Đại biểu lo ngại “bỏ lọt” tội phạm là người già, phụ nữ mang thai
Hầu hết các đại biểu Quốc hội đều bác bỏ quy định không xử phạt tử hình đối với người trên 70 tuổi trong Dự thảo Bộ luật hình sự sửa đổi. Những dẫn chứng chỉ ra rằng tội phạm ở độ tuổi này đang gia tăng, phạm tội hiếp dâm, giết người, cầm đầu băng nhóm…
Trong phiên thảo luận tại hội trường Quốc hội ngày 16/6, đại biểu Trần Thị Dung (đoàn Điện Biên)khẳng định,vài năm gần đây, trong một số vụ án hình sự có không ít đối tượng phạm tội đặc biệt nghiêm trọng là người từ 70 tuổi trở lên.
Đại biểu Dung dẫn ra các trường hợp cụ thể, như trường hợp 70 tuổi ở tỉnh Bến Tre phạm 2 tội hiếp dâm trẻ em và giao cấu với trẻ em mà nạn nhân là 2 bé gái sinh năm 2000; tội phạm 82 tuổi trú tại thành phố Tây Ninh phạm tội hiếp dâm trẻ em mà nạn nhân là bé gái hơn 7 tuổi; tội phạm 85 tuổi ở Nam Định giết vợ bằng 43 nhát dao hoặc bị cáo nữ đã hơn 70 tuổi ở TPHCM phạm tội mua 10 bánh heroin và khi khám nhà thu giữ thêm 2 bánh heroin với 92.000 USD…
“Tôi cho rằng người 70 tuổi trở lên vẫn đủ sức khỏe, đủ năng lực để thực hiện hành vi phạm tội, tại sao lại được miễn trừ án tử hình và như vậy có đảm bảo nguyên tắc Hiến định mọi người đều bình đẳng trước pháp luật hay không? Bên cạnh đó, nếu quy định như dự thảo luật thì người từ đủ 70 tuổi trở lên phạm bất kỳ tội phạm nào cũng được miễn hình phạt tử hình và như tội xâm phạm an ninh quốc gia, tội khủng bố, tội chống loài người, tội phạm chiến trạnh được miễn áp dụng hình phạt tử hình lại càng phải hết sức cân nhắc và cân nhắc kỹ lưỡng vấn đề này trong xây dựng Bộ luật hình sự” – đại biểu Dung nêu quan điểm.
Đại biểu Trần Thị Dung nêu hàng loạt dẫn chứng những tội phạm nghiêm trọng trên 70 tuổi (ảnh: Quang Phong)
Đại biểu Trương Thái Hiền (đoàn Kiên Giang) đề nghị Quốc hội cần xem xét và quan tâm đến người phạm tội có độ tuổi 70 mà dự luật không áp dụng hoặc không thi hành án phạt tử hình.
“Dù đây là thể hiện chính sách hình sự nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta đối với người đã đến độ tuổi thượng thọ, đối tượng được hưởng chính sách bảo trợ xã hội. Song, trong thực tế cho thấy độ tuổi 70 sức sống hiện nay còn rất khỏe và có đủ điều kiện để hưởng thụ, là tấm gương để con cháu noi theo, vậy mà họ phạm tội, xã hội cần lên án kịch liệt. Họ phạm tội gây án thường đặc biệt nghiêm trọng, gây bức xúc trong đời sống xã hội, do vậy tôi đề nghị phải áp dụng và thi hành án tử hình đối với đối tượng có độ tuổi 70 vi phạm pháp luật hình sự đặc biệt nghiêm trọng” – đại biểu Hiền nhấn mạnh.
Đồng tình cao với các ý kiến thảo luận trước, đại biểu Triệu Là Pham (đoàn Hà Giang) cũng cho rằng việc không áp dụng hình phạt tử hình, không thi hành án tử hình đối với người từ trên 70 tuổi trở lên là chưa hợp lý.
Theo đại biểu Pham, thực tế ở một số nước có nền kinh tế phát triển, đời sống vật chất được cải thiện, tuổi thọ bình quân ngày được nâng lên, những người từ 70 tuổi trở lên vẫn khỏe mạnh, đầu óc minh mẫn, là những người có vốn hiểu biết và giàu kinh nghiệm. Thực tế, ở Việt Nam những người ở độ tuổi này không hiếm, có khả năng là người tổ chức, cầm đầu tội phạm, còn có thể phạm tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng. Nếu ta chuyển từ án tử hình thành tù chung thân, như vậy, đối tượng này vẫn còn đặc biệt nguy hiểm cho xã hội, hậu quả sẽ không lường trước được, tính nghiêm minh của pháp luật không được thực thi.
