Đài Bắc lên tiếng về tin tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc gặp nạn ở eo biển Đài Loan
Đài Bắc đã lên tiếng về tin đồn một tàu ngầm tấn công hạt nhân Type 093 (lớp Thương) của quân đội Trung Quốc (PLA) gặp nạn khiến toàn bộ thủy thủ đoàn thiệt mạng.
Một tàu ngầm tấn công hạt nhân Type 093 của Trung Quốc
SINODEFENCE.COM
Báo The Taipei Times vừa dẫn lời ông Sun Li-fang, người phát ngôn lực lượng phòng vệ Đài Loan, cho biết các phương tiện và thiết bị tình báo, do thám của lực lượng không phát hiện bất kỳ manh mối nào cho thấy đã xảy ra một vụ tai nạn liên quan tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc ở eo biển Đài Loan ngày 22.8.
Người phát ngôn khẳng định lực lượng phòng vệ Đài Loan luôn theo dõi sát mọi hoạt động trên không và trên biển xung quanh eo biển Đài Loan.
Đài Loan nói gì về tin đồn tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc gặp nạn?
Tàu ngầm lớp Type 093 có lượng giãn nước vào thời điểm lặn là 6.096 tấn và tốc độ tối đa là 56 km/giờ. Thủy thủ đoàn trên tàu lên đến 100 người và tầm hoạt động của con tàu không bị giới hạn vì sử dụng động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân.
Phía Trung Quốc không bình luận về thông tin liên quan đến sự cố của tàu ngầm.
Trước đó, ngày 19.8, Chiến khu Đông bộ của quân đội Trung Quốc đã tiến hành các cuộc tuần tra, tập trận phối hợp không quân và hải quân xung quanh đảo Đài Loan.
Các cuộc tuần tra và tập trận nói trên của Trung Quốc nhằm huấn luyện sự phối hợp của các tàu và máy bay quân sự cũng như khả năng giành quyền kiểm soát trên không và trên biển, theo Tân Hoa xã dẫn lời phát ngôn viên Chiến khu Đông bộ Thi Nghị.
Đến ngày 20.8, Chiến khu Đông bộ công bố video clip quay cảnh các toán lính đổ bộ một bãi biển, trong khi xe tăng Trung Quốc yểm trợ. Cùng ngày, lực lượng phòng vệ Đài Loan thông báo đã phát hiện 42 máy bay quân sự và 8 tàu của Trung Quốc tham gia diễn tập quân sự xung quanh hòn đảo.
Trong số này, 26 máy bay chiến đấu của Trung Quốc đã vượt qua đường trung tuyến trên eo biển Đài Loan.
Mỹ cân nhắc cấm vận Trung Quốc vì Đài Loan
Mỹ đang cân nhắc các phương án để áp đặt gói cấm vận Trung Quốc nhằm ngăn chặn Bắc Kinh có thể tấn công Đài Loan trong tương lai, và Đài Bắc cũng vận động Liên minh châu Âu (EU) hành động tương tự.
Hình ảnh ông Tập Cận Bình tại Bảo tàng đảng Cộng sản Trung Quốc ở Bắc Kinh. Ảnh REUTERS
Reuters hôm nay 14.9 dẫn các nguồn thạo tin cho hay nỗ lực vận động EU do các phái đoàn Washington và Đài Bắc thực hiện song song vẫn trong giai đoạn đầu, nhằm đối phó viễn cảnh Trung Quốc có thể sử dụng vũ lực đối với Đài Loan trong bối cảnh căng thẳng leo thang ở eo biển Đài Loan.
Trong cả hai trường hợp, các bên muốn tìm kiếm những biện pháp cấm vận chưa từng được áp dụng, từ đó giới hạn một số hoạt động thương mại và đầu tư với Trung Quốc trong các ngành công nghệ nhạy cảm như chíp máy tính và thiết bị viễn thông.
Các nguồn tin không cung cấp bất kỳ chi tiết nào về nội dung phương án đang được cân nhắc, nhưng giới quan sát cho rằng việc áp đặt lệnh cấm vận đối với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và một trong những nguồn liên kết chuỗi cung ứng lớn nhất thế giới đã đặt ra câu hỏi về tính khả thi.
Ông Nazak Nikakhtar, cựu quan chức cấp cao của Bộ Thương mại Mỹ, cảnh báo cấm vận Trung Quốc là vấn đề vô cùng phức tạp, hơn hẳn việc cấm vận Nga vì Mỹ và đồng minh có mối quan hệ chằng chịt với nền kinh tế Trung Quốc.
Trong khi đó, Đài Bắc đang gia tăng sức ép để EU có hành động tương tự, sau khi EU đã đứng bên ngoài căng thẳng Mỹ-Trung Quốc liên quan chuyến thăm Đài Loan của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi.
Các quan chức châu Âu cảm thấy chẳng thu được nhiều lợi ích từ việc đi sâu vào những gì họ cho là tranh chấp song phương Mỹ-Trung. Tuy nhiên, các doanh nghiệp châu Âu hiện đang cảnh giác cao độ về nguy cơ chuỗi cung ứng rơi vào tình trạng hỗn loạn trong tương lai.
Sự biến động của tình hình cũng sẽ gây ra một cuộc tranh giành điên cuồng đối với các sản phẩm vi mạch của Đài Loan khi hòn đảo này đang sản xuất hơn 90% số lượng chất bán dẫn tiên tiến nhất thế giới.
Trung Quốc kêu gọi EU 'làm rõ' quan điểm về quan hệ chiến lược Một nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc đã nói với người phụ trách chính sách đối ngoại của EU rằng liên minh này nên "làm rõ" tầm nhìn về quan hệ giữa hai bên. Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Vương Nghị. Ảnh: AFP Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban...