự của Trung Quốc cơ bản dùng để “duy trì”. Trong tình hình quốc tế mới, Trung Quốc tăng chi tiêu quân sự trong mấy năm qua cũng là điều “bình thường”.
Bắc Kinh đã công bố một số thông tin có liên quan đến phạm vi sử dụng của ngân sách quốc phòng mới. Theo bài báo, ngân sách tăng mới sẽ sử dụng cho 4 phương diện: Một là mua sắm và đầu tư cho trang bị công nghệ cao.
Hai là cải thiện các cơ sở hậu cần và điều kiện đời sống quân nhân. Ba là làm giảm tác động của vật giá tăng đối với lương. Cuối cùng là xây dựng khả năng thực hiện nhiệm vụ đa dạng hóa. Nhưng, những phát biểu này chưa thể làm rõ cách thức tiến hành phân phối vốn cho các quân chủng khác nhau, cho huấn luyện và trang bị.
Thông tin thứ hai được các đại diện Quân đội Trung Quốc truyền đi là, quan điểm “sẵn sàng chiến đấu” được phương Tây quan tâm không có liên quan gì đến những căng thẳng gần đây, mà là những nỗ lực liên tục trong phát triển nguồn nhân lực quân sự của Trung Quốc.
Biên đội tàu ngầm Hải quân Trung Quốc
Một đại biểu nói: “Quân đội chỉ có 2 trạng thái là chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu, không có trạng thái thứ ba”. Còn một đại biểu khác cho rằng, muốn bỏ cụm từ “thời kỳ hòa bình” trong cuốn tự điển quân sự. Cần làm công tác chuẩn bị tốt hơn, huấn luyện chiến đấu thực tế theo nhu cầu.
Thông tin thứ ba là Quân đội Trung Quốc phải tiến hành điều chỉnh để ứng phó với các loại thách thức do lợi ích của Trung Quốc ở nước ngoài tăng lên. Một chính ủy Hải quân Trung Quốc nói: “Trung Quốc hiện nay đang mở cửa toàn diện với thế giới, những vấn đề có liên quan đến nguồn năng lượng, tài sản ở nước ngoài, tuyến đường hàng hải chiến lược và an toàn công dân ở nước ngoài cho thấy rõ lực lượng vũ trang của Trung Quốc phải thích ứng với những yêu cầu mới”.
Tăng cường tiếp xúc với quân đội các nước, có liên quan đến việc xây dựng tố chất theo tiêu chuẩn quốc tế. Bởi vì Quân đội Trung Quốc ý thức được rằng, giao lưu và diễn tập với bên ngoài có thể cải thiện tố chất của sĩ quan Trung Quốc. Một đại biểu nói rằng, Quân đội Trung Quốc muốn vươn ra bên ngoài là để “bảo vệ lợi ích quốc gia”, đồng thời cũng phù hợp với sự phát triển của quân đội họ hiện nay.
Những phát ngôn của các học giả Quân đội Trung Quốc tỏ ra hết sức hiếu chiến, gây sự chú ý cho dư luận, trong khi đó, những phát ngôn của các đại biểu Quốc hội của Quân đội Trung Quốc thì thận trọng hơn, giữa hai nhóm người này có sự tương phản rõ rệt. Một sĩ quan lực lượng tên lửa Trung Quốc nói: Chỉ có luôn duy trì trạng thái sẵn sàng chiến đấu thì mới có thể chiến thắng, mới có thể tránh chiến tranh.
Trung Quốc phát triển tàu tấn công đổ bộ
Theo vietbao
Trung Quốc rủ khai thác dầu Biển Đông, Philippines thận trọng
Bộ Ngoại giao Philippines tỏ ra thận trọng trước đề nghị mới đây của Trung Quốc về việc cùng khai thác dầu khí tại khu vực bãi Cỏ Rong trên Biển Đông.
Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Albert del Rosario hôm qua nói rằng bất cứ việc hợp tác chung nào tại vùng lãnh thổ tranh chấp trên Biển Đông đều phải tuân thủ luật pháp.
"Chúng tôi giữ một thái độ thận trọng trước lời mời hợp tác chung của Trung Quốc. Các cuộc đàm phán thương mại về việc thăm dò dầu khí nên để các bên tư nhân thực hiện, nhưng bất kỳ thỏa thuận thăm dò nào trên biển Tây Philippines (Biển Đông) đều phải tuân thủ luật pháp Philippines", Inquirer dẫn lời Ngoại trưởng Del Rosario cho hay.
Trước đó, Đại sứ Trung Quốc tại Philippines Mã Khắc Thanh bày tỏ mong muốn của Bắc Kinh về việc hợp tác chung trong khu vực giàu tài nguyên trên Biển Đông. Bãi Cỏ Rong, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, được cho là có trữ lượng gas lên đến 96 tỷ mét khối và trữ lượng dầu tương đương với 440 triệu thùng, hơn cả mỏ dầu hiện có của Philippines. Trong lần trả lời phỏng vấn của báo Philippines hồi tháng trước, đại sứ Trung Quốc nói rằng "vẫn có nhiều cách" để hợp tác trong bối cảnh tranh chấp chủ quyền "chưa thể giải quyết trong thời gian ngắn".
Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Trương Chí Quân sau đó cũng phát biểu từ Bắc Kinh coi "khai thác chung có thể là một biện pháp thực tế" để giải quyết vấn đề tranh chấp trên biển.
Ngoại trưởng Philippines không đưa ra bình luận nào thêm khi được hỏi đề nghị này của Trung Quốc có ảnh hưởng như thế nào đến sự tranh chấp chủ quyền tại các quần đảo trên Biển Đông. Các nước Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei và Trung Quốc có tuyên bố chủ quyền chồng lấn trong khu vực Biển Đông, nơi được cho là có nguồn tài nguyên dầu mỏ, khoáng sản và hải sản phong phú.
Tổng công ty Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNOOC) được cho là đã bắt đầu hoạt động dàn khoan nước sâu ở Biển Đông. Tập đoàn lọc dầu CPC Corp của Đài Loan cũng công bố kế hoạch thăm dò dầu khí tại vùng nước xung quanh đảo Ba Bình, hòn đảo lớn nhất của quần đảo Trường Sa mà Việt Nam đã tuyên bố chủ quyền. Trong khi đó, Philippines có hợp đồng thăm dò với CNOOC tại một số khu vực phía tây nước này.
Philippines và các nước Đông Nam Á đã đưa tranh chấp trên Biển Đông ra các diễn đàn quốc tế và Liên Hợp Quốc, nhưng Trung Quốc phản đối đa phương hóa vấn đề, mà chỉ muốn đàm phán song phương với từng bên có tuyên bố chủ quyền trong khu vực.
Theo VNE
Trung Quốc xiết chặt an ninh trước đại hội đảng Trung Quốc đang thắt chặt an ninh trước khi đại hội đảng diễn ra đầu tháng tới tại Bắc Kinh, nơi 2.000 đại biểu sẽ bầu ra thế hệ lãnh đạo tiếp theo của nước này. Một người lính Trung Quốc đứng gác tại quảng trường Thiên An Môn. Ảnh: AP Kể từ tháng 8, Bắc Kinh đã triệt phá nạn cờ bạc,...