Đại biểu Pham đề nghị luật nên bỏ quy định này để xem xét lại quy định cho phù hợp tình hình thực tế hiện nay. Tuy nhiên, đại biểu này cũng đưa ra thêm một đề nghị về việc không áp dụng hình phạt tử hình, không thi hành án tử hình đối với người thật sự già yếu, mắc bệnh hiểm nghèo hoặc lâm vào hoàn cảnh đặc biệt khó khăn dẫn đến không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội, khi có kết quả giám định y khoa hoặc xác nhận bằng văn bản của cơ quan y tế có thẩm quyền.
Nhiều nữ tội phạm cố tình mang thai để… “né” phạt
Đại biểu Ma Thị Thúy (đoàn Tuyên Quang) cho rằng, quy định không thi hành án tử hình đối với người bị kết án là phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, là đảm bảo tính nhân đạo của pháp luật Việt Nam, thể hiện sự nhân đạo của Đảng và Nhà nước trong việc xử lý hình sự đối với phụ nữ và việc đảm bảo tốt nhất quyền lợi của trẻ em. Tuy nhiên, trên thực tế có nhiều trường hợp lợi dụng kẽ hở để trốn tránh hình phạt tù.
Đại biểu Ma Thị Thúy – đoàn Tuyên Quang (ảnh: Ngọc Châu)
“Không thi hành án tử hình đối với người bị kết án là phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi là chính sách khoan hồng của pháp luật, nhưng trên thực tế có nhiều trường hợp cố tình mang thai trong quá trình thi hành án, thậm chí mang thai nhiều lần. Việc này đã gây bất bình trong dư luận, có người cho rằng cơ quan pháp luật làm ngơ, không nghiêm túc nên mới dẫn đến tình trạng này” – đại biểu Thúy cho hay.
Video đang HOT
Nữ đại biểu đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc kỹ, chặt chẽ hơn, đặc biêt cần bổ sung quy định để giải quyết tốt nhất quyền lợi của trẻ em vô tội khi mà những bà mẹ chỉ xem đứa trẻ như bình phong mà đánh mất đi thiên chức làm mẹ.
Việc thu hẹp phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của tuổi chưa thành niên theo đại biểu Thúy sẽ bỏ lọt nhiều tội phạm, bởi hiện nay người chưa thành niên phạm tội có diễn biến phức tạp, gia tăng cả về số lượng và tính chất nghiêm trọng. Thực tế, hiện nay trẻ phạm đang gia tăng và ngày càng trẻ hóa, trở thành vấn đề thực sự lo ngại với con số trung bình 10.000 vụ phạm tội hình sự do hơn 15.000 trẻ em gây ra trên toàn quốc/năm.
Đại biểu Thúy dẫn ra số liệu năm 2014, riêng trẻ em dưới 14 tuổi gây ra 7.000 vụ, chiếm 70% tội phạm chưa thành niên (dưới 18 tuổi), trong đó phạm tôi nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng chiếm 72,6%. Con số này là lời cảnh báo về trẻ em phạm tội. Vì vậy sửa đổi Luật lần này đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc kỹ về độ tuổi phạm tội của người chưa thành niên hiện nay, cũng như sự phát triển tâm sinh lý và khả năng phạm tội của lứa tuổi này để quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự và quy định cho phù hợp.
Đại biểu Nguyễn Thị Khá (đoàn Trà Vinh) đề cập đến trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên, trong đó nhấn mạnh tình hình tội phạm hiện nay đang gia tăng cả về số lượng, tính chất và mức độ nghiêm trọng. Đặc biệt, trong điều kiện hoa học kỹ thuật phát triển như hiện nay, xu hướng phạm tội của người chưa thành niên gia tăng. Nếu thu hẹp phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của tuổi chưa thành niên như quy định của dự thảo luận thì sẽ có nguy cơ bỏ lọt tội phạm cũng như đi trái với yêu cầu đấu tranh và phòng chống tội phạm.
Đại biểu Khá đề nghị không tăng và không giảm tuổi chịu trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên. Căn cứ vào trường hợp cụ thể, cơ quan điều tra, viện kiểm sát và tòa án có thể áp dụng các biện pháp thay thế xử lý hình sự chứ không phải miễn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với mọi trường hợp, làm như vậy pháp luật thiếu nghiêm minh, chưa đúng đắn và dễ bị lợi dụng.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Nắng nóng gay gắt ở miền Trung: Trẻ em, người già kéo nhau vào bệnh viện
Chưa bao giờ thời gian nắng nóng gay gắt lại kéo dài ở miền Trung như những ngày qua. Thời tiết nắng nóng khiến trẻ em, người già kéo nhau vào bệnh viện.
Lượng bệnh nhân nhi đến khám tại bệnh viện Phụ sản-Nhi Đà Nẵng trong những ngày qua liên tục đông đúc
Theo bác sĩ Lê Thanh Cẩm, Phó trưởng khoa Khám đa khoa- cấp cứu Bệnh viện Phụ sản-Nhi Đà Nẵng, trong buổi sáng ngày 1.6, chỉ riêng khoa khám có đến hơn 500 bệnh nhân đến, và với đà này con số khám đến cuối ngày là khoảng 1.000 bệnh, tăng 40% so với ngày thường.
Mệt mỏi chờ đợi đến lượt khám
Khoa phải tăng cường từ 6 lên thành 9 phòng khám để đáp ứng số lượng bệnh nhân đổ về bệnh viện, đồng thời dịch thời gian khám từ 7 giờ sáng như mọi ngày lên 6 giờ 45 để đáp ứng nhu cầu khám bệnh của người bệnh.
"Đa phần trẻ mắc các bệnh về hô hấp như viêm phổi, viêm thanh quản, viêm tiểu phế quản... Chưa năm nào thời tiết nắng nóng lại kéo dài như năm nay, đã liên tục 2 tuần mà chưa có dấu hiệu suy giảm, nên lượng bệnh nhân tiên lượng sẽ còn gia tăng." bác sĩ Cẩm cho biết thêm.
Một mẹ có đến 2 con ốm ngồi chờ khám
Nắng nóng cộng với lưu lượng bệnh nhân quá đông, khiến Bệnh viện Phụ sản-Nhi Đà Nẵng trở nên đông đúc, quá tải.
Trong khi đó, do thời tiết nắng nóng khắc nghiệt cũng khiến cho lượng bệnh nhân cao tuổi đến khám, điều trị tại bệnh viện Đà Nẵng cũng gia tăng. Theo thống kê của Bệnh viện Đà Nẵng, từ đầu tháng 5 đến nay, có hơn 4.300 bệnh nhân cao tuổi (trên 65 tuổi) đến khám điều trị tại bệnh viện, trong đó, có không ít bệnh nhân nhập viện do thời tiết nắng nóng, khiến tăng huyết áp, các bệnh đường hô hấp...
Y tá, bác sĩ làm việc hết tốc lực bởi lượng bệnh nhân quá đông
Những hình ảnh PV Thanh Niên Online ghi lại trong sáng nay tại các bệnh viện:
Nắng nóng gay gắt nên cha, mẹ liên tục quạt trong khi chờ
Cố dỗ con ăn mọi lúc mọi nơi
Trẻ khóc vì mệt mỏi
Ngủ vùi trên tay ba mẹ, ông bà
Giường 2 bệnh nhưng không bé nào nằm nghỉ vì quá nóng
Kiếm được chút hành lang mát mẻ là ngủ vùi
Trong phòng bệnh nóng bức nên phải mang ra ngoài ghế đá cho con bú sữa
Tại khoa Cấp cứu bệnh viện Đà Nẵng đông đúc người bệnh cao tuổi
Bệnh nhân đang chuyển phòng trên giường bệnh cũng lăm lăm cây quạt bởi quá nóng bức
Nhiều bệnh nhân cũng ra ngoài kiếm chút gió mát
Diệu Hiềnthực hiện
Theo Thanhnien
Một phụ nữ mang thai 4 tự nhiên hiếm gặp Chiều 19/5, trao đổi với PV Dân trí, ông Nguyễn Đức Cường, Giám đốc Sở Y tế Quảng Bình xác nhận, trên địa bàn tỉnh có phụ nữ mang thai 4 đang được 11 tuần tuổi. Trước đó, chị Hoàng Thị Xuân (SN 1989, trú tại thôn Thanh Hưng 1, xã Hưng Trạch, huyện Bố Trạch) đến siêu âm tại 1 phòng khám...